. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS có thể:
- Chỉ được vị trí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ) và trên quả Địa cầu.
- Mô tả sơ lược vị trí điạn lí, hình dạng của nước ta.
- Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.
- Nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta.
- Chỉ và nêu được một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
85 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Bài 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta (Tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn, dơi, chuột... Các loài bò sát và lưỡng cư như: trăn, rắn, kì đà, tê tê, rùa và một số loài chim như bồ câu rừng, chim ngói, bồ nông, vạc, cò...Nhiều loại cá, tôm, trai, ốc,....
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học.
Về nhà chuẩn bị bài sau: ( Địa lí Thanh Hóa- Dân cư, kinh tế ).
Địa lí
Địa lí địa phương (Tiết 2)
Tìm hiểu về địa lí Thanh Hoá
I. Mục tiêu:
- Tìm hiểu về dân cư kinh tế của tỉnh ta ( Thanh Hoá)
- Hiểu ở mức độ đơn giản về mối quan hệ giữa địa hình, khí hậu với kinh tế.
II. Chuẩn bị:
- HS:sưu tầm tài liệu có liên quan.
- GV: Địa lí Thanh Hoá.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1. Bài mới:
Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu về vị trí kinh tế của Thanh Hoá.
- YC hs nghe GV đọc tài liệu “ Địa lí Thanh Hoá” trang 76 sau đó nêu miệng về đặc điểm dân cư Thanh Hoá.
H: Hãy nêu đặc điểm dân cư Thanh Hoá?
GV: chốt két quả đúng. Thanh Hoá là tỉnh có số dân đông thứ hai trong cả nước; có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống nhưng người kinh chiếm số đông.
Hoạt động 2: (20’) Tìm hiểu sơ lược về kinh tế Thanh Hoá.
- GV đọc tiếp tài liệu trang 118 YC hs nghe kết hợp với những hiểu biết của em và nêu sơ lược về đặc điểm nền kinh tế Thanh Hoá.
- Nhận xét chốt lại hoạt động 2.
Hoạt động học
- Nghe GV đọc tài liệu sau đó phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét thống nhất.
+ Thanh Hoá có số dân 3.673.225 người (2005) là tỉnh có số dân đông thứ hai trong cả nước( sau Thành phố HCM)
+ Có 7 dân tộc sinh sống trên toàn bộ lãnh thổ nhưng chủ yếu là người kinh ( chiếm 84,4 % số dân toàn tỉnh) sống chủ yếu ở vùng đồng bằng; tiếp đó là người Mường sống ở một số vùng đồi núi thấp ( chiếm 8,7% số dân toàn tỉnh); Người Thái chiếm 6%. Người H’Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan. Thổ... chiếm gần 1%
- Dân tộc kinh chủ yếu sống ở các huyện ven biển, các thị xã, thành phố. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện biên giới và miền núi.
- Hoạt động nhóm đôi để nêu được đặc điểm kinh tế Thanh Hoá.
+ Công nghiệp: Thanh Hoá trực tiếp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp (mía đường, sắn, tre, luồng, thuỷ sản, súc sản, đay cói, dược liệu,...)nâng cao giá trị của chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm này ở trong nưo9ức và xuất khẩu.
- Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh như: khai thác đảơ núi Nhồi. Khai thác khoáng sản ở Thiệu Hoá, Nông Cống, Thường Xuân, Quan Hoá. Nghề làm muối ở Hoà Lộc, Hậu Lộc. Sản xuất đá ốp lát ở , sản xuất xi măng. Sản xuất vật liệu xây và lợp. Công nghiệp mía đường. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản. Công nghiệp chế biến đồ uống,..
+ Nông nghiệp:
- Một số loại cây lương thực chủ yếu như: Lúa, ngô, sắn, khoai lang.
- Một số loại cây công nghiệp như: lạc, đay, cói, mía, dâu tằm, chè, cao su, dừa...
- Cây ăn quả: cam, bưởi, chanh, quýt vòi, dứa, nhãn, vải,..
- Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm. Ngoài ra Thanh Hoá còn phát triển ngành thuỷ sản và ngành lâm nghiệp.
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
Y/C hs nhắc lại nội dung chính của bài.
Dặn hs chuẩn bị bài ôn tập.
Địa lí
Ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu:
Giúp hs ôn tập củng cố kiến thức , kĩ năng địa lí sau:
Nêu đựoc một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên , dân cư và các hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu , châu Phi, châu Mĩ , Châu Đại Dương.
Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình của các châu lục kể trên.
Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.
Quả địa cầu.
Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương.
Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
KTBC – Giới thiệu bài: (5’)
- 5 hs lên bảng YC trả lời nội dung câu hỏi của bài học trước.
Nhận xét ghi điểm.
+ GV: Giờ học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí thế giới.
Bài mới:
Hoạt động 1: Thi ghép chữ vào hình.(10’)
- GV treo 2 bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các dại dương.
- Chọn 2 đội chơi, mỗi đọi 10 em xếp thành hai hàng dọc hai bên bảng.
- Phát cho mỗi em ở mỗi đọi 1 thẻ từ ghi tên một châu lục hoặc một đại dương.
- YC các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí của châu lục, đại dương được ghi tên trong thẻ từ.
- Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới. (23’)
- GV chia hs thành 6 nhóm, YC hs đọc bài tập 2.
Hoạt động học.
- 5 hs lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình.
- Đọc bảng từ của mình và quan sát bản đồ để tìm chỗ dán thẻ từ.
- HS chia thành các nhóm, kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo YC.
+ Nhóm 1, 2 Hoàn thành bảng thống kê a.
+ Nhóm 3, 4 hoàn thành bảng thống kê b ( phần châu á, Âu , Phi)
+ Nhóm 5, 6 hoàn thành bảng thống kê b
( các châu lục còn lại)
- GV giúp đỡ hs làm bài.
- Kết luận đáp án đúng.
- HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ.
- Các nhóm 1, 3, 5 dán phiếu của mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
a)
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Châu á
Ô-xtrây-li-a
Châu Đại Dương
Ai Cập
Châu Phi
Pháp
Châu Âu
Hoa Kì
Châu Mĩ
Lào
Châu á
Liên Bang Nga
Đông Âu, Bắc Mĩ
Cam-pu-chia
Châu á
b)
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu á
Bán cầu Bắc
Đa dạng và phong phú. Có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao...
Đông nhất thế giới, chủ yếu là người da vàng, người dân vùng Nam á có màu da sẫm hơn sống tập trung ở các vùng đồng bằng.
Hầu hết các nước cóa nghành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa gạo, bông, lúa mì, trâu, bò Công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ. Một số nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc
Châu Âu
Bán cầu Bắc
Thiên nhiên vùng ôn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngoài ra còn có các dãy núi cao (An-pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo ra các Phi-o cso phong cảnh kì vĩ.
Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới, chủ yếu là người da trắng, sống tập trung trong các thành phố, phân bố tương đối đều trên các châu lục.
Có nền kinh tế phát triển cao, các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm
Châu Phi
Trong khu vực chí tuyến, có đường xích đạo qua giữa lãnh thổ.
Chủ yếu là hoang mạc và các xa-van vì đây là cùng có khí hậu khô nóng nhất thế giới. Ngoài ra ven biển phía đông, phía tây có một số khu rừng rậm nhiệt đới.
Dân đông thứ hai thế giới, hầu hết là người da đen, sống tập trung ở ven biển và các thung lũng sông. Đời sống có nhiều khó khăn.
Kinh tế kém phát triển. Tập trung khai thác khoáng sản để xuất khẩu, trồng các cây công nghiệp nhiết đới như cà phê, ca cao, bông, lạc,
Châu Mĩ
Trải dài từ Bắc xuống Nam, là lục đại duy nhất ở bán cầu Tây.
Thiên nhiên đa dạng, phong phú. Rừng A-ma-dôn là rừng rậm lớn nhất thế giới.
Dân cư hầu hết là người nhập cư nên nhiều thành phần từ Âu, á, Phi, người lai. Người Anh-điêng là người bản địa.
Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, các nông sản như lúa mì, bông, lợn, bò sữa, sản phẩm nông nghiệp như máy móc, thiết bị, hàng điện tử, máy bay
Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, chuyên trồng chuối, cà phê, bông, mía và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
Châu Đại Dương
Nằm ở bán cầu Nam
Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng, khô, nhiều hoang mạc, xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ.
Các đảo có khí hậu nóng ẩm, chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ.
Người dân Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Di-len là người gốc Anh da trắng.
Dân các đảo là người bản địa có nước da sẫm, tóc đen, xoăn.
Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới với xuất khẩu lông cừu, len, thịt, bò, sữa.
Châu Nam Cực
Nằm ở vùng địa cực
Lạnh nhất thế giới, chỉ có chim cánh cụt sinh sống.
Không có dân sinh sống thường xuyên.
3. Củng cố- dăn dò: (2’)
Nhận xét chung giờ học.
Về nhà chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Ôn tập học kì II.
I. Mục tiêu:
Sau tiết ôn tập giúp hs hiểu được:
Đặc điểm dân số, diện tích, Khí hậu và kinh tế của một số nước Châu á.
Nắm được đặc điếm dân cư, các sân bay quốc tế và các cảng biển lớn bậc nhất ở nước ta.
II. Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1. Bài mới:
* Hướng dẫn hs ôn tập: (33’)
- GV phát phiếu thảo luận và YC hs thảo luận nhóm đôi để hoàn thành nội dung trên phiếu.
Hoạt động học
- HS cùng thảo luận, trao đổi để thống nhất nội dung ghi vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Câu 1: Điền nội dung thích hợp vào các chỗ chấm sau:
Châu á đông dân nhất thế giới phần lớn dân cư là người da vàng họ sống tập trung tại các đồng bằng châu thổ và sản xuất nông nghiệp là chính. Một số nước châu á có công nghiệp phát triển.
Câu 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Diện tích của châu á là:
A : 48 000 000 km2
B : 39 000 000 km2
C : 44 000 000 km2
D: 84 000 000 km2
b) Núi và cao nguyên chiếm:
A : 3/4 diện tích châu á .
B : 1/2 diện tích câu á .
C : 1/4 diện tích châu á .
c) Khí hậu giữa các miền:
A: Nhiệt đới
B : Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
C : Ôn đới.
d) Hoạt động kinh tế:
A : Làm công nghiệp là chính.
B : Làm nông nghiệp là chính.
Câu 3: Kể tên các sân bay quốc tế và những thành phố có cảng biển lớn bậc nhất ở nước ta ?
- Các sân bay quốc tế: Sân bay Nội Bài ở Hà Nội ; Sân bay Đà Nẵng ở Miền Trung ; Sân bay Tân Sơn Nhất ở Miền Nam.
Câu 4: Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?
Các cảng biển lớn : Cảng Hải Phòng ;
Cảng Đà Nẵng ; Cảng Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nước ta có 54 dân tộc . Dân tộc kinh có ssó dân đông nhất sống chủ yếu ở Đồng Bằng ven biển.
+ Dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
3. Củng cố – dặn dò: (2’)
Nhận xét chung giờ học.
Về nhà ôn lại bài để chuẩn bị kiểm tra định kì.
Địa lí
Kiểm tra định kì cuối học kì II
( Học sinh làm bài vào phiếu)
File đính kèm:
- Dia li 5 Chi tiet Xuan.doc