Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 6 - Bài 3: Có chí thì nên ( tiếp)

. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:

- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.

- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.

 

doc21 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 6 - Bài 3: Có chí thì nên ( tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặn? - Học sinh chỉ và nêu: - Yêu cầu học sinh điền vào bảng: - Điền vào bảng - Đại diện học sinh trình bày - Nhận xét, bổ sung Rừng Vùng phân bố Một số đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới Vùng đồi núi - Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao, tầng thấp. Rừng ngập mặn Vùng đất ven biển có thuỷ triều lên hàng ngày - Chủ yếu là cây đước, cây sú, cây vẹt. Cây mọc vượt lên mặt nước. * Kết luận: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp ( 10’) - Yêu cầu học sinh đọc thầm sách giáo khoa/81 - Đọc thầm sách giáo khoa - Hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người? -... sản vật, điều hoà khí hậu, giữ cho đất không bị xói mòn, hạn chế lũ lụt, chống bão biển, bão cát, bảo vệ đời sống của người dân ven biển... - Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lý? -... tài nguyên có hạn, không được khai thác, sử dụng bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.... ảnh hưởng xấu đến môi trường... - Em biết gì về thực trạng rừng của nước ta hiện nay? -... bị phá nhiều, những vùng rừng mới được trồng.... - Bảo vệ rừng, nhà nước và nhân dân cần làm gì? -... có luật bảo vệ rừng, chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, tuyên truyền, nhân dân tự giác bảo vệ rừng, không chặt phá cây rừng... - Nhận xét, bổ sung * Kết luận: Rừng nước ta bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng... Do đó, trồng rừng và bảo vệ rừng là nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước và mỗi người dân. - Ghi nhớ SGK/ 81 => Học sinh đọc. Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. ............................................................ Khoa học Bài 12: Phòng bệnh sốt rét I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh số rét. - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. - Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. - Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn ( đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 26,27 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5’) - Khi mua thuốc chúng ta phải chú ý điều gì? -...dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ ... - Để cung cấp vi ta min cho cơ thể chúng ta cần phải làm gì? -... Ăn thức ăn chứa nhiều vi ta min, uống vi ta min, tiêm vi ta min. - Để phòng bệnh còi xương cho trẻ chúng ta cần làm gì? -... ăn, uống, tiêm phối hợp các thức ăn có chứa can - xi và mi ta min D - Nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa ( 15 - 17’) 1. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. Học sinh nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. 2. Cách tiến hành: * Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - Chia nhóm. Yêu cầu học sinh quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật các hình trang 26. - Quan sát hình sách giáo khoa - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi * Bước2: Làm việc theo nhóm - Thảo luận, trả lời câu hỏi - Quan sát giúp đỡ các nhóm * Bước 3: Thảo luận cả lớp - Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi - Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? -... cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn: bắt đầu rét run, sốt cao, ra mồi hôi, hạ sốt - Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? -... gây thiếu máu, bệnh nặng có thể dẫn tới tử vong. - Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? -... một loại kí sinh trùng gây ra - Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? -... muỗi a - no - phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi lây qua người lành - Nhận xét, bổ sung 3. Kết luận: Bệnh sốt rét rất nguy hiểm với cuộc sống của chúng ta ... Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận ( 17’) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài để không bị muỗi đốt khi trời tối. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. 2. Cách tiến hành: * Bước 1: Thảo luận nhóm - Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ trang 27 sách giáo khoa - Quan sát tranh - Thảo luận theo câu hỏi - Thảo luận * Bước 2: Học sinh thảo luận - Thảo luận theo câu hỏi - Quan sát, nhận xét * Bước 3: Thảo luận cả lớp: - Đại diện nhóm trả lời - Mọi người trong hình đang làm gì? Làm vậy có tác dụng gì? -...phun thuốc trừ muỗi ... - Muỗi a - nô - phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh? -...tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm... - Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? -...vào buổi tối, ban đêm - Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? -...phun thuốc, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm... - Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? -...Ngủ màn, mặc quần áo dài ... - Nhận xét, bổ sung 3. Kết luận: Mục bạn cần biết/ 27 -> 3 - 5 học sinh đọc Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò ( 2’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 13. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thể dục Bài 12: đội hình đội ngũ trò chơi: "Lăn bóng bằng tay" I. Mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu Dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái tới vị trí bẻ góc không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi: "Lăn bóng bằng tay". Yêu cầu bình tĩnh, khéo léo, lăn bóng theo đường dích dắc qua các bạn hoặc vật chuẩn. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Còi, 4 quả bóng, kẻ sân chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp: Nội dung Đ.Lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu 6 - 10 / - GV phổ biến nội dung, yêu cầu. - Chơi trò chơi: "Làm theo tín hiệu" 1 - 2/ 2 - 3/ - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 - 200 m rồi đi thường hít thở sâu, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông vai... 2 - 3/ 2. Phần cơ bản 18 - 22/ a) Đội hình đội ngũ: 10 - 12/ - Ôn dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 1 - 2/ - Giáo viên nhắc lại cách thực hiện. - GV điều khiển lớp tập 1 - 2 lần. 3 - 4/ 2 - 3/ 2 - 3/ - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển 5 - 6 lần - GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. - Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn: 1 - 2 lần - GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua các tổ. - Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố 1 - 2 lần. b) Trò chơi vận động "Lăn bóng bằng tay" - Nêu tên trò chơi. - Nhắc lại cách chơi 7 - 8/ - Tập hợp đội hình hàng ngang - GV giải thích cách chơi. - Cả lớp thi đua chơi giữa các tổ với nhau. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ chơi nhiệt tình, đúng luật. - Tổng kết trò chơi. 3. Phần kết thúc 4 - 6/ - Đội hình hàng ngang - Đứng vỗ tay, hát theo nhịp. - Thực hiện một số động tác thả lỏng. 1 - 2/ 1 - 2/ X x x x x x x x x x x - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. 1- 2/ x x x x x x x x x x - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 1- 2/ x x x x x x x x x x ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2008 Kĩ thuật Tiết 22: Chuẩn bị nấu ăn I. Mục tiêu: Học sinh cần phải: - Nêu được công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện mội số công việc chuẩn bị nấu ăn. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá .... - Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi. - Dao thái, dao gọt. - Phiếu đánh giá kết quả học tập. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ (3 - 5’) - Khi sử dụng bếp đun cần chú ý những gì? - Khi sử dụng dụng cụ nấu cần chú ý những gì? - Khi sử dụng dụng cụ bày thức ăn và ăn uống cần chú ý những gì? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài (1’) - Để giúp học sinh nắm được công việc chuẩn bị nấu ăn và biết cách thực hiện một số cồng việc chuẩn bị nấu ăn => Đề mới. b) Nội dung: * Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn (3 - 5’). ở gia đình em để chuẩn bị nấu ăn cần phải làm gì? - Một số học sinh phát biểu: Mua thịt, cá, tôm, cua, đậu, rau, củ, quả ... => sau đó làm. - Giáo viên: Tất cả các nguyên liệu được sử dụng nấu ăn như: rau, củ quả, thịt, cá, trứng... được gọi chung là thực phẩm. * Hoạt động 2: Chọn thực phẩm cho bữa ăn (12’). - Nêu yêu cầu của việc chọn thực phẩm cho bữa ăn. - Học sinh nêu lần lượt bốn yêu cầu SGK. - Giáo viên giải thích “Đủ lượng”. - Đọc câu hỏi SGK - Trả lời. + Hoạt động 2.2: Cách thực hiện. - Dự kiến những thực phẩm cần có cho phù hợp cần căn cứ: Tính chất bữa ăn. Nhu cầu dinh dưỡng. Khả năng kinh tế. - Học sinh đọc câu hỏi 1 và 2 trả lời giấy nháp. - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Hoạt động 3: Sơ chế thực phẩm ( 10 - 12’) - Thảo luận nhóm: Nêu những công việc thường làm trước khi nấu ăn: Luộc rau muống. Rang tôm. Kho thịt. Su hào xào. - Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Chốt: Loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm. Cắt, thái, tạo hình, ướp gia vị ... => gọi là sơ chế thực phẩm. - Nêu mục đích của việc sơ chế? - Cách tiến hành sơ chế? - ở gia đình em cần sơ chế cá như thế nào? * Giáo viên tóm tắt nội dung chính của hoạt động 3. - HS làm việc nhóm đôi- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi- Nhóm khác bổ sung. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập (5’) - Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài. Kết hợp câu hỏi trắc nghiệm SGV/36 hoặc VBT. - Giáo viên chấm, chữa bài. c) Củng cố , dặn dò (2’) - Để có bữa ăn ngon đủ lượng, đảm bảo vệ sinh cần chuẩn bị nấu ăn như thế nào? - Học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Dặn dò: Phụ gia đình chuẩn bị nấu ăn. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docCac mon - Tuan 6.doc