Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tiết 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta (Tiết 7)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm vị trí, giới hạn, hình dạng, diện tích nước Việt Nam và hiểu được những thuận lợi về vị trí lãnh thổ nước ta.

2. Kĩ năng: - Chỉ được giới hạn, mô tả vị trí , hình dạng nước ta ; nhớ diện tích của Việt Nam.

3. Thái độ: - Tự hào về Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

 + Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

 + Quả Địa cầu (cho mỗi nhóm)

 + 2 Lược đồ trống (tương tự hình 1 trong SGK)

 

doc48 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tiết 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta (Tiết 7), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. -Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách. -Kể các phương tiện giao thông thường được sử dụng? -Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất? *Tuy nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng chưa cao, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa tốt (phóng nhanh, vượt ẩu) nên hay xảy ra tai nạn. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để chất lượng đường và phương tiện giao thông ngày càng tốt hơn. Đồng thời, mỗi người phải có ý thức bảo vệ các tuyến giao thông và chấp hành luật lệ giao thông để hạn chế tai nạn. - Lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 2 SỰ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOẠI HÌNH GIAO THÔNG - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Bước 1: - Gợi ý: Khi nhận xét sự phân bố, các em quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố tỏa khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi. Các tuyến đường chạy theo chiều Bắc - Nam nhiều hơn hay ít hơn các tuyến đường có chiều Đông - Tây? -Làm bài tập 2 SGK. Bước 2: - Yêu cầu HS trình bày kết quả. -Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển. Kết luận: - Nước ta có mạng lưới giao thông tỏa đi khắp cả nước. - Phần lớn các tuyến giao thông chạy theo chiều Bắc - Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc Nam. - Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam là tuyến đường ô tô và là đường sắt dài nhất, chạy dọc chiều dài đất nước. - Các sân bay quốc tế là: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh), Đà Nẵng. - Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh - Hỏi: Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế xã hội ở vùng núi phía tây của đất nước? - Đường Hồ Chí Minh. * Đó là con đường huyền thoạt đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nay đã và đang góp phần phát triển kinh tế xã hội của nhiều tỉnh miền núi. - Theo dõi. HOẠT ĐỘNG 3 CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Yêu cầu HS trả lời lại các câu hỏi trong SGK. - 3- 4 HS trả lời, lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung. - Yêu cầu HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe. ____________________________________________________________ Tuần: 15. RA BÌA Bài: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta: + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển. Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,... Học sinh khá, giỏi: Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế. Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,: các dịch vụ du lịch được cải thiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ Hành chính VN - HS: Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại ngành du lịch (phong cách lễ hội, di tích lịch sử). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC ỔN ĐỊNH - Hát . BÀI CŨ - Yêu cầu HS: - 2 – 3 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi. + Đọc ghi nhớ. + Nươc ta có những loại hình giao thông nào? + Sự phân bố các loại đường giao thông có đặc điểm gì? Nhận xét, đánh. BÀI MỚI GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. - Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. HOẠT ĐỘNG 1 HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. -Hỏi đáp. Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi. - Thương mại gồm có những hoạt động nào? - Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước? - Nêu vai trò của ngành thương mại? - Kể tên các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta? Bước 2: Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc. - Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. * Kết luận: - Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hoá bao gồm: + Nội thương: buôn bán trong nước. + Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài. -Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - Vai trò của thương mại: cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. - Xuất khẩu: khoáng sản (than đá, dầu mỏ...), hàng công nghiệp nhẹ (giày, dép, quần áo, bánh kẹo...), hàng thủ công nghiệp (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu...), nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp hoa quả...), thủy sản (cá tôm đông lạnh, cá hộp...) - Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu. - Theo dõi. HOẠT ĐỘNG 2 NGÀNH DU LỊCH Bước 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm. - Thảo luận các vấn đề: + Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch ở nước ta đã tăng lên? + Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta Bước 2: Yêu cầu đại diện các nhón báo cáo kết quả thảo luận. - Học sinh trình bày kết quả làm việc, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn. - Nêu những điều kiện để phát triển du lịch của một trung tâm. Ví dụ: Hà Nội có nhiều hồ và phong cảnh đẹp như: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây..., và nhiều di tích lịch sử khác (Văn Miếu _ Quốc Tử Giám, Hoàng Thành, khu phố cổ, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh...) Kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. - Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng. Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu... - Theo dõi. HOẠT ĐỘNG 3 CỦNG CỐ - DẶN DÒ Gọi 2 – 3 HS trả lời lại các câu hỏi trong SGK. - 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. Dặn học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe. ____________________________________________________ Tuần: 16. RA BÌA ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các bản đồ: phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam. Bản đồ trống Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC ỔN ĐỊNH - Chơi trò chơi khởi động. BÀI CŨ - Gọi 2 – 3 HS đọc thuộc lòng nội dung bài học và trả lời các câu hỏi cuối bài. - 2 – 3 HS lên đọc thuộc lòng nội dung bài học và kết hợp trả lời các câu hỏi trong SGK ở bài học trước. - Nhận xét phần kiểm tra. BÀI MỚI - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. - Lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học. ÔN TẬP - Yêu cầu HS hoàn thảo luận và hoàn thành bài tập trong sách giáo khoa. - Làm việc theo nhóm đôi. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. -Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày. -Treo các bản đồ trên lớp cho học sinh đối chiếu. - Trình bày trước lớp: mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức. học sinh chỉ trên bản đồ về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta. Kết luận: 1- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi. 2- Câu a sai ; câu b đúng ; câu c đúng, câu d đúng ; câu e sai. 3- Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là ; thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thành phố cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. * Có thể tổ chưc đố vui, đối đáp, tiếp sức. - Lắng nghe, ghi nhớ các nội dung ôn tập. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Tổ chức thi đua trả lời câu hỏi. - Chia lớp thanh hai đội: Mỗi đội nêu một câu hỏi cho đội kia trả lời, nhận xét cho điểm. - Tổng kết cuộc thi. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì 1. _______________________________________________ Tuần: 17. RA BÌA ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. Tuần: 17. RA BÌA KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 2 Theo sự chỉ đạo của BGH _______________________________________________ DUYỆT

File đính kèm:

  • docGA DL5 HKI T9T18 theo CKTKN.doc
Giáo án liên quan