Học sinh chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Học sinh khá giỏi: Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.
- Học sinh có ý thức chăm sóc cây, ham học hỏi tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Hình trang 108,109 trong SGk phóng to, một số hạt đậu to đã ươm, phiếu HĐ nhóm cho HS,
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học: Cây con mọc lên từ hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2010
Khoa học
Cây con mọc lên từ hạt
I. Mục tiêu:
- Học sinh chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Học sinh khá giỏi: Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.
- Học sinh có ý thức chăm sóc cây, ham học hỏi tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Hình trang 108,109 trong SGk phóng to, một số hạt đậu to đã ươm, phiếu HĐ nhóm cho HS,
HS: SGK, ươm một số hạt lạc (hoặc hạt đậu đen, đậu xanh,..) vào bông ẩm ( hoặc giấy thấm hay đất ẩm) khoảng 3 -4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III. Các hoạt động dạy – học
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1. Ổn định lớp.
5’
2. Kiểm tra bài cũ.
* Sự sinh sản của thực vật có hoa.
Câu 1: Thế nào là sự thụ phấn?
- 1 em HS trả lời
Câu 2: Em hãy kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió?
- 1 em HS khác trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
* GV nhận xét ghi điểm
30’
3. Bài mới.
1’
* GTB, ghi bảng.
- 1 HS nhắc lại
10’
* HĐ 1: Cấu tạo của hạt.
* Mục tiêu: HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc trong thời gian
5 phút
- Đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc ( Hoặc đậu xanh, đậu đen,) đã ươm ra làm đôi. Từng bạn quan sát và chỉ rõ đâu là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện 1 vài nhóm lên bảng trình bày kết quả làm việc của
nhóm mình. Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Giới thiệu hình 1 SGK đã được phóng to trên bảng và mời 1 em lên bảng chỉ trên hình vẽ cấu tạo của hạt.
- 1 em lên chỉ. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chốt HĐ 1. ghi bảng.
- 1 em nhắc lại
9’
* HĐ 2: Quá trình phát triển từ hạt lên cây con:
* Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển từ hạt lên cây con.
- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập 2 ở mục thực hành trang 108/SGK
- Lớp theo dõi.
- Đính phiếu ghi nội dung BT2 lên bảng
- 1 HS đọc nội dung các khung chữ.
Bước 1: Tổ chức cho HS làm việc trên phiếu BT theo nhóm bàn.
- HĐ nhóm bàn trong TG 5 phút.
- Phát phiếu cho từng nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc trong TG 5 phút. Cho 1 nhóm làm phiếu lớn.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình QS các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc kĩ các thông tin trong khung chữ trang 108, 109 để làm BT: Dùng thức nối khung chữ với hình cho phù hợp.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm làm phiếu lớn trình bày KQ. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét KQ làm việc của các nhóm.
10’
* HĐ 3: Quá trình phát triển thành cây của hạt.
* Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Gọi HS đọc yêu cầu của mục QS/ 109 SGK
- 1 em đọc. Lớp theo dõi và xác định yêu cầu.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
-
- Chia nhóm cặp và giao nhiệm vụ cho từng cặp làm việc trong thời gian khoảng 3 phút.
- Hai HS ngồi gần nhau cùng QS hình 7/ 109 SGK chỉ vào từng hình nhỏ nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả và tạo ra hạt mới.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số em lên bảng trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
trước lớp.
+ GV nhận xét chung.Chốt HĐ 3:
Đây là quá trình phát triển của hạt mướp từ khi được gieo hạt cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả, tạo ra hạt mới. Các loài cây khác mọc lên từ hạt cũng có quá trình phát triển tương tự như vậy . Quá trình phát triển như vây đã tạo ra vòng tuần hoàn phát triển của các loài cây. Nhờ có quá trình phát triển này mà các loại cây mọc lên từ hạt được tồn tại.
- Nghe
+ LHGD: Trong lớp của chúng ta có gia đình bạn nào trồng cây bằng hạt không? Đó là những loại cây gì? Gia đình em đã chăm sóc cây như thế nào? à GDTT
- HS tự liên hệ.
+ Qua quá trình gieo trồng và chăm sóc cây, theo em để hạt nảy mầm cần có những điều kiện nào?
- HS khá giỏi trả lời: Để hạt nảy mầm ta phải chọn hạt giống tốt, gieo ở nơi đất tơi xốp, có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp ( không quá lạnh hoặc quá nóng)
4’
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- HS nhắc lại cấu tạo của hạt.
- Kể tên một số loại cây mọc lên từ hạt.
- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
+ Về nhà làm thực hành như yêu cầu ở mục thực hành trang 109 trong SGK
+ Học bài và chuẩn bị bài sau: Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
I. Mục tiêu:
- Học sinh chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Học sinh khá giỏi: Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.
- Học sinh có ý thức chăm sóc cây, ham học hỏi tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Hình trang 108,109 trong SGk phóng to, một số hạt đậu to đã ươm, phiếu HĐ nhóm cho HS,
HS: SGK, ươm một số hạt lạc (hoặc hạt đậu đen, đậu xanh,..) vào bông ẩm ( hoặc giấy thấm hay đất ẩm) khoảng 3 -4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III. Các hoạt động dạy – học
TG
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1’
1. Ổn định lớp
5’
2. Kiểm tra bài cũ.
30’
3. Bài mới.
1’
* GTB, ghi bảng
10’
* HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo của hạt
- HDHS làm việc theo nhóm. Trình bày KQ
9’
* HĐ 2 Tìm hiểu quá trình phát triển từ hạt lên cây.
- HDHS làm việc theo nhóm bàn
10’
* HDD3; Tìm hiểu quá trình phát triển thành cây của hạt.
- HDHS làm việc theo cặp
4’
4. Củng cố, dặn dò.
File đính kèm:
- giao an trinh chieu Khoa hoc bai Cay con moc len tuhat.doc