Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Châu Mỹ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.

- Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về : diện tích, địa hình, dn cư, hoạt động kinh tế.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu.

- Bản đồ Tự nhiên Thế giới .

 

doc4 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Châu Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: ĐỊA LÍ BÀI: CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS: - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ Thế Giới. - Có một số hiểu biết về thiên nhiên Châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của Châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ) - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở Châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Qủa địa cầu hoặc bản đồ thế giới. Lược đồ tự nhiên Châu Mĩ. Lược đồ các châu lục và đại dương. Bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục. Tranh ảnh thiên nhiên châu Mĩ. Tranh: Rừng Ama dôn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài: Châu Phi (tt) HS1: Dân số châu Phi theo số liệu năm 2004 là bao nhiêu người? Dân cư châu Phi chủ yếu có màu da như thế nào? HS2: Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Âu và châu Á? Vì nền kinh tế chậm phát triển nên đời sống của người dân Châu Phi như thế nào? HS3: Hãy trình bày những hiểu biết của em về đất nước Ai cập? Gv nhận xét, ghi điểm. Gv nhận xét bài cũ. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài: Các em biết nhà thám hiểm Crít-tốp Cô-lôm-bô đã tìm ra vùng đất mới nào không? Sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, Crít-tốp Cô-lôm-bô đã tìm ra châu Mĩ năm 1492. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Châu Mĩ. ->Chúng ta tìm hiểu phần thứ 1. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn Châu Mĩ. Mục tiêu: HS xác định và mô tả sơ lược được vị trí địc lí giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc bản đồ Thế Giới. Cách tiến hành: - Gv đưa ra quả địa cầu và chỉ đường phân chia 2 bán cầu đông và tây (vừa chỉ vừa nói) - Ranh giới giữa bán cầu đông và bán cầu tây là một vòng tròn đi qua kinh tuyến 200T và 1600Đ chia quả địa cầu làm 2 phần: Bán cầu Đông và Bán cầu Tây. (?) Em nào xác định châu Mĩ nằm ở bán cầu nào? Bán cầu Đông hay bán cầu Tây. - Tìm xem còn châu lục nào nằm ở bán cầu Tây nữa --> Như vậy, châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây. (Gv chiếu lược đồ các châu lục và đại dương trên Thế giới) - Cho biết châu Mĩ giáp với các châu lục và đại dương nào? (Gv chiếu tiếp lược đồ tự nhiên châu Mĩ) - Em hãy kể tên các bộ phận của Châu Mĩ? ->Phần trung Mĩ có các đảo, quần đảo nhỏ. (Gv chiếu bảng số liệu thống kê về diện tích, dân số các châu lục trên Thế Giới: Đây là bảng số liệu ... ở bài 17 các em đã học. (?) Dựa vào bảng số liệu cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu? (?) Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên Thế giới? KL: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trong các châu lục trên Thế giới. - Các em đã biết được vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ, còn thiên nhiên châu Mĩ thì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên. - Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu a) Thiên nhiên châu Mĩ: Gv chiếu một số cảnh thiên nhiên châu Mĩ (6 tranh) - Nhiệm vụ cửa các em là tìm trên lược đồ châu Mĩ cho biết ảnh đó cụp ở Bắc Mĩ, trung Mĩ hay Nam Mĩ. Sau đó mổ tả đặc điểm thiên nhiên của từng cảnh. (Gv chiếu từng hình a,b,c ...) - Gọi đại diện các nhóm nêu, mô tả. (Gv cho thể hiện trên màn hình) - Qua 1 số hình ảnh tiêu biểu vừa rồi, em có nhận xét gì về thiên nhiên ở châu Mĩ? Kết luận: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng, phong phú. -->Thiên nhiên châu Mĩ đa dạng, phong phú. Còn địc hình châu Mĩ thì sao? Các em sẽ được biết qua phần b b) Địa hình châu Mĩ: - Gv chiếu lại lược đồ tự nhiên châu Mĩ. - Gọi 1 Hs đọc lại phần chú giải. - Dựa vào sự phân tầng độ cao trong lược đồ, em nào có nhận xét gì về địc hình châu Mĩ? (gợi ý: Độ cao của địc hình từ Tây sang Đông thay đổi như thế nào?) (?) Em hãy kể tên các dãy núi lớn ở châu Mĩ? (?) Hai dãy núi này nằm ở phía nào của châu Mĩ? (?)Châu Mĩ có mạng lưới sông ngòi như thế nào? - Hãy chỉ 2 con sông Mi-xi-xi-pi và A-ma-dôn ở trên lược đồ? (?) Châu Mĩ có những đồng bằng lớn nào? - Em hãy kể tên và vị trí của các cao nguyên và các dãy núi thấp ở châu Mĩ. ->Gv kết luận nói và chỉ trên màn hình ( Phía Bắc- Trung tâm- Đông như sách thiết kế) -->Với địa hình như vậy làm cho khí hậu có sự khác biệt giữa các vùng miền, chúng ta tìm hiểu phần tiếp theo sẽ rõ hơn. c)Khí hậu châu Mĩ: - Các em đọc thầm SGK kết hợp với lược đồ cho biết: (?) Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? (?) Vì sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu? - Em nào có thể chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu ứng với từng khu vực. Gọi HS lên chỉ -Gv nhận xét, bổ sung. - Gv chiếu rừng rậm A-ma-dôn -Gv giới thiệu: Đây là rừng rậm A-ma-dôn ở nam Mĩ (?)Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn đối với khí hậu của châu Mĩ? - Gv nhận xét Kết luận:(Chiếu màn hình) Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam. Vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới. Châu Mĩ có rừng rậm nhiệt đới A-ma-dôn là khu rừng lớn nhất Thế giới, giữ vai trò qun trọng trong việc điều tiết khí hậu, không chỉ của châu Mĩ mà còn của cả Thế giới. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (?) Em hày nêu vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ? (?)Châu Mĩ địa hình như thế nào? (?)Mạng lưới sông ngòi ở châu Mĩ ra sao? (?) Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? (?) chính vì thế nên thiên nhiên ở châu Mĩ như thế nào? (?) Châu Mĩ có đồng bằng nào lớn nhất Thế giới? (?) Rừng rậm A-ma-dôn có tác dụng gì đối với khí hậu của châu Mĩ? --> Gv nhận xét, tuyên dương. - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài sau: Châu Mĩ (Tiếp theo) - Nhận xét tiết học - Châu Mĩ - Hs nhắc lại tên bài - HS quan sát, theo dõi - HS lên xác định: Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây. - Không có - Châu Mĩ có phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Tây giáp với Thái Bình Dương - HS quan sát - Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung Mĩ nối Bắc Mĩ với Nam Mĩ - 42 triệu km2 - Đứng thứ 2 trên Thế giới sau châu Á - HS lắng nghe - 3 HS nhắc lại - Các nhóm khác bổ sung - Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng phong phú. - Hs quan sát - HS đọc - Địa hình châu Mĩ cao ở phía Tây, thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần lên ở phía Đông. - Dãy coóc-đi-e và dãy An-đét. -Phía Tây - Dày đặc - HS lên chỉ - Đồng bằng trung tâmHoa Kỳ ở Bắc Mĩ, đồng bằng A-ma-dôn ở Nam Mĩ - Cao nguyên Braxin ở phía Đông cử Nam Mĩ, cao nguyên GuyAn ở phía Đông Nam Mĩ, dãy núi thấp A-pa-lát ở Bắc Mĩ - HS theo dõi - Hs đọc thầm - Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. - Ví châu Mĩ trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam nên châu Mĩ có nhiều đới khí hậu. - Khu vực Bắc Mĩ và phía Nam (từ chí tuyến Nam trở xuống) của khu vực Nam Mĩ có khí hậu ôn đới. Khu vực Trung Mĩ và phần còn lại của Nam Mĩ có khí hậu nhiệt đới - HS quan sát - Đây lừ rừng râm nhiệt đới lớn nhất thế giới làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước của sông ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất. - HS lắng nghe - Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và nam Mĩ. - Phức tạp: Dọc bờ phía Tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn, phía đông là những dãy núi thấp và cao nguyên - Dày đặc - Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới - Đa dạng và phong phú - Đồng bằng A-ma-dôn - Nó làm trong lành, dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước sông ngòi - Hs lắng nghe

File đính kèm:

  • docDia ly 5 Chau My Hoi giang.doc
Giáo án liên quan