Giáo án lớp 5 môn Tập đọc: Người công dân số một
.
II Đồ dùng dạy - học
* Tranh minh hoạ trang 5, SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc: Người công dân số một, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác và nuôi trồng thuỷ sản.
+Ngành công ghiệp khai thác khoáng sản phát triển mạnh vì các nước châu á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ.
GV nhận xét các câu trả lời của HS , sau đó kết luận: Người dân châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.
Hoạt động 4: Khu vực đông nam á
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu bài tập
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó yêu cầu HS dựa vào phiếu để trình bày một số điểm chính về vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên và các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam á.
- GV nhận xét và bổ sung.
-Chia nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu bài tập.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
-HS trả lời câu hỏi:
+Chỉ trên lược đồ các khu vực châu á và nêu vị trí, giới hạn khu vực Đông Nam á.
+Chỉ trên lược đồ các khu vực châu á nêu những nét chính của địa hình của khu vực Đông Nam á.
+Chỉ trên lược đồ kinh tế một số nước châu á và nêu tên các nước thuộc khu vực Đông Nam á.
+Giải thích vì sao Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới.
+Kể tên một số ngành kinh tế chính của các nước Đông Nam á.
GV kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm. Người dân trông nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
- GV dặn HS về nhà học bài và tìm hiểu về các nước láng giềng của Việt Nam để chuẩn bị bài sau.
Toán:
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Làm quen với biểu đồ hìh quạt
- Bước đầu biết " đọc " và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm Hs.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- GV hỏi: Các em đã được học các loại biểu đồ nào?
- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng làm quen với một loại biểu đồ mới, đó là biểu đồ hình quạt.
2.2. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
a) Ví dụ 1
- GV treo biểu đồ Ví dụ 1 lên bảng và yêu cầu HS quan sát và nói: đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trog thư viện của một trường học.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi giúp HS nhận xét về biểu đồ:
+ Biểu đồ có dạg gì?
+ Số trên mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng số nào?
+ Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại?
+ Đó là những loại sách nào?
+ Tỷ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
- GV giảng: Biểu đồ hình quạt trên cho biết: Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì:
*Có 50% số sách là sách thiếu nhi.
* Có 25% số sách là sách giáo khoa.
* Có 25% số sách là các loại sách khác.
b) Ví dụ 2
- GV treo biểu đồ yêu cầu HS quan sát và đọc ví dụ 2.
- GV hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ HS lớp 5C tham gia các môn thể thao nào?
+ Tỷ số phần trăm học sinh của từng môn là bao nhiêu?
+ Lớp 5C có bao nhiêu học sinh?
+ Biết lớp 5C có 32 HS, trong đó số HS tham gia môn bơi là 21,5%. Hãy tính số học sinh tham gia môn bơi của lớp 5C.
- GV giảng: Quan sát biểu đồ ta biết đợc tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C, biết số học sinh của lớp 5C. Từ đó, ta có thể tìm được số học tham gia trong từng môn.
2.3 Luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát biểu đồng trong bài toán.
- GV hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Có bao nhiêu phần trăm học sinh thích màu xanh?
+ Phần nào trên biểu đồ cho em biết điều đó?
+ Vậy có bao nhiêu học sinh thích màu xanh?
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và qua sát biểu đồ.
- GV hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Kết quả học tập của học sinh trường này được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào?
+ Phần nào trên biểu đồ biểu diễn tỉ số phần trăm học sinh giỏi? Vì sao em biết?
+ Có bao nhiêu phần trăm học sinh của trường là học giỏi?
+ Em hãy đọc tỉ số phần trăm học sinh khá, học sinh trung bình của trường này và chỉ rõ phần biểu diễn tương ứng trên bản đồ.
- GV mời 1 HS lên thuyết minh lại về biểu đồ trong bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nêu: Đã học biểu đồ hình cột.
- HS quan sát biểu đồ.
- Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời, nếu sai thì HS khác trả lời lại cho đúng.
+Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần.
+ Số trên mỗi phần của biểu đồ ghi dưới dạng tỉ số phần trăm.
+ Sách trong thư viện của trường học này được chia làm 3 loại.
+ Đó là Truyện thiếu nhi, sách giáo khoa, các loại sách khác.
+ Tỷ số phần trăm của từng laọi sách là:
*Truyện thiếu nhi chiếm 50%
*Sách giáo khoa 25%
* Các loại sách khác 25%
- Nghe giảng.
- Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời:
+ Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các mô thể thao của lớp 5C.
+ Học sinh lớp 5C tham gia 4 môn thể thao đó là: nhảy dây, cầu lông, bơi, cờ vua.
+ Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
*Có 50% số HS chơi nhảy dây.
*Có 25% số HS chơi cầu lông.
*Có 12,5 số HS tham gia môn bơi.
*Có 12,5 HS tham gia chơi cờ vua.
+ Lớp 5C có 32 học sinh.
+ Số HS tham gia môn bơi là
32 X 12,5 : 100 = 4 ( HS)
- Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời:
+ Biểu đồ nói về tỉ số phần trăm học sinh thích các màu trong cuộc điều tra 120 học sinh.
+ Có 40% học sinh thích mầu xanh.
+ 1 HS lên bảng chỉ phần biểu đồ biểu diễn tỉ số phần trăm học sinh thích màu xanh, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem.
+ Số học sinh thích màu xanh là:
120 X 40 : 100 = 48 ( học sinh )
- 1 HS lên bảng làm bài tập.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
Có 25% số HS thích màu đỏ là:
120 X 25 : 100 = 30 ( học sinh )
Vậy số học sinh thích màu trắng là:
120 X 20 : 100 = 24 ( học sinh )
Có 15% học sinh thích màu tím.
Vậy số học sinh thích màu tím là:
120 X 15 : 100 = 18 ( học sinh )
- 1 HS nhận xét.
- HS đọc và quan sát hình trong SGK
- Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời.
+ Biểu đồ nói về kết quả học tập của học sinh ở một trường tiểu học.
+ Kết quả học tập của học sinh trường này được chia làm ba loại. Đó là hcọ sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình.
+ Phần màu trắng trên biểu đồ biểu diễn tỉ số phần trăm học sinh giỏi của trường. Phần chú giải phía bên ngoài biểu đồ cho biết điều đó.
+ Có 17,5% học sinh của trường là học sinh giỏi.
+1HS lên bảng vừa chỉ trên biểu đồ vừa nêu:
* Số học sinh khá chiếm 60% số học sinh toàn trường ( chỉ phần màu xanh nhạt ).
* Số học sinh trung bình chiếm 22,5% số học sinh toàn trường ( chỉ màu xanh )
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà đọc lại biểu đồ hình quạt trong bài.
Tập làm văn:
Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết cách lập Chương trình hoạt động nói chung và lâp Chương trình hoạt động một buổi sinh hoạt tập thể.
- Rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
Nhận xét qua về bài viết của HS trtong tiết trước.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi: Em đã từng tham gia những sinh hoạt tập thể nào?
- Lắng nghe.
- Nối tiếp trả lời.
- Giới thiệu: Trong cuộc sống, chúng ta thường có những buổi sinh hoạt tập thể. Muốn buổi sinh hoạt tập thể ấy đạt hiệu quả cao, chúng ta phải lập Chương trình hoạt động cụ thể. Nếu sinh hoạt tập thể mà không có một chương trình cụ thể thì công việc sẽ lung tung, luộm thuộm, không theo trình tự. Vậy làm thế nào để lập được một chương trình tốt? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
-Hỏi: Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Hỏi:
+ Buổi họp lớp bàn về việc gì?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức, hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?
+ Mục đích của hoạt động đó là gì?
+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?
+ Hãy kể lại chương trình của buổi liên hoan.
+ Theo em, một chương trình hoạt động gồm mấy phần, là những phần nào?
- Ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Giới thiệu: Buổi liên hoan văn nghệ của lớp bạn Thuỷ Minh đã thành công tốt đẹp là do các bạn ấy đã cùng nhau lập nên một Chương trình hoạt động khoa học, cụ thể, huy động được tất cả mọi người. Các em hãy lập lại chương trình hoạt động đó.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Chia HS thành các nhóm. Nhận bảng nhóm và bút dạ.
- Yêu cầu HS trong nhóm thảo luận để viết lại Chương trình hoạt động
- Nhắc HS: Sau khi bàn bạc, chia hóm thành 3 tốp, mỗi tốp lậm chương trình cho 1 hoạt động cụ thể. Các em có thể thêm các tiết mục văn nghệ mà lớp bạn Thuỷ Minh chưa có.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.
- Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa.
- HS thảo luận
+ Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Liên hoan văn nghệ tại lớp.
+ Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bày tỏ longf biết ơn đối với thầy cô.
+ Chuẩn bị bánh, kẹo, hoa quả, chen, đĩa :. Tâm, Phượng và các bạn nữ.
Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.
Ra bào: Thuỷ Minh+ ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
Các tiết mục văn gnhệ: dẫn chương trình – Thu Hương, kịch câm – Tuấn béo, kéo đàn – Huyền Phương, các tiết mục khác.
+ Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo dieón kũch caõm
+ Gồm 3 phần
I. Mục đích
II. Phân công chuẩn bị
III. Chương trình cụ thể.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Chia nhóm, nhận đồ dùng dạy học
- Hoạt động nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận
- Bổ sung
3. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: Lập Chương trình hoạt động có tác dụng gì? Hãy nêu cấu tạo một chương trình hoạt đông.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Giao an 5 Tuan 1920.doc