Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 1 - Bài 1: Em là học sinh lớp 5 (Tiết 2)

. Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh biết:

 - Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

 - Có ý thức học tập, rèn luyện.

 - Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5.

II. Tài liệu và phương tiện:

- Các bài hát về chủ đề Trường em.

- Bảng phụ, bút màu.

 

doc78 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 1 - Bài 1: Em là học sinh lớp 5 (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu về Liên Hợp Quốc. - Học sinh lắng nghe. Đạo đức TUẦN 28 Thứ . ngày tháng năm 20....... BÀI 13: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 1 –tr 40) I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh biết: - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta. II. Tài liệu và phương tiện: Thông tin tham khảo ở phần phụ lục trang 71 sách giáo viên. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Trong tuần qua, ở Việt Nam và trên thế giới diễn ra những hoạt động nào về hoà bình. - GV nhận xét. - 2, 3 học sinh trả lời. - Lớp nhận xét. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Nội dung: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin SGK. Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc? - Học sinh đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi của GV. - GV giới thiệu thêm với học sinh một số tranh, ảnh, bài báo... về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam. - Cho học sinh thảo luận cả lớp 2 câu hỏi SGK. - Học sinh xem tranh, ảnh mà GV giới thiệu. - Học sinh thảo luận cả lớp câu hỏi trong SGK. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: . Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. . Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. - Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ bài tập 1 SGK. Mục tiêu: Học sinh có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc - GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận các ý kiến trong bài tập 1 theo nhóm 4. - Cho đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 ý kiến). - GV kết luận: . Các ý kiến (c), (d) là đúng. . Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai. - Học sinh thảo luận theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ sung. III. Củng cố- dặn dò: - GV yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ trong SGK. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh sưu tầm các bài báo, tranh, ảnh... nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới. - Tìm hiểu về tên một vài cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. - 2 học sinh đọc ghi nhớ. Đạo đức TUẦN 29 Thứ . ngày tháng năm 20........ BÀI 13: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 2 – tiếp) I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh biết: - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta. II. Tài liệu và phương tiện: - Tranh, ảnh, bài báo... nói về hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Vì sao chúng ta cần tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc? + Chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc như thế nào? - GV nhận xét. - 2, 3 học sinh trả lời. - Lớp nhận xét. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Nội dung: Hoạt động 1: Chơi trò chơi phóng viên (bài tập 2 SGK). Mục tiêu: Học sinh biết tên và hoạt động của một vài cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. GV gợi ý cho học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi: + Bạn hãy kể tên một cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết? + Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em? + Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết? - Cho 1, 2 nhóm lên trình bày trước lớp. - GV nhận xét, khen các em trả lời đúng, hay. - Vài nhóm trình bầy trước lớp .-Lớp nhận xét. Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ. Mục tiêu: Củng cố bài. - GV hướng dẫn các nhóm học sinh trưng bày tranh, ảnh, bài báo... về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học. - GV cho cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi. - GV nhận xét và khen các nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu. - Học sinh trưng bày các tư liệu đã sưu tầm được. - Cả lớp đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi. III. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh thực hiện hành vi tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc theo khả năng của mình. - Viết thư cho tổ chức Liên Hợp Quốc để bày tỏ một nguyện vọng, mong muốn của mình nếu có thể. - Dặn chuẩn bị bài sau Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Học sinh lắng nghe. Đạo đức TUẦN 30 Thứ . ngày tháng năm 20...... BÀI 14: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 1 -tr43) I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh biết: - Kể được một vài tài nguyên thiên ở nước ta và địa phương. - Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. II. Tài liệu và phương tiện: - Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về Liên Hợp Quốc. - GV nhận xét. - 2, 3 học sinh trả lời. - Lớp nhận xét. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Nội dung: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin SGK. Mục tiêu: Học sinh nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - GV yêu cầu học sinh xem ảnh và đọc các thông tin trong SGK. Học sinh xem ảnh, đọc SGK và thảo luận nhóm 4 các câu hỏi. - Cho học sinh thảo luận câu hỏi trong SGK theo nhóm 4. - Cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận. - Đại diện nhóm học sinh lên trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên. - GV nêu yêu cầu của bài tập. - Cho học sinh làm việc cá nhân rồi trao đổi với bạn bên cạnh. - GV mời một số học sinh lên trình bày. - GV nhận xét, kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. - Học sinh làm bài tập rồi trao đổi với bạn. - Một số học sinh lên trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ bài tập 3 SGK. Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên. - GV cho học sinh thảo luận bài tập 3 theo nhóm 3. - Cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận: . Ý kiến (b), (c) là đúng. . Ý kiến (a) là sai. Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm - Học sinh thảo luận nhóm 3. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ sung. III. Củng cố- dặn dò: - GV yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ trong SGK. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương. - 2 học sinh đọc ghi nhớ. Đạo đức TUẦN 31 Thứ . ngày tháng năm 20........ BÀI 14: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 2 – tiếp) I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh biết: - Kể được một vài tài nguyên thiên ở nước ta và địa phương. - Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiênphù hợp với khả năng. II. Tài liệu và phương tiện: - Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Vì sao chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? + Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào? + Các em đã làm được những công việc gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - GV nhận xét. - 2, 3 học sinh trả lời. - Lớp nhận xét. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Nội dung: Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (bài tập 2 SGK). Mục tiêu: Học sinh có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên đất nước. - GV cho học sinh giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết "Có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ". - Học sinh giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên. - GV có thể đưa một số tranh, ảnh đã sưu tầm, bổ sung thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập 4 SGK. - GV mời đại diện từng nhóm học sinh lên trình bày. - GV nhận xét, kết luận: . (a), (d), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. . (b), (c), (d) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Con người cần biết cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên. - Học sinh làm bài tập theo nhóm 4. - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK. Mục tiêu: Học sinh biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - GV cho học sinh thảo luận bài tập 5 theo nhóm 4. - Cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng mình. - Học sinh thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ sung. III. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh thực hiện tiết kiệm điện, nước, chất đốt, sách vở. - Học sinh lắng nghe. Đạo đức TUẦN 32 + 33 + 34 + 35 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG.

File đính kèm:

  • docGIAO AN DAO DUC K5.doc