Học xong bài này, HS biết:
Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
12 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 13 - Kính già, yêu trẻ (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân:
GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 53/SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.
- Bước 2: Chữa bài tập:
GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý.
-> Kết luận:
+ Nhôm là kim loại.
+ Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a-xit ăn mòn.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 26.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2007
Kỹ thuật
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn (Tiết 2)
(đã soạn ngày 13/11)
Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2007
Thể dục
Động tác thăng bằng
trò chơi “ ai nhanh và khéo hơn”
I. Mục tiêu
- Chơi trò chơi ai nhanh và khéo hơn . Yêu cầu chơi nhiệt tình, chủ động và đảm bảo an toàn.
- Ôn 5 động tác đã học và học mới động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đúng nhịp hô
III. địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Còi, 2 - 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sẵn các vạch.
III. nộidung - phương pháp:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1. Phần mở đầu
6 - 10 /
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm trên điạ hình tự nhiên
Theo hình vòng tròn
- Chơi trò chơi tự chọn
- Cán sự điều khiển lớp khởi động các khớp
Hàng ngang
2. Phần cơ bản
18 - 22/
- Ôn năm động tác : Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân
2-3 lần theo đội hình hàng ngang dưới sự điều khiển của cán sự
- Học động tác thăng bằng
- Giáo viên nêu tên và làm mâũ động tác 2 lần. Giáo viên tập riêng động tác của 2 chân với động tác tay và đầu, ngực.
- Ôn 6 động tác thể dụng đã học
Chia tổ hoạc sịnh tự quản, giáo viên quan sát nhắc nhở
- Các tổ báo cáo kết quả luyện tập
Tập theo cả lớp
- Chơi trò chơi : Ai nhanh và khéo hơn
Chơi theo đội hình vòng tròn
3. Phần kết thúc
4 - 6/
- Một số động tác hồi tĩnh
Hàng ngang
- Vỗ tay theo nhịp bài hát : Lớp ta đoàn kết
- Giáo viên hệ thống bài
- Nhận xét bài học và giao bài về nhà
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Lịch sử
“Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
I. Mục tiêu
- Ngày 19/12/1946 nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
- Băng ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Chúng ta đã vượt qua tình thế hiểm nghèo như thế nào?
2. Giới thiệu bài: “ Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (8’):
- GV giới thiệu bài: Có thể sử dụng đoạn băng ghi âm lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh để dẫn dắt HS vào bài học (hoặc sử dụng tranh ảnh tư liệu về cuộc chiến đấu của cảm tử quân ở Thủ đô Hà Nội).
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội.
+ ở các địa phương, nhân dân đã kháng chiến với tinh thần ntn?
+ Nêu suy nghĩ của sem sau khi học bài này.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (8’):
- GV dùng bảng thống kê các sự kiện và cho HS tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc: Ngày 23/11/1946 quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng; ngày 17/12/1946 quân Pháp bắn phá vào một số khu phố ở Hà Nội; ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp.
- GV rút ra kế luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên.
- GV có thể trích đọc một đoạn trong lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó cho HS trả lời câu hỏi: Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta?
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm (8’):
- GV hướng dẫn để HS hình thành biểu tượng về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến thông qua một số câu hỏi:
+ Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện ntn?
+ Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao?(Tiêu biểu là ở Huế, Đà Nẵng, có thể liên hệ với địa phương).
+ Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy?
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
à GV kết luận.
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp (8’):
- GV sử dụng một số ảnh tư liệu và trích dẫn tư liệu tham khảo để HS nhận xét về tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội ( sử dụng ảnh tư liệu trong SGK).
- GV kết luận về nội dung bài học.
- Yêu cầu HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.
4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc bài học SGK.
- Về nhà học bài
- Giờ sau : Bài 14
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 22 tháng11năm 2007
Khoa học
Đá vôi
I. Mục tiêu
- Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu ích lợi của đá vôi.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK.
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội: giấm chua hoặc a-xít (nếu có điều kiện).
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kể tên một số đồ dùng được làm từ nhôm.
- Nêu tính chất của nhôm.
2. Dạy bài mới (32’):
* Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được (15’):
+ Mục tiêu:
- HS kể được tên một số vùng đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
+ GV yêu cầu các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
+ Nếu HS không sưu tầm được thì yêu cầu các em kể tên một số vùng núi đá vôi mà các em biết.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày.
* Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình (15’):
+ Mục tiêu:
- HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành hoặc quan sát hình 4,5 (nếu không sưu tầm được mẫu vật) trang 55/SGK và ghi vào bảng sau:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
2. Nhỏ vài giọt giấm hoặc a-xit loãng lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình. GV nhận xét, uốn nắn nên phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của HS chưa chính xác.
à GV kết luận:
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 27.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục
Động tác nhảy
Trò chơi: chạy nhanh theo số
I. Mục tiêu
- Chơi trò chơi chạy nhanh theo số . Yêu cầu chơi chủ động và nhiệt tình.
- Ôn 6 động tác đã học, học động tác nhẩy . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác
II. địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi
III. nội dung - phương pháp:
Nội dung
Đ.Lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu
6 - 10 /
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu
1 - 2/
- Đội hình hàng ngang
- Đi đều vòng quanh sân tập
Vừa đi vừa hát
- Khởi động các khớp
2/
Đội hình vòng tròn
2. Phần cơ bản
18 - 22/
- Chơi trò chơi chạy nhanh theo số
6 – 7/
Giáo viên nêu tên trờ chơi, học sịnh chơi thử, chơi chính thức
- Ôn 6 động tác thể dục đã học
9 – 10/
Chia tổ tự quản ôn tập, giáo viên giúp đỡ sửa sai cho học sinh
- Học động tác nhẩy
5 – 6 lần
Giáo viên nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp phân tích kỹ thuật
3. Phần kết thúc
4 - 6/
Đội hình hàng ngang
- Một số động tác hồi tĩnh
2/
- Giáo viên hệ thống bài
2/
- Giáo viên nhận xét kết quả giờ học
1 – 2/
- Giáo viên giao bài về nhà
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2007
Địa lý
Công nghiệp (Tiếp)
I. Mục tiêu
- Chỉ được trên bản đồ sự phân bố một số ngành công nghiệp của nước ta.
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu sản phẩm của ngành công nghiệp nước ta?
2. Giới thiệu bài: Công nghiệp
3. Dạy bài mới:
3.3. Phân bố các ngành công nghiệp:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp (10’):
- Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK.
- Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của môt số ngành công nghiệp.
GV có thể cho HS gắn các bức ản lên bản đồ hoặc tìm trên bản đồ các địa điểm tương ứng với các bức ảnh thể hiện một số ngành công nghiệp.
à GV kết luận:
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp (10’):
- Bước 1: HS dựa vào SGK và hình 3 sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
A – Ngành công nghiệp
B – Phân bố
1. Điện (nhiệt điện)
2. Điện (thủy điện)
3. Khai thác khoáng sản
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
a) ở nơi có khoáng sản
a) ở gần nơi có than, dầu khí
a) ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
a) ở nơi có nhiều thác ghềnh.
3.4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta:
* Hoạt động 3: Làm việc theo cặp hoặc theo nhóm (10’)
- Bước 1: HS làm các bài tập của mục 4 trong SGK.
- Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
à GV kết luận
4. Củng cố, dặn dò (2-3’)
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 14.
File đính kèm:
- Cac mon - Tuan 13.doc