Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 24 - Em yêu tổ quốc Việt Nam ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này , HS cần biết:

- Tổ quốc của em là Việt nam; Tổ quốc của em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt nam.

 

doc18 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 24 - Em yêu tổ quốc Việt Nam ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang. - HS tham gia chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thực hiện nhiệt tình, đúng luật. - Đội hình hàng ngang. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Lịch sử Đường trường sơn I. Mục tiêu: - Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi việc sức người, vũ khí, lương thực cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. II. Đồ dùng: - Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn). - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - HS nhắc lại nội dung của bài học trước. 2. Giới thiệu bài: “Đường Trường Sơn” 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (8’): GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Sự chi viện kịp thời, đầy đủ về mọi mặt của miền Bắc đối với miền Nam là yếu tố quyết định thắng lợi. Đường Trường Sơn là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đó. - GV nêu nhiệm vụ học tập: + Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn ( trên bản đồ). + Mục đích ta mở đường Trường Sơn. + Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (8’): - GV cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn. - GV dùng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá qua miền tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ). ố GV nhấn mạnh: đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: đông Trường Sơn, tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường. + Mục đích mở đường Trường Sơn: Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm hoặc cả lớp (8’): - GV cho HS tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. - HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh. - GV yêu cầu HS kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà các em đã sưu tầm được ( qua tìm hiểu sách báo, truyền hình hoặc nghe kể lại). Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm (8’): - HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp (6’) - GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn. - Chốt : Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc bài học SGK. - Về nhà học bài - Giờ sau : Bài 23. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 6 tháng 3 năm 2008 Khoa học An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện I. Mục tiêu: - Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà. - Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. II. Đồ dùng: - Chuẩn bị theo nhóm: + Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơipin (một số pin tiểu và pin trung). + Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn. - Chuẩn bị chung: Cầu chì. - Hình và thông tin SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’): - Hãy lắp 1 mạch điện thắp sáng đơn giản. 2. Dạy bài mới (32’): *Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật (10’): - Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. - Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm. .Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật. . Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện gây ra cho bản thân và cho những người khác. + Bước 2: Làm việc cả lớp: .Từng nhóm trình bày kết quả. . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. . GV chốt: Cầm phích cắm điện bị ẩm ớt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện (dù các vật đó cách điện), bẻ, xoắn dây điện(vì vừa làm hỏng đổ điện và dây điện, vừa có thể bị điện giật. * Hoạt động 2: Thực hành (10’): - Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện. - Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm: HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi Tr99/SGK. + Bước 2: Làm việc cả lớp: . Từng nhóm trình bày kết quả. . GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn). . GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị cháy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng. * Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện (10’): - Mục tiêu: HS giải thích đợc lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. - Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp: . Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm? . Làm thế nào để tránh lãng phí năng lượng điện? + Bước 2: Làm việc cả lớp: . GV cho một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí. . HS nhận xét, bổ sung. + Bước 3: . HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà. HS thảo luận theo cặp, sau đó có thể cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến, nhắc các em có ý thức tiết kiệm điện. . Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện? . Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện. Theo bạn thì việc sử dụng một loại trên là hợp lí hay còn có lúc lãng phí không cần thiết? Có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở gia đình bạn? 3. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. - Giờ sau: Bài 49-50. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thể dục phối hợp chạy và bật nhảy I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn phối hợp chạy – mang vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Học mới phối hợp chạy và bật nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi: Qua cầu tiếp sức . Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi và 2-4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá. III. nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Lớp chạy chậm theo đội hình tự nhiên quanh sân tập sau đó xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 nhóm 3-5 em lên nhảy dây. 2. Phần cơ bản: a. Ôn phối hợp chạy mang vác: b. Ôn bật cao: c. Học phối hợp chạy và bật nhảy: d. Chơi trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức ” - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi. - HS nhắc lại cách chơi. HS chơi thử - HS tham gia chơi. 3. Phần kết thúc: - Chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu tích cực. - GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra. - VN: Tập chạy đà bật cao. 6-10’ 1-2’ 2-3’ 3-4’ 18-22’ 6-7’ 2 đợt (2-3 lần) 9-11’ 17-18’ 1-2 lần 2-3 lần 3-4’ 4-6’ 2-3’ 1-2’ - Đội hình hàng dọc - Đội hình hàng ngang - HS nhảy, nêu các cách nhảy dây. - Các tổ tập theo khu vực quy định dưới sự chỉ huy của tổ trưởng. - GV hô - HS tập - Nhiều đợt, mỗi đợt 3-4 em - GV nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn theo hình vẽ. - GV làm mẫu chậm - HS thực hiện - Mỗi tổ chọn 5-7 em thực hiện, tổ nào thắng được biểu dương. - Đội hình 2-4 hàng ngang. - HS tham gia chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thực hiện nhiệt tình, đúng luật. - Đội hình hàng ngang. Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2008 Địa lý ôn tập I. Mục tiêu: - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á, châu Âu. - Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu á, châu âu. - Biết so sánh ở mực độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa 2 châu lục. - Điền đúng tên, vị trí (hoặc đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí), của 4 dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên lược đồ khung (hoặc bản đồ tự nhiên thế giới). II. Đồ dùng: - Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu á, châu Âu (nếu có). - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Nêu đặc điển về vị trí dịa lí và khí hậu của LB Nga và Pháp? 2. Giới thiệu bài: Ôn tập 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc cả lớp: Bước 1: Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới, GV gọi một số HS lên bảng: + Chỉ và mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu á, châu Âu trên bản đồ. + Chỉ một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên bản đồ. - Bước 2: + GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Bước 1: + GV chia lớp thành các nhóm (có thể chia nhóm theo tổ). + Phát cho mỗi nhóm 1 cái chuông hoặc 1 cái cò ( hoặc 1 dụng cụ khác) dùng để báo nhóm đó đã có câu trả lời. - Bước 2: Tiến hành chơi: + Khi GV đọc câu hỏi, ví dụ về diện tích có 2 ý. + ý 1: Rộng 10 triệu km2. + ý 2: Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục. + Nhóm nào rung chuông trước sẽ được trả lời. Ví dụ, ý 1 là diện tích của châu Âu, ý 2 là diện tích của châu á. Nhóm nào trả lời đúng được 1 điểm. Nếu nhóm nào trả lời sai sẽ bị trừ 1 điểm và quyền trả lời sẽ thuộc nhóm rung chuông thứ hai - Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi GV hỏi hết các câu hỏi trong SGK. - Bước 3: GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. Nhóm nào có tổng số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng cuộc. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docCac mon - Tuan 24.doc