1. Kiến thức:
- Giá trị của hòa bình, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm trong tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Sự cần thiết phải yêu chuộng hòa bình.
2. Thái độ:
- HS càng ngày thêm yêu hòa bình.
- HS biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho Hòa bình.
3. Hành vi:
- HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức, lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
4 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tiết 1 - Tuần 26: Em yêu hòa bình (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG
NGƯỜI SOẠN: NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : GV LÊ THỊ HOÀI DUNG
MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT: 1
TUẦN: 26
EM YÊU HÒA BÌNH
(TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Giá trị của hòa bình, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm trong tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Sự cần thiết phải yêu chuộng hòa bình.
2. Thái độ:
- HS càng ngày thêm yêu hòa bình.
- HS biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho Hòa bình.
3. Hành vi:
- HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức, lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV : SGK, Giáo án trình chiếu, phiếu học tập.
-HS :Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Dùng thẻ A, B, C chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Để tỏ lòng yêu đất nước Việt Nam em phải:
Học tập và rèn luyện tốt
Bảo vệ môi trường
Cả a và b
Câu 2: Bến cảng nhà Rồng là nơi:
Nằm trên sông Sài Gòn
Nơi bác hồ ra đi tìm đường cứu nước
Là phong cảnh đẹp của nước ta
Câu 3: 30. 4. 1975 là ngày:
Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam
Chiến thức Điện Biên Phủ
Ngày giải phóng miền Nam
- GV nhận xét.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A)Giới thiệu bài : Cả lớp cùng hát bài: Em yêu hòa bình.
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Để trái đất mãi mãi hoà bình, tươi đẹp chúng ta cần phải làm gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
+ Nói về tình yêu quê hương, đất nước tươi đẹp.
B) Bài mới.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trong SGK và tranh ảnh.
- GV cho HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh.
- Yêu cầu HS trả lời:
+ Em thấy những gì trong những bức tranh đó?
- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 37,38 SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm .
1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở vùng có chiến tranh?
2. Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình chúng ta cần phải làm gì?
-GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét.
* Kết luận: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương, mất mát. Đã có biết bao người dân vô tội phải chết, trẻ em thất học, đói nghèo, bệnh tật Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
-Quan sát, theo dõi tranh, ảnh.
-HS trả lời:
+ Qua tranh, ảnh em thấy cuộc sống của người dân vùng chiến tranh rất khổ cực, nhiều trẻ em không được đi học, sống thiếu thốn, mất người thân.
-1 – 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm và theo dõi.
- Cuộc sống của người dân ở vùng có chiến tranh rất khổ cực. Nhiều trẻ em phải sống trong cảnh mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế... Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính.
- Chiến tranh để lại hậu quả lớn về người, của :
+ Cướp đi nhiều sinh mạng
+ Thành phố làng mạc bị phá hoại, tàn phá.
- Để thế giới không còn chiến tranh, chúng ta phải:
+ Cùng sát cánh bên nhau cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
+ Lên án, phê phán chiến tranh phi nghĩa...
-Đại diên các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
-GV giới thiệu: Chiến tranh đã gây ra nhiều tội ác như vậy, mỗi chúng ta có những suy nghĩ và ý kiến riêng, khác nhau về chiến tranh. Các em hãy bày tỏ ý kiến của mình qua việc làm bài tập sau.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập1 và yêu cầu HS làm vào bảng cá nhân.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến(a), (d) là đúng; các ý kiến (b), (c) là sai.
*Kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
-HS làm bài.
-HS giải thích lí do.
-Lắng nghe.
*Hoạt động 3: Hành động nào đúng?
-GV giới thiệu: Lòng yêu hòa bình được thể hiện qua từng hành động và việc làm hằng ngày của mỗi người. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem những việc làm nào đúng, thể hiện được lòng yêu hòa bình.
- GV cho HS làm BT2/SGK theo nhóm bàn và trình bày kết quả.
*Kết luận: Ngay trong những hành động nhỏ trong cuộc sống,các em cần phải biết giữ thái độ hòa nhã, đoàn kết. Đó là đức tính tốt. Như thế các em mới xây dựng được tình yêu hòa bình.
-HS làm theo nhóm bàn.
+Các hành động thể hiện lòng yêu hòa bình là: b, c.
-Lắng nghe.
*Hoạt động 4: Làm bài tập số 3 – SGK
-GV yêu cầu HS đọc đề và cho biết những hoạt động vì hòa bình mà em biết và em giới thiệu về hoạt động đó.
- GV gọi HS trình bày hiểu biết về từng hoạt động.
- GV hỏi: Em đã tham gia vào hoạt động nào trong những hoạt động vì hòa bình đó?
- Em có thể tham gia vào hoạt động nào?
-Đọc đề bài và làm bài.
-HS trình bày, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- HS trả lời.
-HS trả lời.
*Hoạt động nối tiếp:
-Trò chơi: “ Đoán hình”
- Sưu tầm tranh,ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện, về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
-Vẽ tranh về chủ đề: “Em yêu hòa bình”
File đính kèm:
- Giao an em yeu hoa binh tiet 1.doc