MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
-Nêu được những đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
-Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
9 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 29 - Tiết 29: Châu đại dương và châu Nam Cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu hỏi.
+Châu Đại Dương gồm những phần đất nào ?
-Cho HS trả lời câu hỏi mục a SGK.
* Bước 2 : Cho HS trình bày.
-HS trình bày + chỉ bản đồ.
-Y/c HS chỉ vị trí địa lí, giới hạn của Châu Đại Dương.
-GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn Châu Đại Dương trên quả Địa cầu. Lưu ý HS : đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ôt – xtrây – li – a còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp.
-HS quan sát quả Địa cầu.
vHoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên.
* Bước 1 : Làm việc cá nhân.
-HS học cá nhân.
-Cho HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau :
Khí hậu
Thực,
động vật.
-HS hoàn thành bảng theo y/c
của GV.
Lục địa Ôt – xtrây – li – a.
Các đảo và quần đảo.
* Bước 2 : Cho HS trình bày kết quả.
-HS trình bày kết quả.
-Gọi HS nhận xét, GV nhận xét chung.
-Nhận xét.
vHoạt động 3 : Dân cư và hoạt động kinh tế.
-HS học cá nhân.
-Cho HS dựa vào SGK, trả lời :
-Dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi.
+Về dân số Châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học ?
+Dân cư ở lục địa Ôt-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ?
+Trình bày đặc điểm kinh tế của Ôt-xtrây-li-a ?
12’
b/Châu Nam Cực :
vHoạt động 4 : Làm việc theo nhóm.
-HS làm việc theo nhóm đôi.
* Bước 1 : Y/c HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK, cho biết :
-Đặc diểm tự nhiên của Châu Nam Cực.
-Vì sao Châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên ?
* Bước 2 : Cho HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của Châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận.
-HS chỉ bản đồ. Trình bày kết quả thảo luận.
-GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới, là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên.
3.Củng cố – Dặn dò :
-Gọi 1 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
-1 HS đọc.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị : “Các đại dương trên thế giới”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : Tuần : 30
Ngày dạy : Tiết : 30
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI.
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
-Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
-Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích).
-Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Bản đồ thế giới.
-Quả địa cầu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1.Kiểm tra bài cũ.
-Cho HS làm bài của VBT.
-Hướng dẫn HS chữa bài.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Phát triển các hoạt động :
15’
a/Vị trí, giới hạn
vHoạt động 1 : Làm việc theo nhóm.
* Bước 1 : cho HS quan sát hình 1, 2 SGK và quả địa cầu, các nhóm hoàn thành bảng sau vào giấy :
-HS quan sát, thảo luận, ghi nội dung vào giấy theo nhóm.
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
*Bước 2 : Cho đại diện từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp kết hợp chỉ bản đồ thế giới.
-Đại diện từng nhóm trình bày, chỉ bản đồ.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện trình bày.
15’
b/Một số đặc điểm của các đại dương :
vHoạt động 2 : Làm việc theo nhóm đôi.
* Bước 1 : Cho HS trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo gợi ý:
-HS thảo luận.
+Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+Độ sâu lớn hơn thuộc về đại dương nào ?
* Bước 2 :
-Cho HS đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
-HS trình bày kết quả thảo luận.
-Cho HS bổ sung.
-HS nhận xét - bổ sung.
-GV nhận xét, sửa chữa.
* Bước 3 : Gọi HS lên chỉ trên quả Địa cầu hoặc Bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả vị trí địa lí, diện tích.
-HS chỉ bản đồ, quả địa cầu.
*GV kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
3’
3.Củng cố – Dặn dò :
-Gọi 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK.
-2 HS đọc.
-Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : Tuần : 31
Ngày dạy : Tiết : 31
BẾN TRE.
I.MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
-Chỉ vị trí của Bến Tre trên bản dồ hành chính Việt Nam.
-Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của Bến Tre về diện tích, dân số, đặc diểm tự nhiên (sông ngòi, đất đai, động thực vật).
-Yêu mến quê hương Đồng khởi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Bản đồ hành chính Bến Tre – Bản đồ hành chính Việt nam.
-Một số tranh ảnh sưu tầm thiên nhiên và con người Bến Tre.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1.Kiểm tra bài cũ :
-GV kiểm tra bài tập ở VBT.
-Cho HS nhận xét, sửa bài.
-HS nhận xét, sửa bài.
-Gọi 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
-1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
2.Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài :
*Phát triển các hoạt động :
vHoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn.
-GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, y/c HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí Bến tre.
-HS lên bảng chỉ vị trí của Bến Tre.
-GV xác nhận, y/c HS xác định giới hạn của Bến Tre.
-3 HS nêu và chỉ trên bản đồ.
-GV giới thiệu bản đồ hành chính Bến Tre, giới thiệu vị trí địa lí và giới hạn của Bến Tre.
-3 HS nhắc lại.
*GV kết luận : Bến Tre là một trong 13 tỉnh của đồng bằng Sông Cửu Long được hợp thành bởi 3 cù lao lớn : An hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long ( sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên) hội tụ qua nhiều thế kỉ.
- Bến Tre có hình rẽ quạt phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và tây nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, Phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km.
vHoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên, dân cư.
-Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
-HS làm việc theo nhóm 4.
-GV phát phiếu học tập, y/c HS dựa vào vốn hiểu biết của bản thân để hoàn thành phiếu.
-HS điền vào phiếu theo vốn hiểu biết.
Các yếu tố
Đặc điểm
Diện tích
2315,01 km2 gồm 7 huyện + 1 thị xã.
Dân số
Hơn 1,2 triệu (1999).
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm chế biến từ dừa, cơ khí, sản phẩm đông lạnh, sấy khô, chế biến bột cá.
Sản phẩm nông nghiệp.
Cây ăn quả, cây dừa, nuôi trồng thủy sản.
-GV kết luận một số đặc điểm chính.
12’
vHoạt động 3 : Tiềm năng phát triển kinh tế.
-GV gọi HS phát biểu.
+ Bến Tre có những ngành kinh tế nào ? Điều kiện để phát triển ngành đó.
-GV kết luận.
+Công nghiệp chế biến.
+Thương mại và du lịch.
+Cầu Rạch Miễu là công trình được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế Bến Tre " đô thị loại 3.
3.Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : Tuần : 32
Ngày dạy : Tiết : 32
CHÂU THÀNH
I.MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
-Chỉ vị trí của huyện Châu Thành trên bản đồ hành chính Bến Tre.
-Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về Châu Thành : Diện tích, dân số, tên 22 xã và một thị trấn.
-Có ý thức yêu mến quê hương, ra sức học tập để xây dựng quê hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Bản đồ hành chính Bến Tre.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 2 HS lên bảng chỉ lại vị trí của Bến Tre.
-2 HS chỉ bản đồ.
-Cho HS nhắc lại diện tích, dân số, các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp ở Bến Tre.
-2 HS trả lời.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
2.Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài :
*Phát triển các hoạt động :
10’
vHoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn huyện Châu Thành.
-GV treo bản đồ hành chính Bến Tre, y/c HS xác định vị trí địa lí và giới hạn của huyện Châu Thành.
-HS chỉ bản đồ.
* GV kết luận : Châu Thành là một trong 8 huyện, thị của tỉnh Bến Tre, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp ngã 3 sông Hàm Luông, sông Tiền, phía nam giáp huyện Chợ Lách, đông giáp Bình Đại, thị xã,Giồng Trôm.
-Lắng nghe.
20’
vHoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên, dân cư.
-GV cung cấp thông tin về huyện Châu Thành cho HS nắm.
-Lắng nghe.
+Diện tích : 22,145 ha.
+Số dân : 162, 294 người (1995)
+Mật độ dân số huyện Châu Thành thuộc loại cao nhất trong các huyện của tỉnh (trừ thị xã Bến Tre)
+Châu Thành gồm 22 xã +1 thị trấn.
-HS kể : Tiên Long, Tiên Thủy, An Hiệp, Sơn Hòa, Mỹ Thành, Tân Phú, Quới Thành, Phú Túc, Tường Đa, An Khánh, Thành Triệu, Tân Thạch, Quới Sơn, Giao Hòa, An Hóa, Phước Thạnh, Hữu Định, Tam Phước và thị trấn Châu Thành, Phú An Hòa.
+Kinh tế : phát triển kinh tế vườn.
+2 xã Tân Thạch và An Hiệp đã phát triển các nghề thủ công truyền thống như : dệt chiếu, làm đồ mỹ nghệ từ sản phẩm của dừa, sản xuất bánh kẹo.
+Phát triển du lịch miệt vườn (sản xuất bánh kẹo) : Tân Thạch, Phú Túc, Tiên Thủy, Quới Sơn.
+Cầu Rạch Miễu được xây dụng trên địa bàn huyện.
3’
3.Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị : Ôn tập thi cuối học kì II.
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- DIA LI TUAN 29-32.doc