MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh biết:
- Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới noi theo.
- Nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
46 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 1 - Em là học sinh lớp 5 (TIết 8), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số các hình ảnh trong SGK những hình ảnh về Việt Nam.
+ Nhóm trao đổi để viết lời giới thiệu về các bức tranh đó.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc.
( GV chuẩn bị trước 5 bức tranh về Việt Nam trong bài tập trang 36 SGK để cho HS treo lên và giới thiệu)
- GV: Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam
- HS chia nhóm làm việc.
+ Chọn các bức tranh, ảnh: cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ, bản đồ Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
+ Viết lời giới thiệu.
- Đại diện từng nhóm lên bảng chọn tranh và trình bày bài giới thiệu về tranh. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét.
- Dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, gìn giữ dân tộc, dân tộc Việt Nam có nhiều người ưu tú đóng góp sức mình để bảo vệ đất nước.
Hoạt động 4: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA ĐẤT NƯỚC TA
- GV: Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển, do đó chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Những khó khăn đất nước ta còn gặp phải
Bạn có thể làm gì để góp phần khắc phục
- GV cho các nhóm lần lượt trình bày những khó khăn mà các nhóm tìm được. GV ghi lại các ý kiến hợp lý lên bảng.
- Với mỗi khó khăn. GV tiếp tục hỏi các nhóm những việc HS có thể làm để góp phần khắc phục, GV ghi lại các ý kiến hợp lý.
- GV khẳng định ý kiến đúng.
- GV kết luận: Xây dựng đất nước bằng cách nghe thầy, yêu bạn, học tập tốt để trở thành người tài giỏi, có khả năng lao động đóng góp cho đất nước.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Với mỗi khó khăn, HS lần lượt trả lời cách thực hiện để khắc phụ. Các nhóm lắng ghe và bổ sung ý kiến cho nhau.
+ HS lắng nghe và ghi nhớ.
+ HS nhìn trên bảng trả lời.
- HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các nội dung sau:
+ Một số câu ca dao, tục ngữ về đất nước, con người Việt Nam.
+ Một số bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước, con người Việt Nam.
+ Một số tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
+ Thông tin về sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, học tập ... của đất nước Việt Nam thời gian gần đây.
- Hs lắng nghe, ghi chép lại các yêu cầu cảu GV.
Ngày soạn: 19.02.2011
Ngày dạy: 21.02.2011
Tuần 24
Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2011
Đạo đức (tiết 24)
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh biết:
- Biết tổ quốc Việt Nam, tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu tổ quốc Việt Nam.
- Biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước (đối với học sinh khá giỏi).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: GIẢI Ô CHỮ
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ:
+)Phổ biến luật chơi: Mỗi ô chữ hàng ngang là một địa danh hoặc công trình nỗi tiếng của Việt Nam. Nếu giải được ô chữ hàng ngang thì được 10 điểm, ghép được các con chữ đặc biệt ở mỗi hàng ở mỗi hàng thành từ khoá đúng đáp án thì được 40 điểm.
+) GV đưa ra thông tin các ô hàng ngang từ 1 đến 7 để HS cả lớp ghi kết quả ra nháp.
+) Sau đó chia lớp thành 2 hai đội xanh đỏ, mỗi đội cử 4 bạn đại diện đội lên chơi. GV đọc lại từng hàng, các đội chơi nghe thì bàn nhau và viết vào ô chữ của đội mình. Cụ thể là ô chữ sau khi đã giải xong.
- HS lắng nghe và thực hiện hướng dẫn của giáo viên.
- HS chia làm 2 đội xanh đỏ, chọn 4 bạn sau khi nghe giáo viên đọc các thông tin về ô chữ hàng ngang thì đội chơi bàn nhau ghi kết quả vào ô chữ.
Nội dung ô chữ và những gợi ý:
1. GV đưa hình ảnh Vịnh Hạ Long cho cả lớp xem.
2. Hồ nước này là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
3. Đây là hồ thuỷ điện của nước ta có tầm cỡ lớn nhất Đông Nam Á.
4. Nơi đây có rừng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
5. Biển ở nơi đây được xếp vào 1 trong 15 bờ biển đẹp nhất thế giới.
6. Một quần thể hang động đẹp ở Quảng Bình được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
7. Nơi đây có rất nhiều tháp Chàm đẹp được công nhân là di sản văn hoá thế giới.
V
Ị
N
H
H
(Những chữ trong ô là những từ đặc biệt ghép để thành từ khóa)
đáp án từ khoá là VIỆT NAM
- GV giải thích, nhận xét những ý học sinh chưa rõ.
- GV tổng kết kết quả chơi cả 2 đội.
- GV kết luận:
+ Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi từng ngày, với nhiều danh lam thắng cảnh nỗi tiếng, đất nước ta có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế.
+ Tổ quốc Việt Nam có hình chữ S với lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta là Bác Hồ kính yêu, người đã lãnh đạo đất nước ta đến mọi thắng lợi, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: TRIỄN LÃM “EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM”
- Yêu cầu học sinh trình bày các sản phẩm đã sưu tầm được theo yêu cầu đã thực hành ở tiết trước.
- Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm theo nội dung sau:
Nhóm 1: Nhóm tục ngữ, ca dao
Nhóm 2: Nhóm bài hát, thơ ca
Nhóm 3: Nhóm tranh ảnh
Nhóm 4: Nhóm thông tin.
-GV phát giấy bút cho các nhóm giao các việc cho các nhóm.
Nhóm 1: Thu thập các câu tục ngữ ca dao về đất nước, con người Việt Nam đã được sưu tầm được.
Nhóm 2: Thu thập các bài hát, bài thơ của các bạn.
Nhóm 3: Thu thập các tranh ảnh về Việt Nam từ các bạn.
Nhóm 4: Thu thập lại các thông tin về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội mà các bạn trong lớp đã tìm được, sau đó các nhóm tập hợp dán vào 1 tờ giấy rôki hoặc chép lại vào một tờ giấy rôki to sao cho thập đẹp và chuẩn bị lời giới thiệu lời giới thiệu về sản phẩm cả nhóm đã hoàn thành.
-Sau thời gian làm việc, yêu cầu các nhóm chọn 1 góc lớp triển lãm kết quả mà các lớp thu thập được
- HS trình bày sản phẩm.
- HS chia về các nhóm, làm việc theo yêu cầu của GV (có thể chọn một góc lớp để trình bày sản phẩm của nhóm).
-HS thực hiện.
-Đại diện các nhóm thực hiện yêu cầu:
Nhóm 1: Đọc cho cả lớp nghe các câu ca dao, tục ngữ.
Nhóm 2: Giới thiệu một số bài hát, hát một số bài hoặc đọc một số bài thơ.
Nhóm 3: Giới thiệu về các bức ảnh/ tranh chụp gì/ vẽ gì về Việt Nam cho cả lớp biết.
Nhóm 4: Đọc cho cả lớp biết các thông tin về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.
- Cả lớp cùng theo dõi mỗi nhóm trình bày.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV hỏi học sinh: Các em có cảm xúc gì khi tìm hiểu về đất nước Việt Nam của chúng ta ?
- HS trả lời.
- GV kết luận: Yêu tổ quốc Việt Nam, các em hãy cố gắng học tập tốt, thực hiện tốt các yêu cầu để sau này có thể lao động góp sức xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam mến yêu.
- GV yêu cầu học sinh giữ lại các góp triễn lãm để cả lớp có thể tìm hiểu.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các học sinh tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
Ngày soạn: 26.02.2011
Ngày dạy: 28.02.2011
Tuần 25
Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011
Đạo đức:
THỰC HÀNH GIỮA KÌ 2
I. MỤC TIÊU
- HS thực hành các bài: Em yêu quê hương ; Uỷ ban nhân dân xã ( phường ) em và em yêu tổ quốc Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Như các bài 10; 11 và 12.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU QUÊ HƯƠNG EM
- Yêu cầu HS nghĩ về nơi mình sinh ra và lớn lên sau đó viết ra những điều khiến em luôn nhớ về nơi đó.
- Gv yêu cầu HS trình bày trước lớp theo ý sau: Quê hương em ở đâu? Quê hương em có điều gì khiến em luôn nhớ về?
- GV lắng nghe HS và giúp đỡ HS diễn đạt trôi chảy.
-GV kết luận:
+GV cho HS xem 1 vài bức tranh ảnh giới thiệu về địa phương
+ Quê hương là những gì gần gũi, gắn bó lâu dài với chúng ta. Nơi đó chúng ta được nuôi nấng và lớn lên. Nơi đó gắn bó với chúng ta bằng những điều giản dị: dòng sông, bến nước...
Quê hương rất thiêng liêng. Nếu ai sống mà không nhớ quê hương thì sẽ trở nên người không hoàn thiện, không có lễ nghĩa trước sau, sẽ “Không lớn nổi thành người”.
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và viết ra giấy những điều khiến mình luôn ghi nhớ về quê hương.
- HS trình bày trước lớp.
- HS cùng lắng nghe, quan sát.
+ Hs lắng nghe
Hoạt động 2: EM BÀY TỎ MONG MUỐN VỚI UBND PHƯỜNG, XÃ
- Yêu cầu HS tiếp tục báo cáo những kết quả làm việc ở nhà: Mỗi HS nêu một hoạt động mà UBND xã đã làm cho trẻ em.
- Yêu cầu HS nnhắc lại: UBND xã nơi chúng ta ở đã tổ chức những hoạt động gì cho trẻ em ở địa phương.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm như sau:
+ Phát cho các nhóm giấy, bút làm
+ Yêu cầu: Mỗi nhóm nêu ra những mong muốn đề nghị UBND xã thực hiện cho trẻ em ở địa phương để trẻ em học tập, vui chơi, đi lại được tốt hơn
- Yêu cầu HS trình bày
- Giúp HS xác định những công việc mà UBND phường, xã có thể thực hiện.
- GV nhận xét tinh thân học tập của HS.
- HS báo cáo kết quả.
- 1 HS nhắc lại kết quả GV ghi trên bảng
- HS làm việc theo nhóm.
+ Nhận giấy, bút
+ Các HS thảo luận, viết ra các mong muốn đề nghị UBND thựchiện để trẻ em ở địa phương học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn.
- HS trình bày kết quả thảo luận
Hoạt động 3: NHỮNG HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ HS trong nhóm thảo luận với nhau, chọn ra trong số các hình ảnh trong SGK những hình ảnh về Việt Nam.
+ Nhóm trao đổi để viết lời giới thiệu về các bức tranh đó.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc.
( GV chuẩn bị trước 5 bức tranh về Việt Nam trong bài tập trag 36 SGK để cho HS treo lên và giới thiệu)
- GV: Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam
- HS chia nhóm làm việc.
+ Chọn các bức tranh, ảnh: cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ, bản đồ Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
+ Viết lời giới thiệu.
- Đại diện từng nhóm lên bảng chọn tranh và trình bày bài giới thiệu về tranh. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét.
- Dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, gìn giữ dân tộc, dân tộc Việt Nam có nhiều người ưu tú đóng góp sức mình để bảo vệ đất nước.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV tổng kết bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- đạo đức 5.doc