- Biết hệ thống hoá các kiến thức đó học về dân cư, các ngành kinh tế của nước
ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ tên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nhiệp, cảng biển lớn ở nước
ta.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đó học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ
đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần
đảo của nước ta trên bản đồ.
10 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 16: Bài 16: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta có tinh thần yêu nước
+ Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
+ HS quan sát và nêu nội dung.
+ Đó là tình cảm gắn bó quân dân ta , tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến.
- Lớp thảo luận nhóm 4
+ Đại hội... được tổ chức vào ngày 1-5-1952
+ Đại hội nhằm tổng kết biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Anh hùng Cù Chính Lan, La Văn Cầu
Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
- HS nêu ghi nhớ
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn :17/12/2012 Ngày giảng :
Lớp 5A : Thứ 4 ngày 19/12/2012 (Tiết 3)
Lớp 5B : Thứ 4 ngày 19/12/2012 (Tiết 4)
Khoa học
BÀI 31: CHẤT DẺO
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: - Hình minh hoạ trang 64, 65 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
HS: - Chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa.
III.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1.ÔĐTC
2. Kiểm ta bài cũ:
+ Hãy nêu tính chất của cao su?
Cao su thường được sử dụng để làm gì
- Nhận xét – ghi điểm
3.Bài mới
a.GV giới thiệu : GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài
*Hoạt động 1: Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng quan sát hình minh hoạ trang 64 SGK và đồ dùng bằng nhựa các em mang đến lớp. Dựa vào kinh nghiệm sử dụng để tìm hiểu và nêu đặc điểm của chúng.
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp
- Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm gì?
- Kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa mà chúng ta thường dùng được làm ra từ chất dẻo.
Hoạt động 2: Tính chất của chất dẻo
-Yêu cầu HS đọc kĩ thông tin trang 65
+ Chất dẻo làm ra từ nguyên liệu nào?
+ Chất dẻo có tính chất gì?
+ Có mấy loại chất dẻo? Là những loại nào?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì?
+ Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
KL: Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên. Nó được làm ra từ dầu mỏ và than đá. Chất dẻo không dẫn điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như: bát, đĩa, xô, chậu, rổ, ca, cốc,... rất bền, rẻ, nhiều mẫu mã, màu sắc ...
*Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo
GVtổ chức chơi trò chơi, "Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo".
- Cách tiến hành:
+ Chia nhóm HS theo tổ.
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Yều cầu HS ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo ra giấy.
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng.
Tổng kết cuộc thi, khen thưởng nhóm thắng cuộc.
4.Củng cố dặn dò
+ Chất dẻo có tính chất gì?
- Nhận xét tiết học,
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo và mỗi HS chuẩn bị 1 miếng vải
1'
3'
1'
10'
10'
5'
5'
2 HS trả lời
Lắng nghe
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, nói với nhau về đặc điểm của các đồ dùng bằng nhựa.
5 đến 7 HS đứng tại chỗ trình bày.
+ Hình 1: Các ống nhựa cứng và máng luồn dây điện.
+ Hình 2: Các loại ống nhựa có màu sắc khác nhau: đen, trắng, đỏ, xanh,...
+ Hình 3: Áo mưa mềm, mỏng, không thấm nước, nhiều kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc.
+ Hình 4: Chậu, xô nhựa. Các loại chậu, xô nhựa nhiều màu sắc.
- Đồ dùng bằng nhựa có nhiều màu sắc, hình dáng, có loại mềm, có loại cứng nhưng đều không thấm nước, có tính cách nhiệt, cách điện tốt.
- HS có thể hoạt động theo cặp
+ Đọc bảng thông tin
+ Chất dẻo làm ra từ dầu mỏ và than đá.
+ Chất dẻo cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao
+ Có 2 loại: Loại có thể tái chế và loại không thể tái chế
+Khi sử dụng xong các đồ dùng bằng chất dẻo phải rửa sạch hoặc lau chùi sạch sẽ
+ Ngày nay, các sản phẩm... thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, kim loại, mây, tre vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
- Lắng nghe.
- Hoạt đông theo hướng dẫn của GV.
- Những đồ dùng được làm bằng chất dẻo: chén, cốc, đĩa, khay đựng thức ăn, mắc áo, ca múc nước, lược chậu, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ đồ chơi, bàn chải, chuỗi hạt, vỏ bút, cúc áo. cặp tóc, thắt lưng, bàn, ghế, túi đựng hàng, dép, keo dán, bọc vở, dây dù, vải dù, thước kẻ,...
- 2 HS nêu
----------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Ngày soạn :17/12/2012 Ngày giảng :
Lớp 5A : Chiều thứ 4 ngày 19/12/2012 (Tiết 2)
Lớp 5B : Chiều Thứ 6 ngày 21/12/2012 (Tiết 2)
Khoa học
BÀI 32: TƠ SỢI
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: - Chuẩn bị bát đựng nước, diêm.
- Hình minh hoạ trang 66 SGK.
HS: - Chuẩn bị các mẫu vải.
III.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1.ÔĐTC
2. Kiểm ta bài cũ:
Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tính chất gì?
- Nhận xét – ghi điểm
3.Bài mới
*GVgiới thiệu: GV nêu MĐYC giờ học
*Hoạt động 1:Nguồn gốc của một số loại tơ sợi
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 66 SGK và cho biết những hình nào liện quan đến việc làm ra sợi đay. Những hình nào liên quan đến làm ra tơ tằm, sợi bông.
- Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
- Kết luận: Có nhiều loại tơ sợi khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi tơ tằm gọi chung là tơ sợi tự nhiên. ....
*Hoạt động 2: Tính chất của tơ sợi
- Tổ chức cho HS hoạt động theo tổ như sau:
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ dùng học tập bao gồm:
Phiếu học tập.
Hai miếng vải nhỏ các loại: sợi bông, sợi ni lông; diêm; bát nước.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1: Nhúng từng miếng vải vào bát nước. Quán sát hiện tượng, ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khỏi bát nước.
+ Thí nghiệm 2:Lần lượt đốt từng loại vải trên. Quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả.
- Gọi 1 nhóm HS lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu nhóm khác bổ sung
- KL: Tơ sợi là nguyên liệu chính của ngành dệt may và một số ngành công nghiệp khác. Tơ sợi tự nhiên có nhiều ứng dụng
4. Củng cố dặn dò
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc kĩ phần thông tin
1'
3'
1'
15'
10'
5'
- 2 HS nêu
- Lắng nghe
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 3 HS tiếp nối nhau nói về từng hình.
+ Hình 1: Phơi đay có liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+ Hình 2: Cán bông có liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+ Hình 3: Kéo tơ có liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
+ Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
Lắng nghe
- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong tổ
- 2 HS trực tiếp làm thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng, nêu lên hiện tượng để thư kí ghi vào phiếu.
- 1 nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, 2 HS lên cùng trình bày kết quả.
- HS nêu
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 12/12/2012 Ngày giảng :
Lớp 5A : Thứ 6 ngày 14/12/2012 (Tiết 1)
Lớp 5B : Thứ 6 ngày 14/12/2012 (Tiết 4)
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. (Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh).
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. (Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Thẻ màu cho HĐ 3 tiết 1
HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC
2. Kiểm tra bài cũ
HS nêu ghi nhớ
- Vì sao phụ nữ là người đáng được tôn trọng ? - Nhận xét - đánh giá
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài :
+ Khởi động: Hát bài "lớp chúng mình" GV giới thiệu - ghi đầu bài
*HĐ 1: Tìm hiểu tranh tình huống
-Yêu cầu quan sát 2 tranh trang 25 và thảo luận các câu hỏi dưới tranh
- Các nhóm làm việc
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của mỗi tổ trong tranh ?
+Với cách làm như vậy kết quả trồng cây của mỗi tổ sẽ như thế nào?
- GV Kết luận
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1
Hoạt động 4 nhóm
- GV gắn bảng nội dung bài tập 1
- Đại diện nhóm trả lời
- GV nhận xét
Kết luận: Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau,...
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- GV nêu từng ý kiến của BT2
HS giơ thẻ đỏ (ýđúng) thẻ xanh (sai)
- Giải thích lí do vì sao em cho là đúng?
GV KL từng nội dung
Câu a, d: Tán thành
Câu b,c: Không tán thành
GV: Biết hợp tác với những người xung quanh có lợi gì?
=> Ghi nhớ: SGK
- GV giải thích câu tục ngữ
4. Củng cố- dặn dò:
- Muốn công việc thuận lợi, đạt kết quả tốt cần làm gì?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ
1'
5'
1'
10'
10'
7'
2'
- Hát
- Người phụ nữ là những người có vai trò quan trọng trong gia đình và XH. Họ xứng đáng được mọi người tôn trọng
Cả lớp cùng hát
- HS ghi đầu bài
- HS quan sát tranh và đọc câu hỏi trong SGK.
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
+ Tổ 1 làm việc cá nhân
+ Tổ 2 làm việc tập trung
Kết quả tổ 1 chưa hoàn thành công việc, tổ 2 hoàn thành tốt theo đúng yêu cầu của cô giáo
- Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày
Câu a, d, đ là đúng
- HS giơ thẻ màu bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành trong từng ý kiến.
- HS giải thích: câu a đúng vì không biết hợp tác với những người xung quanh...
- HS nghe
- Vài HS nêu
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao an khoa hoclich sudia li dao duc lop 5 tuan 16.doc