Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta (tiết 4)

- Mô tả được sơ lượt vị trí địa lí và giơi hạn nước Việt Nam .

+ Trên bán đảo Đông Dương , thuộc khu vực Đông Nam Á . Việt Nam vừa có đất liền , vừa có biển , đảo và quần đảo .

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta : Trung Quốc , Lào , Cam-pu-chia .

- Ghi nhớ diện tích phần đát liền Việt Nam : khoảng 330 000 km2 .

- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ ) .

- HSKG biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.

Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang chạy dài theo chiều Bắc- Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.

 

doc12 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên Bản đồ Khí hậu VN hoặc H1 - Học sinh chỉ bản đồ + Bước 3: (Đối với HS khá, giỏi) - Yêu cầu học sinh điền mũi tên vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí. - Thảo luận và thi điền xem nhóm nào nhanh và đúng. - Giải thích sơ nét GV kết luận : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa . 2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau * Hoạt động 2: (làm việc cá nhân hoặc nhóm đôi ) - Hoạt động cá nhân, lớp + Bước 1: - Treo bản đồ tự nhiên Việt Namvà giới thiệu ® Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa 2 miền Bắc và Nam. - Học sinh lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã. - Phát phiếu học tập - Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam về: - Học sinh làm việc cá nhân để trả lời: - Sự chênh lệch nhiệt độ: + Sự chênh lệch nhiệt độ trong tháng 1 và 7. + Các mùa khí hậu. Địa điểm Nhiệt độ trung bình ( 0 C ) Tháng 1 Tháng 7 Hà Nội 16 29 TP. Hồ Chí Minh 26 27 - Các mùa khí hậu: + Miền Bắc: hạ và đông + Miền Nam: mưa và khô - Vì sao có sự khác nhau đó? - Do lãnh thổ kéo dài và nhiều nơi núi sát ra tận biển. - Chỉ trên lược đồ H.1 nơi có khí hậu mùa đông và nơi nóng quanh năm. - Học sinh chỉ + Bước 2: - Giáo viên sửa chữa, hoàn thiện - HS trình bày, bổ sung, nhận xét. Ÿ Chốt ý: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn ; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. - Lặp lại 3. Ảnh hưởng của khí hậu * Hoạt động 3: (làm việc cả lớp) - Hoạt động lớp - Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta? - Tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm. - Tiêu cực: độ ẩm lớn gây nhiều sâu bệnh, nấm mốc, ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán, bão. Ÿ Nhận xét, đánh giá, giáo dục tư tưởng. - Học sinh trưng bày tranh ảnh về hậu quả của lũ lụt, hạn hán. 4. Củng cố : - Hoạt động nhóm bàn, lớp - Yêu cầu học sinh điền mũi tên vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí. - Thảo luận và thi điền xem nhóm nào nhanh và đúng. - Giải thích sơ nét 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài . - Chuẩn bị: “Sông ngòi” . - Nhận xét tiết học - lắng nghe Ngày dạy: / / TUẦN 4 : ĐỊA LÍ SÔNG NGÒI I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam : + Mạng lưới sông ngòi dày đặc . + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa . - Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống : bồi đắp phù sa , cung cấp nước tôm cá , nguồn thủy điện , - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi : Nước sông lên , xuống theo mùa ; mùa mưa thường có lũ lớn ; mùa khô nước sông hạ thấp . - Chỉ được vị trí một số con sông : Hồng ,Thái Bình , Tiền , Hậu , Đồng Nai , Mã , Cả trên bản đồ ( Lược đồ ) . - HSKG giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắng và dốc, biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại. - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: - Thầy: Các hình của bài trong SGK, phiếu học tập, bản đồ tự nhiên Việt Nam - Trò: SGK III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: “Khí hậu” - Nêu câu hỏi + Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta? - Học sinh trả lời (kèm chỉ lược đồ, bản đồ) + Nêu lý do khiến khí hậu Nam -Bắc khác nhau rõ rệt? + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của nhân dân ta? Ÿ Giáo viên nhận xét. Đánh giá 3. bài mới: “Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Tiết địa lý hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.” - Học sinh nghe 1 . Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc * Hoạt động 1: (làm việc cá nhân hoặc thao cặp) - Hoạt động cá nhân, lớp + Bước 1: - Phát phiếu học tập - Mỗi học sinh nghiên cứu SGK, trả lời: + Nước ta có nhiều hay ít sông? - Nhiều sông + Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị trí một số con sông ở Việt Nam? Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào? - Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình - Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai - Miền Trung có sông nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc lớn hơn cả là sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng + Vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc? (HSKG phải nêu được) - Vì vị trí miền Trung hẹp, núi gần biển. + Bước 2: - Học sinh trình bày - Sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời - Chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính. Ÿ Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. - Lặp lại 2 . Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa . * Hoạt động 2:quan sát tranh - Hoạt động nhóm, lớp + Bước 1: Phát phiếu giao việc - Hoàn thành bảng sau: - Học sinh đọc SGK, quan sát hình 2, 3, thảo luận và trả lời: Chế độ nước sông Thời gian (từ tháng đến tháng) Đặc điểm Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất Mùa lũ Mùa cạn + Bước 2: - Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. Ÿ Chốt ý: “Sự thay đổi chế độ nước theo mùa do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất về giao thông trên sông, hoạt động của nhà máy thủy điện, mùa màng và đời sống đồng bào ven sông”. - Nhóm khác bổ sung. - Lặp lại - Màu nước sông mùa lũ mùa cạn như thế nào? Tại sao? - Thường có màu rất đục do trong nước có chứa nhiều bùn, cát (phù sa) vào mùa lũ. Mùa cạn nước trong hơn. Ÿ Chốt ý: 3/4 diện tích đất liền nước ta là đồi núi, độ dốc lớn. Nước ta lại có nhiều mưa và mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn đưa xuống lòng sông làm sông có nhiều phù sa song đất đai miền núi ngày càng xấu đi. Nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh. - GDBVMT giúp HS thấy được vai trò của rừng ở đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc chống soái mòn đất - Nghe 3. Vai trò của sông ngòi * Hoạt động 3: (làm việc cả lớp) - GDBVMT: Giúp HS thấy được việc giữ cho nước sông sạch là việc làm hết sức quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho đồng ruộng và là đường giao thông quan trọng,cung cấp nhiều tôm cá và là nguồn thủy điện rất lớn. - Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: - Học sinh chỉ trên bản đồ. + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. + Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An. * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp - Nhận xét, đánh giá 4. Tổng kết - dặn dò: - Lắng nghe . - Chuẩn bị: “Vùng biển nước ta” - Nhận xét tiết học Ngày dạy: / / TUẦN 5 : ĐỊA LÍ VÙNG BIỂN NƯỚC TA I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta : + Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông . + Ở vùng biển Việt Nam , nước không bao giờ đóng băng . + Biển có vai trò điều hòa khí hậu , là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn . - Chỉ được một số điểm du lịch , nghỉ mát ven biển nổi tiếng : Hạ Long , Nha Trang , Vũng Tàu , trên bản đồ ( lượt đồ ) . - HSKG biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển: + Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế. + Khó khăn: thiên tai. - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: - Thầy: Các hình của bài trong SGK - Bản đồ Việt Nam. - Trò: SGK III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: “Sông ngòi” - Học sinh trình bày - Hỏi học sinh một số kiến thức và kiểm tra một số kỹ năng. + Đặc điểm sông ngòi VN + Chỉ vị trí các con sông lớn + Nêu vai trò của sông ngòi Ÿ Giáo viên nhận xét. Đánh giá 3. Bài mới: “Tiết địa lí hôm nay tiếp tục giúp chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của biển nước ta” - Học sinh nghe 1. Vùng biển nước ta * Hoạt động 1: (làm việc cả lớp) - Hoạt động lớp - Gv vừa chỉ vùng biển nước ta(trên Bản đồ VN trong khu vực ĐNA hoặc H 1 ) vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông - Theo dõi - Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào? - Trung Quốc, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, Thái Lan ® Kết luận : Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông . 2. Đặc điểm của vùng biển nước ta * Hoạt động 2: (làm việc cá nhân) - Hoạt động cá nhân, lớp - Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau: - Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu Đặc điểm của biển nước ta Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất (tích cực, tiêu cực) Nước không bao giờ đóng băng Miền Bắc và miền Trung hay có bão Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống + Sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời. - Học sinh trình bày trước lớp + Mở rộng: Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng nhật triều, có vùng bán nhật triều và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ triều trên - Nghe và lặp lại . Vai trò của biển * Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm) - Hoạt động nhóm - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta - Học sinh dựa và vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày - Học sinh khác bổ sung - Giáo viên chốt ý : Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát. - GDBVMT: Bên cạnh những thuận lợi mà thiên nhiên mang lại cho con người vậy con người cần phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên đó? - GV nhận xét chốt lại và giáo dục HS - HS trả lời theo sự hiểu biết của mình. - Lắng nghe 4. Củng cố : - Hoạt động nhóm, lớp - Tổ chức học sinh chơi theo 2 nhóm: luân phiên cho tới khi có nhóm không trả lời được. + Nhóm 1 đưa ảnh hoặc nói tên điểm du lịch biển, nhóm 2 nói tên hoặc chỉ trên bản đồ tỉnh, thành phố có điểm du lịch biển đó. 5. Tổng kết - dặn dò: - Lằng nghe . - Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docGA ĐL5_T1-5.doc
Giáo án liên quan