Học xong bài này, HS biết :
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
12 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 17 - Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
+ GV có thể tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
+ Luật chơi: Quản trò đọc câu thứ nhất: “ Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì?”, người chơi có thể trả lời luôn đáp án hoặc nói tên một chữ cái như: chữ T. Khi đó quản trò nói: “ Có 2 chữ T”, người chơi nói tiếp: “ Chữ H”, quản trò nói: “ Có 2 chữ H”,
- Bước 2:
+ HS chơi theo hướng dẫn ở bước 1.
+ GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 35.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2007
Thể dục
Trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
I) Mục tiêu:
- Chơi trò chơi" Chạy tiếp sức theo vòng tròn". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi theo đúng quy định.
II) Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Còi, vạch kẻ sân
III) Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ.Lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu
6 - 10 /
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu.
1 - 2/
- Đội hình hàng ngang
- Chạy xung quanh sân trường
1/
- Giậm chân tại chỗ
1 /
- Khởi động tại chỗ.
3 - 4/
2. Phần cơ bản
18 - 22/
a) Ôn đi đều vòng phải, vòng trái
8 - 10 /
- Đội hình hàng dọc
Lần 2, 3
- Cán sự lớp hô học sinh tập
- Quan sát, sửa sai
7 - 8/
- Học sinh tự tập theo tổ
- Trình diễn từng tổ. Nhận xét
c) Trò chơi vận động " Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
- Nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi
4 - 5/
- Đội hình vòng tròn ( quanh sân trường)
- Học sinh chơi thử
- Học sinh chơi.
- Quan sát nhận xét học sinh chơi.
- Tổng kết trò chơi.
3. Phần kết thúc
4 - 6/
Đội hình hàng ngang
- Đứng tại chỗ thả lỏng
1 - 2/
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
1/
- Hệ thống lại bài
2 - 3/
- Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà.
1- 2/
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Lịch sử
Ôn tập học kì 1
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Ôn lại các bài đã học: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ; Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp..
- Học sinh nhớ một số mốc lịch sử đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho Cách mạng Việt Nam?
? Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
- Nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (8 - 10’’)
? Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã tập trung thực hiện nhiệm vụ gì?
-... giải phóng đất nước.
? Hãy nêu một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 - 1945?
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản
Các nhân vật
tiêu biểu
1/9/1858
Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
Mở đầu cho quá trình thực dân pháp xâm lược nước ta.
1859 -1864
Phong trào chống Pháp của Trương Định.
5/7/1885
1905 - 1908
5/6/1911
3/2/1930
1930 - 1931
8/ 1945
2 /9/1945
* Hoạt động 3: Làm viêch theo nhóm. (8 - 10’’)
- Yêu cầu học sinh lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 – 1950.
- Nghe yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945 đến năm 1946.
Đẩy lùi " Giặc đói, giặc dốt"
19 - 12 - 1946
Phát động toàn quốc kháng chiến.
20 - 12 - 1946
Đài tiếng nói Việt Nam Phát đi lời kêu gọi của Bác Hồ ...
20 - 12 - 1946 đến 2 - 1947
....." Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh"
Thu - Đông 1947
Thu - Đông 1950
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân. (3’)
- Yêu cầu học sinh kể về một người anh hùng mà em biết trong suốt thời kì 1858 đến 1950.
- Suy nghĩ trả lời.
- Học sinh kể về người anh hùng mà em biết.
- Nhận xét, bổ sung.
- Khen những học sinh kể hay và đúng.
* Hoạt động 5: Củng cố. (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị kiểm tra học kì 1
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2007
Thể dục
Đi đều vòng phải, vòng trái
Trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
I) Mục tiêu:
- Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
II) Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Còi, vạch kẻ sân
III) Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ.Lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu
6 - 10 /
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu.
- Chạy quanh sân trường
1 - 2/
1 - 2/
- Đội hình hàng ngang
- Xoay các khớp
1 - 2/
- Trò chơi " Kết bạn"
1 - 2/
2. Phần cơ bản
18 - 22/
- Đội hình hàng ngang
a) Ôn đi đều vòng phải, vòng trái
5 - 8/
- Chia tổ tự ôn
- Các tổ trình diễn
- Nhận xét
b) Chơi trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
7 - 8/
- Nêu tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi.
3 - 4 lần
- Tập hợp đội hình dẻ quạt trong vòng tròn
- HS chơi thử - HS chơi
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ chơi nhiệt tình, đúng luật.
3. Phần kết thúc
4 - 6/
- Đội hình hàng ngang
- Đứng tại chỗ thả lỏng
1 - 2/
- Giáo viên cùng HS hệ thống bài.
1- 2/
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập về nhà.
1- 2/
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007
Kĩ thuật
Bài 5: thức ăn nuôi gà ( 2 tiết)
I) Mục tiêu:Học sinh cần phải:
- Liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về cai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II) Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà(ngô,tấm,vừng, thức ăn hỗn hợp...)
- Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III) Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:( 3-5') - Nêu mục đích của việc chọn gà để nuôi?
- Nêu các cách chọn gà để nuôi?
- Nhận xét, bổ sung
3. Bài mới:
Tiết 1
10phút
8phút'
1. Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục I SGK.
- Đọc SGK.
? Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
-....nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng.
? Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
-... từ nhiều loại thức ăn khác nhau.
? Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà đối với cơ thể gà?
-... Cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể gà ...
- Kết luận hoạt động1.
- Nhắc lại.
2.Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà:
- Quan sát hình 1 và liên hệ thực tế kể các loại thức ăn nuôi gà?
- Nhắc lại các loại thức ăn nuôi gà: Thóc, ngô,tấm, gạo,khoai...
- HS kể theo nhóm.
10phút
3. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà:
-Yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục2
- Đọc SGK.
- Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn?
- Làm việc theo nhóm- Đại diện nhóm trả lời- Nhóm khác bổ sung.
- Nêu tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà? Phát phiếu bài tập.
- Làm việc trên phiếu học tập - Đại diện nhóm trả lời.
- Tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.
- Theo dõi.
2 phút
* Dặn dò
- Nhận xét giờ học thu kết quả thảo luận để tiết sau trình bày.
- Giờ sau học tiếp
Tiết 2
20phút
12phút
4. Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta- min, thức ăn tổng hợp.
- Nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1?
- Vài HS nhắc lại.
- Gọi từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày Nhóm khác bổ sung.
- Tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung SGK.
- Theo dõi.
=> Kết luận hoạt động 4.
5. Đánh giá kết quả học tập:
- Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà?
- Vì sao khi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, đẻ trứng to và nhiều?
- Lần lượt trả lời từng câu hỏi- Nhận xét- Bổ sung.
- Giáo viên nêu đáp án để HS đối chiếu.
- Học sinh báo cáo kết quả tự đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét - Dặn dò: 2-3' - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho bài sau
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2007
Địa lí
Ôn tập học kì 1
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học cả học kì 1
- Chỉ trên bản đồ nước Việt Nam, Các dãy núi, con sông, khoáng sản, vùng biển, các trung tâm công nghiệp lớn, nhà máy thuỷ điện lớn, cảng biển, khu du lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Không kiểm tra.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. (7 -8’’)
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra:
- Suy nghĩ.
? Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
-...Lào, Trung Quốc, Cam - pu - chia.
? Diện tích lãnh thổ Việt Nam là bao nhiêu km?
-...330.000 km2
? Nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta?
-...3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp...
? Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
-...nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
? Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
-...Mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng rãi khắp trên đất nước. Nước sông có nhiều phù sa.
? Nước ta có mấy loại đất chính? Phân bố ở đâu?
-... 2 loại: Phe - ra - lít ở vùng núi, đất phù sa ở đồng bằng.
? Dân số nước ta có bao nhiêu dân năm 2004? Đứng thứ mấy ở các nước ĐNA?
-.. 82 triệu người, đứng thứ 3..
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào đông nhất? Phân bố ở những đâu?
- .. 54 dân tộc ....
- Nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. (8’)
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ: Chỉ trên bản đồ nước Việt Nam : Các dãy núi, con sông, khoáng sản, vùng biển, các trung tâm công nghiệp lớn, nhà máy thuỷ điện lớn, cảng biển, khu du lịch.
- Học sinh chỉ.
- Nhận xét.
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Cac mon - Tuan 17.doc