Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 14 - Tôn trọng phụ nữ (tiết 1)

Học xong bài này, HS biết:

- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.

- Trẻ em có quền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.

- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.

- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về phụ nữ Việt Nam.

 

doc15 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 14 - Tôn trọng phụ nữ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên điều gì? 2. Giới thiệu bài: Thu - Đông 1947, Việt Bắc “ mồ chôn giặc Pháp” 3. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (8’): - GV giới thiệu bài: Có thể sử dụng bản đồ để chỉ một số địa danh thuộc Căn cứ địa Việt Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng) và nhấn mạnh đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy, thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để tấn công lên Việt Bắc bằng ba mũi: đường bộ, đường thuỷ và đường không, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. - GV nêu nhiệm vụ bài học: + Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc? + Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (8’): - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: + Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì? + Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp? + Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp? * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp và theo nhóm (8’): - GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - GV sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, sau đó hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tóm tắt các ý dưới đây: + Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc. + Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế ntn? + Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả ra sao? + Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta? 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc bài học SGK. - Về nhà học bài - Giờ sau : Bài 15 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2007 Khoa học xi măng I - Mục tiêu: - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. - Nêu tính chất và công dụng của xi măng. II - Đồ dùng dạy - học: - Hình và thông tin SGK. III - Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Nêu tính chất của gạch ngói. 2. Dạy bài mới (32’): * Hoạt động 1: Thảo luận (10’): + Mục tiêu: - HS kể được tên một số Nhà máy xi măng ở nước ta. + Cách tiến hành: GV cho HS thảo luận các câu hỏi: + ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì? (Đa số HS sẽ trả lời: Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà) + Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. ( Ví dụ: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn ) * Hoạt động 2: Quan sát (20’): + Mục tiêu: - Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. - Nêu được tính chất, công dụng của xi măng. + Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm: + Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59/SGK. - Bước 2: Làm việc cả lớp: + Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK, các nhóm khác bổ sung. - Đáp án: + Tính chất của xi măng: Xi măng có màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn một ít nước mà trở nên dẻo, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá. + Cần bảo quản xi măng ở nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước thấm vào, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá, không dùng được nữa. + Tính chất của vữa xi măng: Khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy, vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ bị hỏng. + Các vật liệu tạo thành bê tông: Xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, được dùng để lát đường. + Bê tông cốt thép: Trộn đều xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước, - Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xi măng được làm từ những vật liệu nào? àKết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện 3. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. - Giờ sau: Bài 29. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thể dục Bài thể phát triển chung Trò chơi thăng bằng I. Mục tiêu Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô. Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình, chủ động và an toàn. II. Địa điểm phương tiện: Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, dụng cụ cho trò chơi. III. nội dung - phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập Xoay các khớp cổ tay, chân, khớp gối, vai, hông Chơi trò chơi * Kiểm tra bài cũ 6-10 ‘ 1-2’ 1-2’ 1-2’ 1-2’ 1-2’ Do GV và HS tự chọn Do GV chọn 2. Phần cơ bản. Ôn bài thể dục phát triển chung Từng tổ báo cáo kết quả ôn luyện Chơi trò chơi “ Thăng bằng” 3. Phần kết thúc Tập động tác hồi tĩnh, sau đó vỗ tay theo nhịp và hát GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học GV giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung. 18-22’ 10-12’ 3-4’ 5-6’ Cả lớp đông loạt theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn 1-2 lần do GV hô nhịp, cán sự hoặc 1-2 HS thực hiện đúng động tác làm mẫu. Từng tổ lên trình diễn bài thẻ dục 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp dưới sự điều khiển của tổ trưởng, sau đó GV cùng những HS khác đánh giá xem tổ nào có nhiều người thực hiện động tác đúng và đẹp nhất. GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho 1-2 HS làm mẫu, sau đó trực tiếp điều khiển trò chơi và đứng bảo hiểm. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2007 Địa lý Giao thông vận tải I. Mục tiêu - Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ôtô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách. - Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta. - Xác định được trên Bản đồ giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế và cảng biển lớn. - Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông. - Bản đồ giao thông Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Hãy nêu những ngành công nghiệp ở các thành phố lớn ở nước ta? 2. Giới thiệu bài: Giao thông vận tải 3. Dạy bài mới: 3.1. Các loại hình giao thông vận tải: * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp (10’): - Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK. - Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. à Kết luận: - Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. - Đường ôtô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách. - GV có thể cho HS kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng: + Đường ôtô: Phương tiện là các loại ôtô, xe máy + Đường sắt: Tàu hoả. + Đường sông: Tàu thuỷ, ca nô, tàu cánh ngầm, thuyền, bè. + Đường biển: Tàu biển. + Đường hàng không: Máy bay. + GV có thể hỏi: Vì sao loại hình vận tải đường ôtô có vai trò quan trọng nhất? (đối với HS giỏi). ( Vì ôtô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi và các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, đi trên các loại đường có chất lượng khác nhau, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường ôtô lớn nhất trong các loại hình vạn tải (năm 2003: 175 856 nghìn tân), còn phương tiện giao thông đường thuỷ chỉ đi được ở những đoạn sông nhất định, tàu hoả chỉ đi được trên những đường đã có đường ray). - GV giải thích thêm: Tuy nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng còn chưa cao, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa tốt (phóng nhanh, vượt ẩu) nên hay xảy ra tai nạn. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để chất lượng đường và phương tiện giao thông ngày càng tốt hơn. Đồng thời, mỗi người phải có ý thức bảo vệ các tuyến giao thông và chấp hành luật lệ giao thông để hạn chế tai nạn. 3.2. Phân bố một số loại hình giao thông: * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (10’): - Bước 1: HS làm các bài tập ở mục 2/SGK. GV gợi ý: Khi nhận xét sự phân bổ, các em chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố toả khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi. Các tuyến đường chính chạy theo chiều Bắc – Nam hay theo chiều Đông – Tây? - Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển. à Kết luận: - Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước. - Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc – Nam vì lãnh thổ dài tho chiều Bắc – Nam. - Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam là tuyến đường ôtô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước. - Các sân bay quốc tế là: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), Đà Nẵng. - Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng , TP Hồ Chí Minh. - GV có thể hỏi thêm: Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế – xã hội ở vùng núi phía tây của đất nước? (đường Hồ Chí Minh). - GV cho HS biết thêm: Đó là con đường huyền thoại, đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nay đã và đang góp phần phát triển kinh tế – xã hội của nhiều tỉnh miền núi. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. - Giờ sau: Bài 15. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docCac mon - Tuan 14.doc