Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tiết 3: Có trách nhiệm về việc làm của mình

MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, học sinh biết:

+Mỗi người cần có trách nhiệm về việc làm của mình.

+Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.

+Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

-Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.

-Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ.

-Thẻ màu cho hoạt động 3 tiết 1.

 

doc4 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tiết 3: Có trách nhiệm về việc làm của mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm Tiết 3: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH I– MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, học sinh biết: +Mỗi người cần có trách nhiệm về việc làm của mình. +Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. +Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN -Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. -Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ. -Thẻ màu cho hoạt động 3 tiết 1. III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện: Chuyện của bạn Đức * Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức, biết phân tích đưa ra quyết định đúng. * Cách tiến hành: - GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu đọc to cho cả lớp cùng nghe. - HS đọc thầm- suy nghĩ. - 3 câu hỏi SGK. - HS thảo luận. - GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. - Lắng nghe, nhắc lại kết luận. - 1 HS đọc lại ghi nhớ SGK. Hoạt động 2: Làm bài tập 1. SGK * Mục tiêu: Giúp HS xác định được việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm và không có trách nhiệm. * Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. - Thảo luận theo nhóm đôi. - Nêu yêu cầu bài tập 1. - Trình bày trước lớp(1 vài nhóm) - GV kết luận: Các điểm (a),(b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm, (c), (e) là biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. Bài tập 2/SGK * Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng. * Cách tiến hành: - Lần lượt nêu những ý kiến của bài tập 2. - Yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó. - Bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu. (theo quy ước) - GV kết luận : Tán thành ý kiến a, đ, không tán thành ý kiến b, c, d. - Giải thích --------------------------------------- Ngày tháng năm Tiết 4: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH(tt) I.MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, học sinh biết: +Mỗi người cần có trách nhiệm về việc làm của mình. +Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. +Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN -Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. -Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ. -Thẻ màu cho hoạt động 3 . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( bài tập 3 SGK) * Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. * Cách tiến hành: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3. -Mời 1 vài HS trình bày trước lớp. - Thảo luận nhóm. - Nhóm trao đổi góp ý kiến – Trình bày kết quả. - Cả lớp trao đổi nhận xét. * GV nhận xét chung và kết luận: Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân * Mục tiêu: HS có thể tự liên hệ mình ( dù rất nhỏ ) và tự rút ra bài học. * Cách tiến hành: - Gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm. - HS nhớ. - Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì? - Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? - Trao đổi với bạn bên cạnh. - Gợi ý để HS rút ra bài học. * Kết luận: Khi giải quyết một công việc hay xử líta phải làm cho tốt. Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. *Củng cố dặn dò: Hệ thống kiến thức -1 Em trình bày. -Đọc ghi nhớ -Lên hệ thực tế.

File đính kèm:

  • doctiet 3,4.doc