Học xong bài này, học sinh biết :
Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội, trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội chăm sóc .
Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ .
Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ, không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ .
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giấy rôki khổ A2 hoạt động 2 – tiết 2 .
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Kính già yêu trẻ (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ YÊU TRẺ
(Tiết 2)
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội, trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội chăm sóc .
Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ .
Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ, không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ .
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giấy rôki khổ A2 hoạt động 2 – tiết 2 .
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Đóng vai xử lí tình huống .
* Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lý, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
Các tình huống :
1) Trên đường đi học, em thấy một em bé bị lạc, dang khóc tìm mẹ , em sẽ làm gì ?
2) Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để giành một quả bóng .
3) Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường . Nếu là Lan em sẽ làm gì ?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cả lớp .
+ Gọi ba nhóm đại diện lên sắm vai xử lí tình huống của nhóm mình .
+ Các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
+ GV nhận xét, kết luận: Khi gặp người già, các em nhỏ em cần nói năng, chào hỏi lễ phép, khi gặp em nhỏ chúng ta phải nhường nhịn giúp đỡ .
- Học sinh tiến hành chia nhóm và thảo luận để tìm cách ứng xử, sau đó chọn vai đóng vai .
1) Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ . Sau đó dẫn em đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình enm bé . Néu nhà em ở gần, em sẽ dẫn em bé trở vè nhà, nhờ bố mẹ em giúp đỡ .
2) Em sẽ can ngăn để 2 em không đánh nhau nữa. Sau đó em sẽ hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên chơi .
3) Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi lại xem cụ cần hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ hướng dẫn đường đi cho cụ . Nếu không biết em sẽ lẽ phép “ Bà ơi cháu cũng không biết ạ” hoặc “ Bà thử hỏi những người lớn đằng kia, tiéc quá cháu không biết, bà ạ ”
- Học sinh thực hiện :
+ Học sinh tiến hành sắm vai xử lí tình huống .
+ Học sinh nhận xét .
2. Làm bài tập 3 – 4 SGK.
* Mục tiêu: HS biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài 3 – 4.
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho các nhóm .
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy dánh dâu x vào £ trước ý đúng :
1. Ngày dành riêng cho thiếu nhi :
£ Ngày 1 tháng 6 .
£ Ngày 6 tháng 5 .
2. Ngày dành riêng cho người cao tuổi
£ Ngày 2 tháng 12 .
£ Ngày 1 tháng 10 .
3 Ghi vào £ Chữ G trước tên tổ chức dành riêng cho người cao tuổi và chữ T vào trước tên tổ chức dành riêng cho trẻ em :
£ Hội người cao tuổi .
£ Hội cựu chiến binh.
£ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .
£ Sao nhi đồng .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm bổ sung kết quả cho nhau .
- Giáo viên nhận xét, kết luận :
+ Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1/ 10 hàng năm.
+ Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
+ Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi.
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi Đồng.
- Học sinh tến hành chia nhóm .
- Học sinh thảo luận .
Đáp án
X : Ngày 1 tháng 6 .
X : Ngày 1 tháng 10 .
G
G
T
T
- Các nhóm dàn phiếu của mình lên bảng .
- Đọc phiếu của từng nhóm và nêu ý kiến .
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ .
3. Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” ở địa phương, dân tộc ta.
* Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
- Từng nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Một số tập tục tốt đẹp mà chúng ta cần phải nhớ như :
+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở những chỗ trang trọng.
+ Con cháu luôn luôn quan tâm, chăm sóc, tặng quà cho ông bà, bố mẹ .
+ Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ .
+ Trẻ em được mừng tuổi, được tặng quà vào dịp lễ tết .
- Học sinh hoạt động theo cặp, cùng kể cho nhau nghe những điều mình biết về truyền thống kính già- yêu trẻ của người Việt Nam .
- Học sinh thảo luận .
- Học sinh hoạt động cả lớp .
- Học sinh nghe và ghi nhớ .
III. Củng cố dặn dò.
Giáo viên tổng kết bài : Người già và trẻ nhỏ là những người cần được quan tâm và giúp đỡ ở mọi nơi mọi lúc . Kính già , yêu trẻ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . các em đã được tìm hiểu về truyền thống này . Thầy cô mong các em luôn cố gắng thực hiện bài học kính già – yêu trẻ .
Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài , nhắc nhở các em cùng chưa cố gắng . Về nhà học bài, thể hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già em nhỏ và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- 13.Đạo đức Kình gi¢ y↑u trẻ Tiết 2.doc