Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 26: Tiết 26: Em yêu hòa bình (Tiết 1)

Qua bài học này, giúp học sinh:

- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em;

- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày;

- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

II. Chuẩn bị:

- Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh;

- Tranh, ảnh về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, Thế Giới;

- Bảng phụ;

 

doc4 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 26: Tiết 26: Em yêu hòa bình (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Đạo đức Tuần: 26 Tiết: 26 Ngày soạn:17.2.2012 Ngày dạy: 22.2.2012 Tên bài: Em yêu hòa bình (Tiết 1) Người dạy: Đỗ Thị Bảo Châu I. Mục tiêu: Qua bài học này, giúp học sinh: - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em; - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày; - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh; - Tranh, ảnh về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, Thế Giới; - Bảng phụ; - Thẻ màu dùng cho Bài tập 1. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định 2. Kiểm tra kiến thức cũ: - Gọi HS đọc lại Ghi nhớ bài “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” - Em có thể làm gì để thể hiện tình yêu đối với Tổ Quốc? - GV nhận xét, ghi điểm 3. Giới thiệu bài: - Cho HS hát bài “Trái đất này của chúng ta” nhạc: Trương Quang Lục - Bài hát nói lên điều gì? - Để Trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình chúng ta cần phải làm gì? - GV giới thiệu bài: “Em yêu hòa bình” Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới Tìm hiểu thông tin (SGK/37) Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm 4 - GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và trả lời câu hỏi: “Em thấy những gì trong các trnh ảnh đó” - Gọi HS đọc thông tin trang 37, 38 SGK - Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi trong SGK 1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh? 2. Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? 3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải làm gì? - GV gọi đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, bổ sung - GV kết luận: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương, mất mát; đã có biết bao người dân vô tội bị chết, trẻ em bất hạnh, thất học người dân sống khổ cực đói nghèo, chiến tranh là một tội ác. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cùng nắm tay nhau, cùng bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập Bài tập 1: Bày tỏ thái độ Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hòa bình, có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình. Hình thức tổ chức: cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu BT1 - GV đọc từng ý kiến trong bài và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu. - GV mời một số HS giải thích lý do a. Tán thành b. Không tán thành vì trẻ em các nước bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giàu nghèo đều có quyền sống trong hòa bình c. Không tán thành vì nhân dân các nước có trách nhiệm bảo vệ hòa bình nước mình và tham gia bảo vệ hòa bình thế giới d. Tán thành - GV kết luận: các ý kiến a. d đúng; b, c sai Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia và bảo vệ hòa bình Bài tập 2: Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. Hình thức tổ chức: nhóm đôi, cá nhân - Yêu cầu HS đọc bài tập 2 - Yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh - Gọi một số HS trình bày - GV nhận xét - Gọi HS nêu một số trường hợp thể hiện lòng yêu hòa bình - GV kết luận: Để bảo vệ hòa bình, trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hòa bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, các quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác, như các hành động, việc làm b, c trong bài Bài tập 3: Mục tiêu: HS biết được những hành động cần làm bảo vệ hòa bình Hình thức tổ chức: nhóm 4 - Yêu cầu HS đọc bài tập 3 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp - GV nhận xét- khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: - Chiến tranh gây ra hậu quả gì? - Trẻ em có quyền gì? - Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK - Sưu tầm tranh, ảnh, báo về hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và Thế giới - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện về chủ đề em yêu hòa bình - Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hòa bình - Nhận xét – tuyên dương - Hát - 2 HS đọc lại ghi nhớ - 2 HS trả lời Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc, - HS nhận xét – bổ sung - HS hát - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi Cuộc sống của nhân dân vùng chiến tranh rất khổ cực, nhiều trẻ em không được đi học, sống thiếu thốn mất đi người thân - HS đọc - HS thảo luận 1. Cuộc sống của người dân ở các vùng có chiến tranh sống khổ cực. Đặc biệt có những tổn thất lớn mà trẻ em phải gánh chịu như: mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế, sống bơ vơ mất nhà, mất của. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm sung giết người. 2. Cướp đi nhiều sinh mạng Thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy. 3. Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung ý kiến - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc ghi nhớ - HS đọc - HS giơ thẻ - HS giải thích - HS nhận xét – bổ sung - HS đọc bài - Làm việc cá nhân - Trao đổi với bạn bên cạnh - HS trình bày - HS nhận xét – bổ sung - Một số trường hợp thể hiện lòng yêu hòa bình: + Biết phê phán các hành động bạo lực + Biết kiềm chế, trao đổi hòa nhã với mọi người - Lắng nghe - HS đọc - Thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét – bổ sung - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc - HS lắng nghe – thực hiện

File đính kèm:

  • docem yeu hoa binh.doc
Giáo án liên quan