Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Em là học sinh lớp 5 (Tiếp theo)

. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Vị thế của HS lớp 5 so vơi các lớp trước.

- Bươc đầu có kĩ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

II. ĐỒ DÙNG :

- Giấy trắng, bút màu.

- Các mẫu truyện nói về tấm gương HS lớp 5.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc31 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Em là học sinh lớp 5 (Tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường và địa phương tổ chức. Hoạt động 3: Vẽ “Cây hoà bình”. MT: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình cho HS. - GV chia lớp thành 6 nhóm. - HS thi vẽ “Cây hoà bình” vào giấy khổ lớn. + Rễ cây là những việc làm, hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh + Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung. - Đại diện các nhóm trưng bày và trình bày. - NHận xét, chốt ý đúng. KL: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và cho mọi người. để có được hoà bình, mỗi người cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh Hoạt động 4: Triễn lãm nhỏ về chủ đề “Em yêu hoà bình”. MT: Củng cố bài. - HS tự vẽ tranh và trưng bày theo nhóm và giới thiệu trước lớp. - Nhận xét, chốt và tuyên dương bạn làm tốt. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét. - Vẽ tranh về chủ đề Em yêu hoà bình. - Chuẩn bị bài sau: Em tìm hiểu về Liên Hợp quốc. Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009. Đạo đức. Em tìm hiểu về liên hợp quốc (tiết 1). I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam. II. Đồ dùng : - Tranh, ảnh, băng hình về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. H: Em cần làm gì để tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình? - GV nhận xét, ghi điểm. - GV giới thiệu bài. Hoạt đông2: Tìm hiểu thông tin. MT: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chứa này. - 2 HS đọc to thông tin SGK, cả lớp đọc thầm. H: Ngoài những thông tin trên em còn biết gì về Liên Hợp Quốc? - HS nêu những điều em biết về Liên Hợp Quốc. - GV giới thiệu thêm về một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc. KL: + Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. + Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động về hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. + Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 1- SGK). MT: HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc. - GV chia lớp thành các nhóm. Các nhóm thảo luận ý kiến bài 1. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV cùng HS khác nhận xét, chốt ý đúng. KL: + Các ý kiến đúng: (c); (d). + Các ý kiến sai: (a); (b); (đ). Ghi nhớ (SGK). Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét. - Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt nam; một số hoạt động cảu Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em. - Sưu tầm tranh, ảnh về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc. Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009 Đạo đức. Giao thông địa phương. I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Nắm được Luật Giao thông. - Biết cách phòng tránh tai nạn giao thông. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ an toàn giao thông ở địa phương. II. Đồ dùng : - Tranh, ảnh, áp phích về tuyên truyền phòng tránh an toàn giao thông. - Một số biển báo tind hiệu giao thông. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. H: Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? - GV nhận xét, ghi điểm. - GV giới thiệu bài. Hoạt đông2: Tìm hiểu về Luạt giao thông. MT: HS có những hiểu biết về Luật giao thông. H: Luật giao thông quy định những gì? - Một số HS trình bày. - GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng. - GV cho HS quan sát và phân tích các tín hiệu, biển báo giao thông và tranh, ảnh về các tín hiệu giao thông thực hiện đúng luật Giao thông cho HS phân tích. Hoạt động 3: Cách phòng tránh tai nạn giao thông. MT: HS có một số biện pháp để phongd tránh tai nạn giao thông. - HS thảo luận theo nhóm: Nêu các tai nạn giao thông mà em biết (Nêu rõ nguyên nhân). - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt ý đúng. - HS nêu các cách phòng tránh tai nạn giao thông theo nhóm. - Một số nhóm trình bày. - Nhận xét, chốt ý đúng: * Cách phòng tránh tai nạn giao thông: + Nắm vững Luật giao thông. Thực hiện đúng Luật giao thông. + Người tham gia giao thông khi đi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, không uống rượu, bia. + Phương tiên khi tham gia giao thông phải đảm bảo an toàn. + Không lấn chiếm lòng, lề đường; không chở quá tải, quá khổ. H: Em cần làm gì để đảm bảo an toàn giao thông? - GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh về tham gia giao thông để HS tự phát hiện bức tranh nào thể hiện nội dung vi phạm luật giao thông. - Nhận xét, chốt ý đúng. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Thứ hai ngày 06 tháng 4 năm 2009. Đạo đức. kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Vì sao cần phải tôn trọng thầy, cô giáo. - Biết thực hiện các hành vi tôn trọng, lễ phép và biết ơn thầy, cô giáo. - Đồng tình với những hành vi tôn trọng và biết ơn thầy, cô giáo; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với thầy, cô giáo. II. Đồ dùng : - Tranh, ảnh, bài hát, bài thơ, truyện về kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. H: Vì sao cần phải tôn trọng luật giao thông? - GV nhận xét, ghi điểm. - GV giới thiệu bài. Hoạt đông2: Tìm hiểu vì sao phải kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo. MT: HS HS xác định rõ cần phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. - HS thảo luận nhóm cá vấn đề sau: + Vì sao cần phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo? + Cần phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo như thế nào? - Đại diện các nhóm trình bày. - GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt ý đúng. - HS các nhóm thi đọc các câu chuyện, thơ, ca dao, bài hát nói về sự kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. KL: Thầy, cô giáo là những người có công lao dạy dỗ chúng ta những điều hay lẽ phải, những kiến thức rất bổ ích trong cuộc sống và xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. Hoạt động 3: Liên hệ. MT: HS thấy rõ được trách nhiệm cần phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. - HS thảo luận nhóm. - Các nhóm trình bày những việc mính làm thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. Những việc chưa làm được. - Một số HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương bạn thực hiện các hành vi thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. Hoạt động nối tiếp : H: Vì sao phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Giúp đỡ bạn gặp khó khăn. Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009. Đạo đức. Giúp đỡ bạn gặp khó khăn. I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết giúp đỡ bạn gặp hoàn cảnh khó khăn. - Những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn rất cần sự giúp đỡ. Bởi vậy, các em cần phải có ý thức giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập. II. Đồ dùng : - Tranh, ảnh, bài hát, bài thơ, truyện về những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. H: Vì sao cần phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo? - GV nhận xét, ghi điểm. - GV giới thiệu bài. Hoạt đông2: Tìm hiểu về hoàn cảnh khó khăn của các bạn cùng lứa tuổi. MT: Thấy được hoàn cảnh khó khăn của bạn. - GV chí lớp thành các nhóm. - HS làm việc theo nhóm tìm hiểu: Các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn qua truyện, sách báo, tranh ảnh. - Đại diện các nhóm trình bày và giới thiệu. - GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt ý đúng. - Tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều. KL: Những bạn tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần thông cảm và tìm cách giúp đõ bạn để bạn giảm bớt sự buồn tủi, cùng vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập. Hoạt động 3: Liên hệ. MT: HS thấy rõ được những việc cần làm để giúp đỡ bạn gặp hoàn cảnh khó khăn. - HS thảo luận nhóm. + Liên hệ những bạn gặp khó khăn mà mình gặp? + Em đã giúp đỡ bạn như thế nào? + Những việc cần làm để giảm bớt nổi đau của bạn? - HS lần lượt trình bày trước lớp. - GV cùng HS cả lớp nhận xét. - Tuyên dương bạn có những việc làm thiết thực giúp đỡ bạn gặp khó khăn. Hoạt động nối tiếp : H: Vì sao phải giúp đỡ bạn gặp khó khăn? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Thực hành kĩ năng cuối kì II. Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2009 Đạo đức. Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm. I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Củng cố cho HS các kĩ năng đã học: Em yêu hoà bình, em tìm hiểu về Liên Hợp quốc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và một số hành vi đạo đức liên quan đến đạo đức địa phương. - HS thực hành được các hành vi và kĩ năng nói trên. II. Đồ dùng : - Phiếu thảo luận câu hỏi. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. H: Những bạn có hoàn cảnh như thế nào là gặp khó khăn? H: Em đã làm gì để giúp đỡ bạn gặp hoàn cảnh khó khăn? Giúp đỡ trong hoàn cảnh nào? - Nhận xét- ghi điểm. - Gv giới thiệu bài. Hoạt động2: Củng cố các kĩ năng về những hành vi đạo đức đã học. MT: Củng cố cho HS các kĩ năng về những hành vi đạo đức đã họcqua 3 bài học. - HS thống kê lại các chủ điểm đạo đức đã học ở chương trình lớp 5. - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu bài tập cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: Câu 1: Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? Để mọi người được sống trong hoà bình, chúng ta cần làm gì? Câu 2: Liên Hợp quốc là tổ chức như thế nào? Việt Nam có quan hệ như thế nào đối với tổ chức Liên Hợp Quốc? Câu 3: Vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ích lợi gì đối với mỗi con người? - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Nhận xét. Tuyên dương nhóm hoạt động tích cực. Hoạt động 3: Tự liên hệ. MT: Giúp HS biết liên hệ về cách thể hiện các hành vi đạo đức đã học qua 3 bài đạo đức. - GV nêu ra 3 chủ điểm ứng với nội dung 3 bài học. - GV nêu tình huống cụ thể để HS tự liên hệ bản thân những việc đã làm được và những việc sẽ làm của từng bạn. - Nhận xét, GV nêu cách giải quyết phù hợp, hay. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét . - Về thực hiện tốt 3 hành vi đạo đức đã học qua 3 bài học. - Thực hiện tốt các hành vi đạo đức đã học trong chương trình đạo đức 5.

File đính kèm:

  • docdao duc ca nam.doc
Giáo án liên quan