I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
+ Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dung quê hương.
+ Yêu mến tự hào về quê hương mình, mong nuốn được góp phần xây dung quê hương.
+ Đồng tình với những việc làm góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
* Giỏo dục HS cú ý thức bảo vệ mụi trường
21 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 9: Em yêu quê hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến trong bài tập 1
- HS bày tỏ các ý kiến bằng cacvhs giơ thẻ màu theo quy ước
- Gọi vài HS giải thích lí do tại sao em đồng ý hay không đồng ý
KL: các ý kiến a,d là đúng. Các ý kiến b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2
+ Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày
+ cách tiến hành
- HS làm bài tập 2
- Trao đổi với bài của bạn bên cạnh
- Một số hS trình bày ý kiến trước lớp
KL: Để bảo vệ hoà bình , trước hết mỗi người phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc quốc gia này với các dân tộc quốc gia khác như các hành động , việc làm b, c trong bài tập 2
* Hoạt động 4: Làm bài tập 3 SGK
+ Mục tiêu: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình
+ cách tiến hành
- HS thảo luận nhóm bài tập 3
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
KLvà khuyến khích những hoạt động tham gia bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
IV: Củng cố dặn dò:
? Để trái đất mãi mãi tươi đẹp yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
- Nhận xét tiết học
- dặn HS về sưu tầm tranh ảnh, về các hoạt động bảo vệ hoà bình ...
- Mỗi em vẽ một bức tranhh về chủ đề em yêu hoà bình
- Lớp hát
- Trái đất này đều là của chúng ta
- HS quan sát tranh ảnh
- HS đọc thông tin và thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- HS nghe
- HS giơ thẻ
- HS giải thích theo ý hiểu của mình
- HS làm bài cá nhân
- Trao đổi bài của mình với bạn bên cạnh
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
Tiết 2
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được : bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu: HS biết được các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và nhân dân thế giới
+ cách tiến hành
- HS giới thiệu trước lớp các tranh ảnh , bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được
- GV nhận xét có thể giới thiệu thêm một số tranh ảnh
KL: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước trên thế giới đã tiến hành nhioêù hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức
* Hoạt động 2: Vẽ : Cây hoà bình
+ Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình
+ cách tiến hành
- GV chia nhóm và hướng dẫn vẽ cây hoà bình ra giấy khổ to
- rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm các ứng sử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày
Hoa , quả và lá là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em và mọi người
- Các nhóm vẽ
- Đại diện nhóm giới thiệu về tranh của mình, các nhóm khác nhận xét
- KL: Hoà bình mang lại hạnh phúc cho mọi người . Song để có hoà bình, mỗi người trong chuíng ta phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cuộc sống hằng ngày và ứng sử hằng ngày. Đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh
* Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình
+ Mục tiêu: Củng cố bài
+ cách tiến hành:
- HS treo tranh vẽ đã chuẩn bị trước lớp
- Lớp xem tranh và bình luận
- HS trình bày bài hát hoặc bài thơ về chủ đề em yêu hoà bình
GV nhận xét
- Hs trình bày
- Các nhóm vẽ
- Đại diện nhóm trình bày
- HS trình bày tranh của mình đã vẽ
- Hs trình bày bài hát hay bài thơ
Bài 14 : Em tìm hiểu về liên hợp quốc
I. Mục tiêu :HS có thể :
- Hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở VN
- Giỏo dục HS cú ý thức bảo vệ mụi trường
II. tài liệu và phương tiện:
- Tranh ảnh , băng hình, bài báo về hoạt động của liên hợp quốc và các cơ quan liên hợpk quốc ở địa phương và VN
- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục
- Mi c rô không dây để chơi trò chơi phóng viên
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 40 41 SGK
+ Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của VN với tổ chức này.
+ Cách tiến hành
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi:
? Ngoài những thông tin trong SGK em còn biết về gì về tổ chức của LHQ ?
- GV giới thiệu thêm với HS một số tranh ảnh băng hình về các hoạt động của liên hợp quốc ở các nước, ở VN và địa phương sau đó cho HS thảo luận hai câu hỏi trong SGK
KL: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay
- Từ khi thành lập LHQ đã có nhiều hoạt động vì hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội
- VN là một thành viên của LHQ
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ bài tập 1
+ Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ
+ cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
KL: Các ý kiến c, d là đúng
các ý kiến a, b, đ là sai
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
* Củng cố dặn dò:
- Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của liên hợp quốc ở VN , về một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và địa phương và ở địa phương em
- Sưu tầm các tranh ảnh bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở VN hoặc trên thế giới.
- HS đọc thông tin
- HS trả lkời theo ý hiểu
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
- đại diện nhóm trình bày
Tiết 2
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi phóng viên ( BT 2)
+ Mục tiêu : HS biết tên một vài cơ quan của LHQ ở VN. Biết một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và ở địa phương em
+ cách tiến hành
- GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về vấn đề có liên quan đến tổ chức LHQ
VD: LHQ được thành lập khi nào?
Trụ sở LHQ đóng ở đâu?
VN đã trở thành thành viên của LHQ từ khi nào?
Bạn hãy kể tên một cơ quan của LHQ ở VN mà em biết
- HS tham gia trò chơi
- GV nhận xét , khen những em trả lời đúng , hay.
* Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ
+ Mục tiêu: Củng cố bài
+ cách tiến hành
- Gv HD các nhóm HS trưng bày tranh ảnh bài báo nói về liên hợp quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học .
- Cả lớp cùng đi xem , nghe giới thiệu và trao đổi
- Gv khen các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nội dung b
- HS đóng vai phóng viên
- HS trưng bày tranh ảnh
- Nhận xét tiết học
Bài 15 : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương .
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Giỏo dục HS cú ý thức bảo vệ mụi trường
II. Tài liệu và phương tiện
- tranh ảnh , băng hình về tài nguyên thiên nhiên : mỏ than, dầu mỏ, rừng,
III. Phương pháp:
IV. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK
+ Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người
vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS xem tranh ảnh và đọc các thông tin trong bài
- các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV kết luận và gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK
+ Mục tiêu
HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên
+ cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm việc cá nhân
- Gọi HS lên trình bày
KL: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cuộc sống của mọi người
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( BT 3)
+ Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên
+ cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV và các nhóm khác nhận xét
KL: ý kiến b, c là đúng; ý kiến a là sai
- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn , con người cần sử dụng tiết kiệm hơn
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương em
- HS tự tìm và trả lời
- GV nhận xét
- HS xem tranh và đọc SGK
- các nhóm đọc câu hỏi trong SGK và thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- HS đọc ghi nhớ
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS tự làm bài
- Vài HS trình bày bài làm của mình
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- HS tự tìm và trả lời trước lớp
Tiết 2
* Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT 2)
+ Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước
+ Cách tiến hành
- HS giới thiệu về một tài nguyên mà mình biết
- Lớp nhận xét bổ xung
- GVKL: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu : HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ
- Đại diện nhóm trình bày
- GVKL: a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên
b, c, d Là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
GV: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống , không làm tổn hại đến thiên nhiên
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK
+ Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp , ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên hiên
+ cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
GVKL: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình
* Hoạt động kết thúc:
-Nờu vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- HS lần lượt giới thiệu
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Hs thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
___________________________________________
File đính kèm:
- ĐẠO ĐỨC 5 HK II.doc