I- MỤC TIÊU:
- HS tìm, chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc ngày lễ hội của dân tộc, của quê hương.
- Vẽ được tranh về ngày Tết , lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước.
II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày Tết , lễ hội và mùa xuân.
- Một số tranh của học sinh năm trước.
31 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Mĩ thuật - Bài 19: Vẽ tranh Đề tài ngày tết , lễ hội và mùa xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a HS lớp trước.
2- Học sinh:
- Tranh tĩnh vật của bạn, của hoạ sĩ (nếu có).
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ đã chuẩn bị:
+ Khung hình chung của mẫu vẽ?
+ Khung hình riêng của từng mẫu?
+ Vị trí cuả mẫu?
+ Độ đậm hạt của mẫu?
- GV nhận xét và kết luận chung.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
+ Vẽ phác khung hình chung.
+ Vẽ phác khung hình riêng.
+ Chia tỉ lệ các bộ phận và đánh dấu các điểm chính.
+ Vẽ phác các nét chính.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ đậm nhạt bằng màu.
- Học sinh xem một vài bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo.
Hoạt động 3: Thực hành:
+ Nhìn mẫu thực để vẽ.
+ Màu sắc theo cảm nhận riêng (tự do);
- Giáo viên quan sát và gợi ý học sinh:
+ Cách bố cục (vẽ lọ, vẽ hoa cho vừa với phần giấy).
+ Màu nền (màu nào cho mồi lọ hoa, quả).
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên giới thiệu một số bài đã hoàn thành, đẹp và gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Bố cục (hình vẽ vừa với phần giấy)
+ Hình vẽ lọ, hoa (rõ đặc điểm);
+ Màu sắc (trong sáng, có đậm nhạt).
- Giáo viên tóm tắt và xếp loại bài vẽ: đẹp, đạt yêu cầu...
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đát nặn.
- Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội.
Tuần 29 : Từ ngày 22 đến 26 tháng 3 năm 2010
bài 29: Tập nặn tạo dáng
đề tài ngày hội
I- Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội.
- HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài.
- HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Tranh ảnh vè ngày hội.
- Đất nặn.
2- Học sinh:
- Đồ dùng học nặn.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học nặn.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh đã chuẩn bị đã chuẩn bị:
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Lễ hội nào đang diễn ra trong tranh?
+ Lễ hội đang diễn ra ở đâu?
+ Kể tên các lễ hội khác mà em biết?
- Giáo viên nhận xét và kết luận chung.
Hoạt động 2: Cách nặn:
+ GV yêu cầu HS nhắc lại các cách để nặn và hướng dẫn mẫu lại một hình nặn.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và hướng dẫn các em nặn theo đề tài của nhóm mình tự chọn.
Hoạt động 3: Thực hành:
- GV quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn các em cách tạo dáng cho sinh động và sắp xếp cho hợp lý.
Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bài nặn về:
+ Hình nặn
+ Cách tạo dáng
+ Cách sắp xếp.
- Học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên động viên chung và khen ngợi các nhóm có bài nặn đẹp.
* Dặn dò:
- Sưu tầm một số đầu báo tường.
Tuần 30 : Từ ngày 29 tháng 3 đến 02 tháng 4 năm 2010
bài 30: Vẽ trang trí
trang trí đầu báo tường
I- Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa của báo tường.
- HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp.
- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm một số đầu báo tường.
- Một số bài vẽ của học sinh các năm trước.
2- Học sinh:
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới một số đầu báo đã chuẩn bị:
+ Đầu báo tường gồm có những nội dung gì?
+ Nội dung nào được thể hiện to và rõ ràng nhất?
+ Báo tường thường được làm vào những dịp nào?
- GV nhận xét và kết luận chung.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh :
- Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ cho phù hợp.
- Kẻ chữ và vẽ trang trí.
- Vẽ màu tự chọn.
- HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Giáo viên quan sát và góp ý cho học sinh cách vẽ các mảng chữ, hình minh hoạ. Đối với những học sinh vẽ chậm, cần quan tâm hơn để các em hoàn thành bài.
Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá:
- Giáo viên giới thiệu một số bài của học sinh đã hoàn thành và tổ chức để các em nhận xét:
+ Bố cục?
+ Cách kẻ chữ?
+ Hình trang trí?
+ Màu sắc?
- Học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh vẽ về đề tài Ước mơ của em của các bạn lớp trước.
Tuần 31 : Từ ngày 05 đến 09 tháng 4 năm 2010
bài 31: Vẽ tranh
đề tài ước mơ của em
I- Mục tiêu:
- HS hiểu về nội dung đề tài.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm tranh về đề tài trên.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
2- Học sinh:
- Sưu tầm tranh vẽ về đề tài trên (nếu có).
- Đồ dùng học vẽ..
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên giới thiệu tranh đã chuẩn bị:
+ Tranh vẽ của bạn thể hiện ước mơ gì?
+ Ước mơ của em là gì?
- GV nhận xét và tóm tắt chung.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
Hình dung ước mơ sẽ vẽ.
Vẽ hình ảnh chính.
Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.
Vẽ màu tự chọn.
+ HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Giáo viên quan sát và gợi ý giúp các em hoàn thành bài tập.
Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Cách thẻ hiện đề tài?
+ Bố cục?
+ Cách vẽ hình, vẽ màu?
- Học sinh nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên kết luận, nhận xét tiết học.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau.
Tuần 32 : Từ ngày 12 đến 16 tháng 4 năm 2010
bài 32: Vẽ theo mẫu
vẽ tĩnh vật (vẽ màu)
I- Mục tiêu:
- HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
- HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Mẫu vẽ.
- Bài vẽ của HS lớp trước..
2- Học sinh:
- Mẫu vẽ (nếu có).
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu đã chuẩn bị:
+ Vị trí của mẫu?
+ Khung hình chung của mẫu?
+ Hình dáng của lọ, hoa, quả?
+ Màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu?
- GV nhận xét và tóm tắt chung.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
+ Vẽ khung hình chung
+ Vẽ khung hình riêng
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận và đánh dấu các điểm chính
+ Vẽ phác các nét chính
+ Vẽ chi tiết và vẽ màu
- HS vẽ màu tự chọn theo cảm nhận riêng.
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo.
- GV quan sát lớp và hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
+ GV hướng dẫn HS nhận xét bài vẽ về:
- Bố cục
- Hình vẽ
- Màu sắc
+ HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách, báo.
Tuần 33 : Từ ngày 19 đến 23 tháng 4 năm 2010
bài 33: Vẽ trang trí
trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
I- Mục tiêu:
- HS hiểu vai trò và ý nghĩa của lều trại thiếu nhi.
- HS biết cách trang trí và trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích.
- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh về cổng trại và lều trại
- Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
2- Học sinh:
- Sưu tầm tranh, ảnh về trại hè thiếu nhi (nếu có).
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh đã chuẩn bị:
+ Hội trại thường được tổ chức vào những dịp nào? ở đâu?
+ Trại gồm những phần chính nào?
- GV nhận xét và kết luận chung.
Hoạt động 2: Cách trang trí:
- Trang trí cổng trại:
+ Vẽ hình cổng, hàng rào
+ Vẽ hình trang trí theo ý thích
+ Vẽ màu tự chọn.
- Trang trí lều trại:
+ Vẽ hình lều trại cân đối với tờ giấy
+ Trang trí lều trại theo ý thích.
+ Vẽ màu tự chọn.
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo.
- Giáo viên khuyến khích học sinh mạnh dạn thể hiện những ý tưởng của mình.
- Quan sát và gợi ý học sinh tìm ra những thiếu sót trong bài vẽ để các em tự điều chỉnh.
Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về:
+ Bố cục hình vẽ;
+ Cách vẽ hình và cách trang trí;
+ Màu sắc.
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. Yêu cầu các em chưa hoàn thành bài về nhà vẽ tiếp.
* Dặn dò:
- Vẽ tranh đề tài tự do chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học (Vẽ ở giấy A4, màu trong sáng).
- Tìm chọn bài vẽ đẹp ở vở tập vẽ hoặc những bài vẽ trên giấy để trưng bày.
Tuần 34 : Từ ngày 26 đến 30 tháng 4 năm 2010
Bài 34: Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách tìm, chọn nội dung đề tài.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm hình ảnh về các đề tài khác nhau.
- Bài vẽ của học sinh các lớp trước
2- Học sinh:
- Tranh, ảnh về các đề tài.
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh, gợi ý học sinh nhận xét để các em nhận ra:
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Em thích vẽ về đề tài nào?
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh
chính, phụ sẽ vẽ ở tranh.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
+ Như đã hướng dẫn ở các bài trước.
- Giáo viên cho các em xem một số bài vẽ về các đề tài khác nhau của lớp trước
để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS tự chọn nội dung và vẽ theo cảm nhận riêng.
- GV quan sát lớp và hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên khen ngợi, động viên những học sinh học tập tốt.
- Chọn một số bài vẽ đẹp để làm đồ dùng dạy học.
* Dặn dò:
- Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối
năm.
File đính kèm:
- GIAO AN MY THUAT 5 THEO CKTKN.doc