Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Ôn lại các kĩ năng đã được học ở học kỳ I
- Thực hành kĩ năng Kì I.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5)
- Không kiểm tra
12 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 18 - Thực hành cuối học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển từ thể này sang thể khác.
- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Không kiểm tra
2. Dạy bài mới (32’):
* Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “Phân biệt ba thể của chất” (8’):
+ Mục tiêu:
- HS phân biệt ba thể của chất.
* Chuẩn bị:
a) Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất.
Đường
Cồn
Cát trắng
Xăng
Nhôm
Ô xi
Dầu ăn
Muối
Nước đá
Nước
Hơi nước
Ni tơ
b) Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 3 bảng có nội dung giống nhau như sau:
Bảng “Ba thể của chất”
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
+ GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có thể cử 5 hoặc 6 HS tham gia chơi.
+ HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu, có cùng nội dung, số lượng các tấm phiếu như nhau. Trên bảng treo sẵn hoặc kẻ sẵn 2 bảng: “Bảng ba thể của chất”.
+ Khi GV hô “bắt đầu”, người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu rồi đi nhanh lên dán tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng. Người thứ nhất dán xong thì đi xuống, người thứ hai lại làm tiếp các bước như người thứ nhất.
+ Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
- Bước 2: Tiến hành chơi:
- Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
- Bước 3: Cùng kiểm tra:
- GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã làm đúng chưa.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (8’):
+ Mục tiêu:
- HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
+ Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng.
+ Một cái chuông nhỏ ( hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
+ Cách tiến hành:
- Bước 1:
+ GV phổ biến cách chơi và luật chơi: GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nếu trả lời đúng là thắng cuộc.
- Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
* Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận (8’):
+ Mục tiêu:
- HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngay.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1:
+ GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73/SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- Bước 2:
+ Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên, GV nêu yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác.
+ Tiếp theo, GV có thể cho HS đọc ví dụ ở mục bạn cần biết Tr73/SGK.
à GV nhấn mạnh: Qua những ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (8’):
+ Mục tiêu:
- Kể được tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Kể được tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng bằng nhau.
+ Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết được nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng.
- Bước 2:
+ Các nhóm làm việc như hướng dẫn của GV. Hết thời gian, các nhóm dán phiếu của mình lên bảng.
- Bước 3:
+ Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 36.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007
Kĩ thuật
thức ăn nuôi gà (t2)
(Đã soạn ngày 18/12)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2007
Khoa học
Hỗn hợp
I. Mục tiêu:
- Cách tạo ra một hỗn hợp.
- Kể tên một số hỗn hợp.
- Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK.
- Chuẩn bị:
+ Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ.
+ Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước), phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
+ Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau ( dầu ăn, nước), cốc (li), đựng nước, thìa.
+ Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, khí.
2. Dạy bài mới (32’):
* Hoạt động 1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị” (8’):
+ Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
+ GV cho HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định.
Tên và đặc điểm của
từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và
đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh
2. Mì chính (bột ngọt)
3. Hạt tiêu (đã xay nhỏ)
b) Thảo luận các câu hỏi:
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
+ Hỗn hợp là gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện mỗi nhóm có thể nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ta được một hỗn hợp gia vị ngon.
+ GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì?
à Kết luận:
+ Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
* Hoạt động 2: Thảo luận (8’):
+ Mục tiêu:
- HS kể được tên một số hỗn hợp.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?
+ Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.
- Bước 2: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
à Kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” (8’):
+ Mục tiêu:
- HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:
+ Một bằng con và phấn hoặc bút viết bảng.
+ Một cái chuông (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
+ GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Bước 2: Tổ chức cho HS chơi:
* Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp (8’):
+ Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục thực hành Tr75/SGK. Thư kí của nhóm ghi lại các bước làm theo thực hành.
- Bước 2: Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 37.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007
Thể dục
Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân
khi đi đều sai nhịp
Trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
I) Mục tiêu:
- Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
II) Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Còi, vạch kẻ sân
III) Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ.Lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu
6 - 10 /
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu.
- Chạy quanh sân trường
1 - 2/
1 - 2/
- Đội hình hàng ngang
- Xoay các khớp
1 - 2/
- Trò chơi " Kết bạn"
1 - 2/
2. Phần cơ bản
18 - 22/
- Đội hình hàng ngang
a) Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
5 - 8/
- Chia tổ tự ôn
- Các tổ trình diễn
- Nhận xét
b) Chơi trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
7 - 8/
- Nêu tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi.
3 - 4 lần
- Tập hợp đội hình dẻ quạt trong vòng tròn
- HS chơi thử - HS chơi
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ chơi nhiệt tình, đúng luật.
3. Phần kết thúc
4 - 6/
- Đội hình hàng ngang
- Đứng tại chỗ thả lỏng
1 - 2/
- Giáo viên cùng HS hệ thống bài.
1- 2/
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập về nhà.
1- 2/
Thể dục
Sơ kết học kì i
I.Mục tiêu:
- Sơ kết học kì I, YC HS hệ thống được những kiên thức, kĩ năng đã học, nhữnh ưu khuyết điểm trong HT, rút kinh nghyệm từ đó cố gắng tập luyện tốit hơn nữa.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
Sân tập.
Còi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
1)Nhận xét:
-ổn định tổ chức lớp.
-GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2)Khởi động:
B. Phần cơ bản:
1Sơ kết học kì I.
+Ôn : Kĩ năng đội hình đội ngũ.
+Quay sau:
+Bài thể dục PTC 8 động tác.
+Ôn một số trò chơi vận động.
-Lần 1: GV điều khiển
-GV chú ý sửa dộng tác chưa chính xác.
+GV nhận xét ưu nhược điểm.
-Lần 2: Các tổ trưởng điều khiển
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2) Trò chơi: Học sinh thích
-GV nêu tên trò chơi.
-Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C. Phần kết thúc:
2) GV nhận xét tiết học.
-GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5à 8 phút
20à 22 phút
8-->10phút
3à 5 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
-HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
-Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
-Chạy nhẹ nhành trên sân trường 100 m rồi đi thường thành vòng tròn hít thở sâu.
-Cả lớp tập phối hợp các ND, mỗi ND 2à 3 lần
-Các tổ tập luyện theo khu vực đã phân công
-HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
-HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Cac mon - Tuan 18.doc