Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 9: Em yêu quê hương ( Tiết 1 )

Giúp học sinh hiểu :

• Quê hương là nơi ông bà và cha mẹ và chúng ta sinh ra , là nơi nuôi dưỡng mọi người khôn lớn . Vì thế chúng ta phải biết yêu quê hương .

• Yêu quê hương là phải luôn luôn nhớ đến quê hương , có hành động bảo vệ và xây dựng quê hương , trân trọng con người , truyền thống của quê hương .

2. Thái độ :

• Gắn bó với quê hương .

• Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương .

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 9: Em yêu quê hương ( Tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 Em yêu quê hương ( Tiết 1 ) š&› A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu : Quê hương là nơi ông bà và cha mẹ và chúng ta sinh ra , là nơi nuôi dưỡng mọi người khôn lớn . Vì thế chúng ta phải biết yêu quê hương . Yêu quê hương là phải luôn luôn nhớ đến quê hương , có hành động bảo vệ và xây dựng quê hương , trân trọng con người , truyền thống của quê hương . 2. Thái độ : Gắn bó với quê hương . Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương . 3. Hành vi : Giữ gìn , bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của quê hương , cùng tham gia vào các hoạt động chung một cách phù hợp tại quê hương . Phê phán , nhắc nhở những biểu hiện , việc làm gây tổn hại tới quê hương và truyền thống quê hương . B. Phương pháp : Kể chuyện . Đàm thoại . Giao nhiệm vụ cá nhân. Thảo luận nhóm . Sắm vai xử lí tình huống . Trò chơi : Cuộc thi “ Tôi là hướng dẫn viên du lịch địa phương ”. C. Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh về quê hương ( Địa phương nơi học sinh đang sống ) ( Hoạt động 2 – Tiết 1 ). Giấy rôki ,bút dạ ( Hoạt động 3 – Tiết 1 ,Hoạt động 3 tiết 2 ). Giấy xanh -đỏ - vàng phát đủ cho các cặp học sinh . D. Các hoạt động dạy học chủ yếu : I . Kiểm tra bài cũ . Hoạt động dạy Hoạt động học - . II. Bài mới . 1. Giới thiệu Hoạt động dạy Hoạt động học - . 2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện : Cây đa làng em . Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu học sinh đọc truyện trước . - Hỏi học sinh : + Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa ? + Hà gắn bó với cây đa như thế nào ? + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì ? + Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì đối với quê hương ? + Qua câu chuyện của bạn Hà , em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm như thế nào ? - Giáo viên đọc cho học sinh nghe 4 câu thơ trong phần ghi nhớ ở sách giáo khoa . - 1 học sinh đọc truyện – Cả lớp theo dõi . - Trả lời : + Vì cây đa là biểu tượng của quê hương cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người . + Mỗi lần về quê , Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc cây đa . + Để chữa cho cây đa sau trận lụt + Bạn rất yêu quý quê hương . + Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó , yêu quý và bảo vệ quê hương ( 3-4 học sinh trả lời ). - Học sinh lắng nghe . 3. Hoạt động 2 : Giới thiệu về quê hương em . Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu học sinh nghĩ về nơi mình sinh ra và lớn lên sau đó viết ra những điều khiến em luôn nhớ về nơi đó . - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày trước lớp theo ý sau : Quê hương em ở đâu ? Quê hương em có điều gì khiến em luôn nghĩ về ? - Giáo viên lắng nghe học sinh và giúp đỡ học sinh diễn đạt trôi chảy . - Giáo viên kết luận : + Giáo viên cho học sinh xem vài bức tranh ảnh giới thiệu về địa phương ( quê hương của đa số học sinh ) . + Quê hương là những gì gần gũi , gắn bó lâu dài với chúng ta . Nơi đó chúng ta được nuôi nấng và lớn lên. Nơi đó gắn bó với chúng ta bằng những điều giản dị : dòng sông , bến nước , đồng cỏ , mái đình , cây đa Quê hương rất thiêng liêng . Nếu ai sống mà không nhớ quê hương thì sẽ trở lên người không hoàn thiện , không có lễ nghĩa trước sau , sẽ “ Không lớn nổi thành người ”. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ viết ra những điều khiến em luôn ghi nhớ về quê hương Ví dụ : + Quê hương có bố mẹ em sinh sống . + Nơi đó có ngôi nhà em đang sống + Nơi đó có ông bà em . + Nơi đó có dòng sông em hay bơi với bạn bè . - Học sinh trả lời trước lớp . - Học sinh cùng lắng nghe , sửa chữa . + Học sinh lắng nghe, quan sát . + Học sinh lắng nghe . 4 Hoạt động 3 : Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương . Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu (câu hỏi ) sau : Hãy kể ra những hoạt động thể hiện tình yêu quê hương của em . - Giáo viên phát cho các nhóm giấy rôki ,bút dạ để học sinh viết câu trả lời . - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi . - Giáo viên cùng học sinh đánh vào những ý trả lời đúng . - Giáo viên kết luận : Chúng ta bày tỏ tình yêu quê hương bằng những việc làm hoạt động cụ thể . Đó là những hoạt động việc làm để xây dựng quê hương và bảo vệ quê hương được đẹp hơn . - Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại toàn bộ các hoạt động ,việc làm đó . - Học sinh chia nhóm , nhận nhiệm vụ , thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên vào giấy được phát , chẳng hạn : + Giữ gìn đường phố ngõ xóm luôn sạch đẹp . + Luôn luôn nhớ về quê hương . + Góp công sức , tiền để xây dựng quê hương + Lưu giữ truyền thống quê hương - Các nhóm dán kết quả lên bảng , đại diện mỗi nhóm trình bày ngắn gọn kết quả trước lớp . - Học sinh kết hợp làm theo hướng dẫn của giáo viên ( đánh dấu vào những ý trả lời đúng ). - Học sinh lắng nghe . - 1 học sinh căn cứ vào câu trả lời đã đánh dấu đúng , nhắc lại . 5. Hoạt động 4 : Thảo luận , xử lí tình huống . Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm . Thảo luận để xử lí các tình huống trong bài tập số 3 trang 30 sách giáo khoa . - Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận . - Giáo viên nêu nhận xét , tổng kết cách xử lí của mỗi tình huống . - Giáo viên kết luận ; Đối với những công việc chung có liên quan đến quê hương , chúng ta nên bớt thời gian , của cải . công sức để cùng tham gia thực hiện . Như thế là góp phần xây dựng quê hương , là có tình yêu quê hương . - Học sinh làm việc theo nhóm , bàn bạc và xử lí tình huống của bài tập số 3 trong sách giáo khoa . Cụ thể : + Tình huống a : Em sẽ gợi ý cho Tuấn đóng góp những sách tham khảo tạp chí còn nguyen vẹn chưa rách nát . Tuấn nên gặp các bạn trong thôn bàn bạc với các bạn về việc đóng góp sách gì để tủ sách phong phú , động viên các bạn cùng góp sách và nhắc nhở các bạn giữ gìn sách. + tình huống b : Bạn Hằng nên gác lại chuyện xem tivi và tham gia vào hoạt động tập thể là làm việc công ích cho đường làng , ngõ xóm . - Đại diện một nhóm trình bày cách xử lí tình huống a thì các nhóm khác cho ý kiến bổ sung . Sau đó một nhóm khác cử đại diện trình bày cách xử lí tình huống b – Các nhóm khác tiếp tục bổ sung ý kiến , nhận xét . - Học sinh lắng nghe . 6 Hoạt động thực hành . Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu mỗi học sinh về nhà thực hành 1 trong số nhiệm vụ sau : 1. Vẽ tranh về quê hương hoặc sưu tầm tranh ,ảnh về quê hương . 2.Viết thơ / viết bài giới thiệu về quê hương em hoặc tìm các bài viết ca ngợi quê hương em . 3. Sưu tầm các bài hát ca ngợi quê hương em hoặc tìm các bài viết ca ngợi quê hương em . 4. Sưu tầm các sản phẩm hoặc tranh ảnh về sản phẩm mà quê hương em sản xuất . - Học sinh lắng nghe , tự chọn nhiệm vụ cho mình . III. Củng cố dặn dò - Giáo viên kết luận : Ai cũng có quê hương . Đó là nơi ta gắn bó từ thủa ấu thơ , nơi nuôi dưỡng con người lớn lên vì vậy ta phải yêu quý quê hương , làm việc có ích để quê hương ngày càng phát triển , - Cho học sinh nghe bài hát “ Quê hương ” ( lời thơ của Đỗ Trung Quân ). - Giáo viên nhận xét giờ học , tuyên dương học sinh tích cực tham gia xây dựng bài , nhắc nhở các em còn chưa cố gắng .

File đính kèm:

  • docB¢i 9 Em y↑u qu↑ hương Tiết 1.doc