Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phấn lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến lua gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
4 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Các nước láng giềng của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phấn lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến lua gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Hình 5 của bài 18 và luọc đồ các nước khu vực ĐNA.
- Bản đồ hành chính của Cam-pu-chia, Lào.
- Tranh ảnh, tư liệu về các nước Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc.
- Máy chiếu Projecter.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY- HOC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ BÀI CŨ
? Quan sát lược đồ, hãy chỉ vị trí của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia?
? Kể tên các nước có chung đường biên giới với Việt Nam?
B/ BÀI MỚI
1. Giới thiệu:
- Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc là các nước láng giềng của Việt Nam. Bài học hôm nay các em sẻ được tìm hiểu về 3 nước này.
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Cam-pu-chia
- Yêu cầu đọc nội dung phần 1
- Chiếu hình 5 bài 18 lên bảng
? Hãy nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia và đọc tên thủ đô của nước đó?
? Địa hình của Cam-pu-chia có đặc điểm gì?
? Nơi thấp nhất của Cam-pu-chia là đâu?
- Chiếu bản đồ đát nước Cam-pu-chia và nói thêm về Biển Hồ
Đây là 1 hồ nước ngọt lớn có rất nhiều tôm cá và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
? Vậy, các sản phẩm nông nghiệp ở Cam-pu-chia là gì?
Những sản phẩm đó cho thấy Cam-pu-chia là một nước nông nghiệp và bước đầu đang phát triển ngành công nghiệp.
? Ngoài những sản phẩm nông nghiệp, Cam-pu-chia còn có công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
Ăng- co Vát còn có tên gọi là Đế Thiên Đế Thích, đây là di tích quan trọng của Cam-pu-chia. Nó được xem là tuyệt đỉnh nghệ thuật và kiến trúc Khmer. Kiến trúc này còn trở thành biểu tượng trên Quốc kỳ của Cam-pu-chia.
2.2. Lào
Hãy quan sát và đọc thầm mẫu phiếu học tập sau (Chiếu mấu phiếu lên bảng)
? Dựa vào các gợi ý trên. Hãy đọc thầm mục 2 ở SGK để hoàn thành bài tập?
- Yêu cầu 3 nhóm trình bày theo từng nội dung gợi ý. Sau đó các nhóm nhận xét bổ sung.
Trong 3 nước láng giềng của Việt Nam thì Lào là nược duy nhất không giáp biển. Kiến trúc nổi tiếng nằm ở tỉnh Luông Pha- băng.
? Em có nhận xét gì về địa hình chính của Lào và Cam-pu-chia?
? Vậy, về kinh tế thì 2 nước này có điểm gì giống nhau?
Chốt Ghi nhớ
Các kiến trúc nổi tiếng và nhà cửa ở Lào và Cam-pu-chia đều có dạng hình chóp, chứng tỏ ở 2 nước này có rất nhiều người theo đạo Phật. Đặc biệt, đạo đạo Phật du nhập vào nước Lào muộn nhưng đã trở thành Quốc đạo (minh họa bằng hình ảnh).
2.3. Trung Quốc
- Chiếu hình 5 bài 18 lên bảng.
Hãy quan sát và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi (chiếu câu hỏi):
? Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu Á? Hãy so sánh diện tích của Trung Quốc với Lào và Cam-pu-chia?
? Trung Quốc có thu đô gì?
Bắc Kinh là thủ đô lớn của Trung Quốc và nó càng trở nên nổi tiếng hơn bởi ở vùng ngoại ô còn có 1 công trình vĩ đại nhất thế giới, đó là Vạn Lí Trường Thành (chiếu). Vạn Lí Trường Thành được xây dựng từ trên 2 nghìn năm trước đây với tổng chiều dài là 6700km (chiếu) - Vạn Lí Trường Thành còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trên toàn thế giới (chiếu).
? Đọc thầm đoạn 1 và hãy cho biết dân số Trung Quốc có gì đặc biệt?
? Vậy, các em có biết dân số Trung Quốc hiện nay là bao nhiêu không?
- Yêu cầu đọc to đoạn còn lại
? Từ xưa Trung Quốc đã nổi tiếng với những sản phẩm nào?
? Thế còn hiện nay?
? Điều đó chứng tỏ nền kinh tế Trng Quốc như thế nào?
? Vậy, Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia là những nước như thế nào?
3. Củng cố
Để hiểu thêm về các nước láng giềng của Việt Nam, mời các em cùng tham gia trò chơi “Xem Quốc kì đoán đất nước” (chiếu).
Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia là những nước láng giềng thân thiết và có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt đối với nước ta. Tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam đã có từ cách đây 60 năm. Còn trong cuộc đấu tranh chống chế độ diệt chủng của bọn Pôn Pốt và Khmer đỏ ở Lào và Cam-pu-chia, Việt Nam đã tình nguyện giúp đỡ sức người sức của để các nước bạn dành được độc lập như ngày hôm nay.
- 2 em lên chỉ
- ... Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc.
- Mở SGK trang 107.
- 1em đọc
- Quan sát
- Cam-pu-chia thuộc khu vực ĐNA, thủ đô Phnôm pênh.
- ... đồng bằng dạng lòng chảo
- ... là Biển Hồ
- Quan sát và nghe
- ... lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt
- 3 em nhắc lại
- ... đền Ăng- co Vát
- Xem các hình ảnh và nghe
- Quan sát và đọc thầm
- Làm việc nhóm đôi
- Mỗi nhóm trình bày 2 nội dung gợi ý
- Nghe và xem hình ảnh
- ... Cam-pu-chia là đồng bằng dạng lòng chảo. Còn ở Lào là núi và cao nguyên.
- ... đều là những nước nông nghiệp, bước đàu đang ptr CN
- 4 em nhắc lại
- Nghe và xem
- Quan sát
- Thảo luận
- ... thuộc khu vực Đông Á. Diện tích rất lớn
- ... thủ đô Bắc Kinh
- Nghe và xem
- Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới
- ... khoảng 1,3 tỷ người
- 1 em đọc
- ... tơ lụa, gốm, sứ, chè
- phát triển mạnh và sx nhiều máy móc, thiết bị
- nền kt TQ đang phát triển mạnh với nhiều ngành CN hđại
- Nêu như ở Ghi nhớ
- Tham gia cả lớp
- Lắng nghe
File đính kèm:
- Cac nuoc lang gieng cua Viet Nam.doc