MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, học sinh biết:
+Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình dòng họ.
+Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
+Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tranh, ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao tục ngữ, thơ, truyện nói về lòng biết ơn tổ tiên
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tiết 7: Nhớ ơn tổ tiên (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm
Tiết 7
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
I– MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, học sinh biết:
+Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình dòng họ.
+Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
+Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tranh, ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao tục ngữ, thơ, truyệnnói về lòng biết ơn tổ tiên.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành:
- Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên? Theo em, bố muốn giúp Việt điều gì khi kể về tổ tiên? Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
- HS đọc truyện Thăm mộ
- Thảo luận cả lớp
- Kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và phải biết thể hiện điều đó bằng việc làm cụ thể.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1/ SGK
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành:
- GV mời học sinh trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do.
- HS làm bài tập cá nhân .Trình bày.
- GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ.
Hoạt động 3:. Tự liên hệ.
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm đểtỏ biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.
- Trao đổi theo nhómđôi từng tình huống.
- Gíao viên mời học sinh trình bày.
- Khen những em có đánh giá đúng..
- HS trình bày.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động nối tiếp:
- Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề biết ơn tổ tiên. vài mẫu chuyện nói về những
.
----------------------------------------
Ngày tháng năm
Tiết 8
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TT)
I– MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, học sinh biết:
+ Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
+ Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
+ Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Các tranh, ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyệnnói về lòng biết ơn tổ tiên.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương. ( bài tập4. SGK )
* Mục tiêu: Giao1 dục học sinh ý thức hướng về cội nguồn.
* Cách tiến hành:
- Em nghĩ gì khi xem, đọc các thông tin trên? Việc nhân dân ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm để thể hiện điều gì?
- Giao viên kết luận về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Đại diện các nhóm học sinh giới thiệu tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả,
Hoạt động 2 : Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
* Mục tiêu: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên mời một số học sinh lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- Giáo viên chúc mừng và hỏi thêm.
- HS giới thiệu.
- Em có tự hào về các truyền thống đó không?
- HS trả lời.
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
* Kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
*Hoạt động tiếp nối: Học sinh đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ điểm biết ơn tổ tiên.
3. Củng cố dặn do
-Nêu ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị: Nhớ ơn tổ tiên.( vận dụng thực hành )
---------------------------------------------------
File đính kèm:
- tieát 7,8.doc