-Học sinh biết vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng của nước Việt Nam trên bản đồ và trên quả địa cầu; diện tích lãnh thổ của Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
-Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ và trên quả địa cầu; mô tả vị trí địa lí, hình dạng của nước ta; nhớ diện tích lãnh thổ của Việt Nam; trình bày được những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, quả địa cầu.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Mở đầu : -Giới thiệu sơ lược về chương trình học và những yêu cầu của môn học
2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Việt Nam – Đất nước chúng ta
1 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Việt Nam – Đất nước chúng ta (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : - - 2007
Ngày dạy : Thứ sáu ngày tháng năm 2007
1.Địa lí : Việt Nam – Đất nước chúng ta
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng của nước Việt Nam trên bản đồ và trên quả địa cầu; diện tích lãnh thổ của Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
-Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ và trên quả địa cầu; mô tả vị trí địa lí, hình dạng của nước ta; nhớ diện tích lãnh thổ của Việt Nam; trình bày được những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, quả địa cầu.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Mở đầu : -Giới thiệu sơ lược về chương trình học và những yêu cầu của môn học
2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Việt Nam – Đất nước chúng ta
b.Nội dung :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn (15’)
*Mục tiêu : Hướng dẫn hs quan sát và làm việc với dụng cụ trực quan để biết vị trí địa lí và giới hạn của đất nước Việt Nam.
=>Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
-Đọc tên hình 1 và TLCH “Việt Nam nằm ở vị trí nào?”
-Quan sát hình 1 và TLCH “Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào?” (đất liền, biển, đảo và quần đảo)
-Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
-Nêu tên những nước tiếp giáp với phần đất liền của nước ta.
-TLCH : Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
-Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta
-TLCH : Vùng biển thông với đại dương thuận lợi gì cho nước ta?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hình dạng và diện tích (15’)
*Mục tiêu : Hướng dẫn làm việc theo nhóm với dụng cụ trực quan để biết hình dạng và diện tích của nước ta.
=>Phần bờ biển của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong cong như hình chữ S. chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
-Đọc tên hình 2
-Thực hiện nhóm 4 : Quan sát hình 2 và TLCH
1.Phần đất liền của đất nước ta có đặc điểm gì?
2.Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét?
3.Nơi hẹp nhất là bao nhiêu ki-lô-mét?
4.Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2?
-Đọc bảng số liệu và TLCH “Những nước nào có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn nước ta?”
-Nhắc lại kết luận.
3.Củng cố : -Chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu
-Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những nước nào?
-Diện tích lãnh thổ của nước ta là bao nhiêu km2?
-Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta trên bản đồ Việt Nam.
Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- dia li.t1.doc