Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 10 - Tình bạn (tiết 2)

Học xong bài này, HS biết:

- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè

- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày

- Thân ái , đoàn kết với bạn bè

TIẾT 2

Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 1, SGK )

+ Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai.

 

doc15 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 10 - Tình bạn (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuộc phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Lịch sử Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập I. Mục tiêu - Ngày 02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. - Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. - Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta. II. Đồ dùng: - Hình trong SGK. - ảnh tư liệu khác. - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa lịch sửngày 19 tháng 8? 2. Giới thiệu bài: “ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập” 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (8’): - GV có thể dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: + Biết tường thuật lại diễn biến buổi lễ Tuyên bố độc lập. + Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK. + Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2/9/1945. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm (8’): - GV tổ chức cho HS tường thuật lại diễn biến của buổi lễ: + GV cho HS đọc SGK đoạn: “Ngày 2/9/1945 bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn độc lập”. + Sau đó, tổ chức cho HS thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập. - GV yêu cầu HS tìm hiểu hai nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK. + HS đọc SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập. + HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV kết luận: SGV Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (8’): - GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện 2/91945. - HS làm rõ sự kiện 2/9/1945 có tác động ntn tới lịch sử nước ta (khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới). - Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc bài học SGK. - Về nhà học bài - Giờ sau : Bài 11 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2007 Khoa học Bài 20 + 21: ôn tập con người và sức khoẻ I. Mục tiêu: Giúp HS sau bài học, HS có khả năng: - Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ tự phát triển của con người từ lúc mới sinh. - Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét , sốt xuất huyết, viêm gan A, viêm não, Nhiễm HIV/AIDS. II. Đồ dùng dạy học: - Các sơ đồ trang 42, 43 SGK. - Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Làm việc với SGK + Mục tiêu: Ôn lại cho HS một số kiến thức trong các bài:Nam hay nữ; từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1, 2, 3 trang 42 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp GV gọi một số HS lên chữa bài * Hoạt động 2: Trò chơi "Ai nhanh ai đúng?" + Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh bệnh đã học + Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 SGK. - Sau đó, GV phân công hoặc cho các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó. Ví dụ: + Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét. + Nhóm 2: Viết ( hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. + Nhóm 3: Viết ( hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não. + Nhóm 4: Viết ( hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS. - Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng - GV đi tới từng nhóm để giúp đỡ. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Các nhóm treo sản phẩm của mình và cử người trình bày - Các nhóm khác nhận xét, góp ý và có thể nêu ý tưởng mới ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thể dục Trò chơi “chạy nhanh theo số” I. Mục tiêu Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu nắm được cách chơi. Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và văn mình của bìa thẻ dục phát triển chung. II. Địa điểm phương tiện: Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân chơi cho trò chơi. III. nội dung và các phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, quanh nơi tập Đứng theo vòng tròn quay mặt vào trong, khởi động các khớp và chơi trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh” 2. Phần cơ bản Ôn 4 động tác thể dục đã học Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số” 3. Phần kết thúc Thực hiện các động tác thả lỏng các khớp và toàn thân hoặc chơi trò chơi GV cùng HS hệ thống bài GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học Giao bài tập về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung. 6-10 phút 1-2phút 1-2 phút 1- 2 phút 18-22 phút 12-14 phút 6-8 phút 4-6 phút 1-2 phút - Tập theo tổ GV nêu tên trò chơi giới thiệu cách chơi , chia đội chơi, cho HS chơi thử 1-2 lần, sau đó chơi chính thức. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2007 Địa lý Tiết 10: nông nghiệp I. Mục tiêu: - Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Tranh ảnh về các vùng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Được phân bố như thế nào? 2. Giới thiệu bài: Nông nhiệp 3. Dạy bài mới: 3.1. Ngành trồng trọt: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (10’): - GV nêu câu hỏi: Dựa vào mục 1 trong SGK, hãy cho biết ngàn trồng trọt có vai trò ntn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? - GV tóm tắt: + Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. + ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ (10’): - Bước 1: HS quan sát hình 1 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK. - Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. -> Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều. - GV nêu câu hỏi: Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? (Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới). - GV nêu câu hỏi: Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? (đủ ăn, dư gạo xuất khẩu). - GV tóm tắt: Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới ( chỉ đứng sau Thái Lan). Hoạt động 3: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp (10’): - Bước 1: HS quan sát hình 1 kết hợp với vốn hiểu biết, chuẩn bị trả lời câu hỏi cuối mục 1 trong SGK. - Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu ở nước ta. -> Kết luận: + Cây lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ. + Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè; Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu + Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng bắc bộ và vùng núi phía Bắc. - GV có thể tổ chức thêm một số hoạt động: + GV hướng dẫn HS xem tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả của nước ta và xác định trên bản đồ vị trí (tương đối) của các địa điểm đó. + Nếu có điều kiện, GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức, điền tên các cây trồng vào bản đồ trống hoặc gắn các bức tranh (hoặc ảnh ) về các cây trồng vào bản đồ Việt Nam. + HS thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình. 3.2. Ngành chăn nuôi: Hoạt động 4: Làm việc cả lớp (10’): - GV hỏi: Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? (do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển). - HS trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK: + Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi. + Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. - Giờ sau: Bài 11. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Kỹ thuật Bày dọn bữa ăn trong gia đình I. Mục tiêu: Học sinh cần phải: - Biết cỏch bày, dọn bữa ăn ở gia đỡnh. - Cú ý thức giỳp gia đỡnh bày, dọn trước và sau bữa ăn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, một số kiểu bày mún ăn trờn mõm hoặc trờn bàn ăn ở cỏc gia đỡnh thành phố và nụng thụn. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài (1') => Nờu ý nghĩa thực tế của đề bài. Tgian Giỏo viờn Học sinh * Hoạt động 1: Bày mún ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn + Mục đớch _ Hướng dẫn học sinh quan sỏt H1 và đọc nội dung mục 1a/Sgk. ? Mục đớch của việc bày thức ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn là gỡ? + Cỏch tiến hành ? Ta cú thể bày cỏc mún ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ở gia đỡnh như thế nào. - Hướng dẫn học sinh đọc 1b/Sgk-42. ? Ta cần làm gỡ khi bày dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. ? Để mõm cơm hấp dẫn cần chỳ ý gỡ khi bày cỏc mún ăn. ? Ở gia đỡnh em thường bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào. * Hoạt động 2: Thu dọn sau bữa ăn. + Mục đớch ? Khi nào thỡ ta thu dọn bữa ăn. ? Mục đớch của việc thu dọn bữa ăn là gỡ. + Cỏch tiến hành -Hướng dẫn học sinh đọc mục 2b/Sgk. ? Ở nhà cỏc em thường thu dọn sau bữa ăn như thế nào. ? So với cỏch thu dọn sau bữa ăn nờu trong Sgk - Việc nào em đó làm được, việc nào chưa. GV: Hướng dẫn học sinh về nhà giỳp đỡ gia đỡnh bày, dọn bữa ăn. * Hoạt động 3: Đỏnh giỏ kết quả học tập. - Hướng dẫn học sinh làm Vở bài tập. - Quan sỏt H1 và đọc mục 1a/Sgk. - Bày trờn bàn ăn hoặc trờn mõm. - Thảo luận nhúm đụi à Nhận xột. - Liờn hệ thực tế với gia đỡnh mỡnh. - Làm cho nơi ăn uống của gia đỡnh sạch sẽ. - Thảo luận nhúm đụi => Nờu nhận xột. - Làm bài 1, 2, 3, 4. * Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. (3’) - Nhận xột giờ học. - Động viện học sinh về tham gia, giỳp đỡ gia đỡnh. - Chuẩn bị trước bài: "Rửa dụng cụ nấu ăn". ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docCac mon - Tuan 10.doc
Giáo án liên quan