.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển VN là một bộ phận của biển Đông.
+ Ở vùng biển VN, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, trên bản đồ (lược đồ)
* Đối với HS khá, giỏi: Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Về thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; về khó khăn: thiên tai
4 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 5: Vùng biển nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Môn: Địa lí lớp 5
Bài dạy: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển VN là một bộ phận của biển Đông.
+ Ở vùng biển VN, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, trên bản đồ (lược đồ)
* Đối với HS khá, giỏi: Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Về thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; về khó khăn: thiên tai
- TKNL: + Biển cho ta nhiều dầu mõ, khí tự nhiên (Mức độ tích hợp: bộ phận)
+ Aûnh hưởng của việc khai thác dầu mõ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước – Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (Mức độ tích hợp: liên hệ)
II.Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 trong SGK phóng to.
Tranh, ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển (nếu có).
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài.
b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Cho HS quan sát lược đồ SGK/77.
- GV chỉ vùng biển nước ta và giới thiệu: Vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông.
- GV hỏi: Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
KL: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
c. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 2.
- GV yêu cầu HS đọc SGK/78, GV phát phiếu bài tập có nội dung như SGV/89 và giao nhiệm vụ.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận.
d. Hoạt động 3: Làm việc nhóm
- GV yêu cầu HS đọc SGK tr. 78 và 79. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của ND ta.
- GV tích hợp GD TKNL: Biển cho ta nhiều dầu mõ, khí tự nhiên.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, trên bản đồ (lược đồ).
KL: GV nhận xét, rút ra ghi nhớ SGK/79.
e. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
* Nêu những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Về thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; về khó khăn: thiên tai
GV liên hệ GD:
- Aûnh hưởng của việc khai thác dầu mõ, khí tự nhiên có thể làm ô nhiễm môi trường không khí, nước.
- Cần sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để đở phần khó khăn cho gia đình và cho đất nước.
- GV hướng dẫn cách tự học ở nhà, xem bài sau và nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề.
-Quan sát lược đồ.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
- HS đọc SGK.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS làm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS làm việc với bản đồ.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- HS trả lời. Số khác bổ sung và GV gợi ý để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Tuần 6 Môn: Địa lí lớp 5
Bài dạy: ĐẤT VÀ RỪNG
I. Mục tiêu:
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lit
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lit
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lit; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ).
- Biết được một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
* Đối với HS khá, giỏi: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
- TKNL: + Rừng cho ta nhiều gỗ; một số biện pháp bảo vệ rừng: không chặt phá, đốt rừng (Mức độ tích hợp: liên hệ)
II.Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ phân bố rừng Việt Nam (nếu có).
- Tranh, ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam (nếu có).
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề.
b. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc SGK/79 và hoàn thành bài tập như SGV/91.
- Gọi đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Gọi một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở Việt Nam.
KL: GV nhận xét, kết luận.
c.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK/80 và trả lời câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn (về môi trường sống và đặc điểm cây trong rừng)
- Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận
d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- HS đọc SGK, sau đó GV hỏi:
+ Vai trò của rừng đối với đời sống của con người?
- GV liên hệ GDNL: Rừng cho ta nhiều gỗ.
+ Vì sao rừng nước ta bị tàn phá nhiều?
+ Để bảo vệ rừng chúng ta cần phải làm gì?
+ Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ rừng? KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/81.
e. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nêu sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
- GV hướng dẫn cách học ở nhà; xem bài sau và nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc SGK và làm bài tập
- HS trình bày kết quả làm việc.
- HS làm việc trên bản đồ.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS chỉ bản đồ.
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Không chặt phá, đốt rừng
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
File đính kèm:
- Gan DL Tuan 56 co CKTKNTKNL.doc