Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 1: Bài 1 : Em là học sinh lớp 5

MỤC TIÊU: HS biết:

- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.Có ý thức học tập rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Các bài hát về chủ đề Trường em.

- Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.

- Giấy trắng, bút màu.

- Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TIẾT 1

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :

 

doc41 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 1: Bài 1 : Em là học sinh lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lành mà hoà bình mang lại. - GV khen ngơị và kết luận. HĐ3 : Triển lãm nhỏ về chủ đề "Em yêu hoà bình". * Mục tiêu : Củng cố bài. * Cách tiến hành : - HS treo tranh và giới thiệu tranh vé. - Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi, bình luận. - HS trình bày bài thơ, bài hát, tiểu phẩm về chủ đề "Em yêu hoà bình". - GV nhận xét, nhắc nhở HS tích cực tham gia bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. GV nhận xét tiết học ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 28 : Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010 Bài 13 : Em tìm hiểu về Liên hợp quốc I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết : - Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên hợp quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức này. - Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên hợp quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam. II. Tài liệu, phương tiện : - Tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên hợp quốc và các cơ quan Liên hợp quốc ở địa phương và Việt Nam. - Thông tin tham khảo ở phần phụ lục (tr 21). - Mi - crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên. III. Các hoạt động dạy học : (Tiết1 ) 1. Kiểm tra bài cũ : + Kể tên những việc em đã tham gia để bảo vệ hoà bình. 2. Bài mới : HĐ1 : Tìm hiểu thông tin (tr 40, 41 SGK). * Mục tiêu : HS có những hiểu biết ban đầu về Liên hợp quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. * Cách tiến hành : - GV yêu cầu Hs đọc các thông tin và hỏi : Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên hợp quốc? - HS nêu những điều các em biết về tổ chức Liên hợp quốc. - GV iới thiệu thêm với HS 1 số tranh ảnh ..về các hoạt động của Liên hợp quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. - GV nhận xét, kết luận: + Liên hợp quố là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. + Liên hợp quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. + Việt Nam là 1 thành viên của Liên hợp quốc. HĐ2 : Bày tỏ thái độ (Bài tập 1 SGK). * Mục tiêu : HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên hợp quốc. * Cách tiến hành : - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận các ý kiến bài tập 1. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV kết luận : + Các ý kiến c, d là đúng. + Các ý kiến a, b, đ là sai. - HS đọc phần Ghi nhớ. HĐ nối tiếp : - Tìm hiểu tên 1 vài cơ quan của Liên hợp quốc ở Việt Nam. - Sưu tầm tranh ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 29 : Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010 Bài 13 : Em tìm hiểu về Liên hợp quốc III. Các hoạt động dạy học : (Tiết 2 ) 1. Kiểm tra bài cũ : + Hãy kể những gì em biết về Liên hợp quốc. 2. Bài mới : HĐ1 : Chơi trò chơi "Phóng viên" (Bài 2 SGK). * Mục tiêu : HS biết tên của 1 vài cơ quan của Liên hợp quốc ở Việt Nam, biết 1 vài vai trò hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc ở địa pjương em. * Cách tiến hành : - GV phân công 1 số HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên hợp quốc. + Liên hợp quốc được thành lập khi nào? + Trụ sử của Liên hợp quốc ở đâu? + Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc khi nào? + Bạn hãy kể tên 1 cơ quan của Liên hợp quốc ở Việt Nam. + Bạn hãy kể tên 1 việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em. + ... - HS tham gia trò chơi. - GV nhận xét, khen ngợi các em trả lời đúng, hay. HĐ2 : Triển lãm nhỏ * Mục tiêu : Củng cố bài. * Cách tiến hành : - GV hướng dẫn các nhóm HS trình bày tranh, ảnh, bài báo, về LHQ đã sưu tầm được. - Cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi. - GV khen ngợi các nhóm HS sưu tầm được nhiều tư liệu và nhắc HS thực hiện nội dung bài học. GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 30 : Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010 Bài 14 : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết : - Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người. - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững. - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. * Cỏc KNS cơ bản được giỏo dục - Kĩ năng tỡm kiếm và xử lớ thụng tin về tỡnh hỡnh tài nguyờn ở nước ta. - Kĩ năng tư duy phờ phỏn (biết phờ phỏn, đỏnh giỏ những hành vi phỏ hoại tài nguyờn thiờn nhiờn). - Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đỳng trong cỏc tỡnh huống để bảo vệ tài nguyờn thiờn nhiờn). - Kĩ năng trỡnh bày suy nghĩ/ ý tưởng của mỡnh về bảo vệ tài nguyờn thiờn nhiờn II. Tài liệu, phương tiện : - Tranh ảnh,... về tài nguyên thiên nhiên (Mỏ than, dầu mỏ,...). III. Các hoạt động dạy học : (Tiết 1) 1. Kiểm tra bài cũ : + Hãy kể tên những điều em biết về tổ chức LHQ. 2. Bài mới : HĐ1 : Tìm hiểu thông tin Tr 44 SGK. * Mục tiêu : HS nhận biết via trò của tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người, vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc thông tin trong bài. - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong SGK. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận, 1 - 2 HS đọc Ghi nhớ SGK. HĐ2 : Làm bài tập 1 SGK. * Mục tiêu : HS nhận biết được 1 số tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành : - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài cá nhân. - Một số HS trình bày, cả lớp bổ sung. - GV kết luận: Trừ nhà máy xi măng cà vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. HĐ3 : Bày tỏ ý kiến(Bài tập 3 SGK). * Mục tiêu : HS biết đánh giá và bày tổ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành : - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận. - Từng nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác trao đổi và bổ sung. - GV kết luận : + ý kiến b, c là đúng. + ý kiến c là sai. HĐ tiếp nối: - Tìm hiểu về 1 tài nguyên thiên nhiên. GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 31 : Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010 Bài : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên III. Các hoạt động dạy học : (Tiết2 ) 1. Kiểm tra bài cũ : + Nêu vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. 2. Bài mới : HĐ1 : Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (Bài tập 2 SGK). * Mục tiêu : HS có hiểu biết thêm về tài nguyên thiên nhiên của đất nước. * Cách tiến hành : - HS giới thiệu về 1 tái nguyên thiên nhiên mà mình biết. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận : Tài nguyên của đất nước ta không nhiều. Do đó chúng ta phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. HĐ2 : Làm bài tập 4 SGK. * Mục tiêu : HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên tiên nhiên. * Cách tiến hành : - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập. - Từng nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác thảo luận và bổ sung. - GV kết luận : + a, đ, e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + b, c,d không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Con người cần phải biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên. HĐ3 : Làm bài tập 5 SGK. * Mục tiêu : HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành : - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Các nhóm thảo luận. - Các nhóm khác thảo luận và bổ sung thêm ý kiến. - GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình. GV khái quát nội dung bài. GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 32 : Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010 Bài 15 : Giữ vệ sinh môi trường nơi em sống I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết : - Tác hại của môi trường bị ô nhiễm đối với đời sống con người. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. II. Tài liệu, phương tiện : III. Các hoạt động dạy học : (Tiết1 ) 1. Kiểm tra bài cũ : + Em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? 2. Bài mới : HĐ1 : Tìm hiểu môi trường nơi em sống. * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết những hành động làm môi trường xanh, sạch, đẹp và ngược lại, có những nhận thức thực tế về môi trượng nơi mình sống. * Cách tiến hành : - GV cho HS theo nhóm 4 kể cho nhau nghe + Môi trường mình đang sống như thế nào? + Việc xử lí rác thải của mọi người ra sao? + Môi trường đó ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Môi trường trong sạch giúp con người sống khoẻ mạnh, dễ chịu. + Môi trường bị ô nhiễm là nguồn gây mầm bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. HĐ2 : Thảo luận về các biện pháp bảo vệ môi trường nơi em sống. * Mục tiêu : Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. * Cách tiến hành : - HS theo nhóm 6 thảo luận. + Xóm đội nơi em sống có biện pháp nào bảo vệ môi trường? + Em còn biết biện pháp nào tốt còn chưa được thực hiện? + Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi em ở? + Em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi em ở? - HS trao đổi. - Một số HS trình bày ý kiến. HS nhận xét, bổ sung. GV nhấn mạnh: + Không vứt rác thải bừa bãi. + Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. + Gom rác thải, tập chung vào một chỗ để xử lí. + Chôn xác súc vật. HĐ3 : Vận dụng thực hành. GV nhắc HS tích cực thực hiện tốt các yêu cầu vệ sinh nơi em sống và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDao duc 5 Vi co KNS.doc