Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 12: Em yêu hòa bình ( Tiết 1 )

Giúp học sinh hiểu :

• Giá tri của hòa bình , trẻ em co quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình .

• Sự cần thiết phải yêu chuộng hòa bình .

2. Thái độ :

• Học sinh ngày càng thêm yêu quý hòa bình .

• Học sinh biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho Hòa bình , ghét hành vi chiến tranh phi nghĩa .

3. Hành vi :

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 12: Em yêu hòa bình ( Tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 Em yêu hòa bình ( Tiết 1 ) Fÿ› A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu : Giá tri của hòa bình , trẻ em co quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình . Sự cần thiết phải yêu chuộng hòa bình . 2. Thái độ : Học sinh ngày càng thêm yêu quý hòa bình . Học sinh biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho Hòa bình , ghét hành vi chiến tranh phi nghĩa . 3. Hành vi : Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ Hòa bình do nhà trường ,địa phương tổ chức , lên án những kẻ phá hoại hòa bình , gây chiến tranh . B. PHƯƠNG PHÁP : Tọa đàm trao đổi tìm hiểu thông tin , tranh ảnh . Giao nhiệm vụ cá nhân . Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh , thông tin bài hát ,bài thơ Trò chơi vẽ cây Hòa bình . Nêu vấn đề . C. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC . Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh ( Irắc,Áp-ga-nix-tan ). Tranh ảnh về những tổn thất và hậu quả do chiến tranh để lại ( Hoạt động 1–Tiết 1 ) . Tranh ảnh , băng hình về các hoạt động chống chiến tranh của thiếu nhi và trẻ em ,nhân dân Việt Nam , thế giới . ( Tiết 1 ). Mô hình cây Hòa bình ( Hoạt động 2,3- Tiết 2 ) . Thẻ xanh , đỏ cho học sinh ( Hoạt động 2 – tiết 1 ). Bảng phụ ( Hoạt động 4 – tiết 1 ). Phiếu bài tập ( Hoạt động 3- tiết 1 ). Băng dính,giấy ,bút dạ bảng . D. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : II. Bài mới . 1. Hoạt động Khởi động Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu học sinh cho biết : Loại chim nào là biểu tượng của Hòa bình ? - Yêu cầu học sinh hát bài “ Cánh chim hòa bình ”. - Giáo viên gọi 1-2 học sinh phát biểu : + Bài hát muốn nói lên điều gì ? - Loài bồ câu được lấy làm biểu tượng cho hòa bình . - Cả lớp hát. - Học sinh trả lời ( Ví dụ : Bài hát thể hiện niềm ước mơ cho sự hòa bình và niềm khát khao được sống trong vùng trời bình yên của trái đất hòa bình ). 2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa và tranh ảnh Hoạt động dạy Hoạt động học - Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh . Nếu có điều kiện giáo viên cho học sinh xem băng ,đĩa nói đến tội ác của chiến tranh , những hậu quả những tổn thất . - Yêu cầu học sinh trả lời : + Em thấy gì trong tranh ,ảnh đó ? - Để biết rõ hơn về hậu quả của chiến tranh , các em đọc các thông tin trong sách giáo khoa ( gọi 1-2 học sinh đọc ) . - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm . - Giáo viên ghi câu hỏi thảo luận treo lên bảng ,phổ biến rõ nội dung các câu hỏi thảo luận . Nội dung thảo luận : 1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh ? 2. Những hậu quả mà chiến tranh để lại ? 3. Để thế giới không còn chiến tranh , để mọi người sống hòa bình ,ấm no hạnh phúc ,trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần phải làm gì ? - Hết thời gian thảo luận , giáo viên gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . - Đề nghị các nhóm khác nhận xét,đưa ý kiến bổ sung . - Giáo viên kết luận : Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương mất mát : Đã có biết bao người dân vô tội bị chết , trẻ em bất hạnh ,, thất học ,người dân sống khổ cực đoia nghèo v.vChiến tranh là 1 tội ác . Chính vì vậy mỗi chúng ta cần cùng nắm tay , cùng bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày càng đẹp hơn . - Học sinh quan sát , theo dõi tranh ,ảnh ghi nhớ những điều giáo viên nói để trả lời câu hỏi . + Qua tranh , ảnh , em tháy cuộc sống của người dân ở vùng co chiến tranh rất cực khổ , nhiều trẻ em không được đi học , sống thiếu thốn mất người thân. - Học sinh cả lớp đọc thầm và theo dõi . - Học sinh về vị trí các nhóm . - Học sinh lắng nghe . 1. Cuộc sống của người dân ở vung chiến tranh sống khổ cực . Đặc biệt có những tổn thất lớn mà trẻ em phải gánh chịu như : mồ côi cha mẹ, bị thương tích , tàn phế , sống bơ vơ mất nhà cửa , Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính cầm súng giết người 2. Chiến tranh để lại những hậu quả lớn về người và của cải : + Cướp đi nhiều sinh mạng : Ví dụ : Cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam có gần 3 triệu bằng chết , 4,4 triệu người bị tàn tật; 2 triệu người bị nhiễm chất độc màu da cam + Thành phố , làng mạc , đường sábị phá hủy . 3. Để thế giới không còn chiến tranh , theo em, chúng ta phải : + Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh . + Lên án , phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa - Đại diện các nhóm lên trình bày . 3 Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên giới thiệu : Chiến tranh gây ra nhiều tội ác như vậy, mỗi chúng ta có những suy nghĩ và ý kiến riêng , khác nhau về chiến tranh . Các em hày bày tỏ ý kiến cho các cùng lớp biết qua việc làm bài tập sau . - Giáo viên treo bảng phụ ( ghi sẵn nội câu hỏi của bài tập 1 và hướng dẫn học sinh làm bài ). Cách thực hiện : + Phát cho học sinh thẻ quy ước ( Tán thành giơ thẻ màu xang , không tán thành giơ thẻ màu đỏ ) . + Giáo viên đọc từng ý kiến , yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ . + Giáo viên mời học sinh giải thích lí do : a, Chiến tranh không mang lại hạnh phúc cho con người . b, Chỉ trẻ em nước giầu mới có quyền sống hòa bình . c, Chỉ có nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hòa bình . d, Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hòa bình - Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức : Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình - Học sinh lắng nghe . - Học sinh quan sát bảng phụ . lắng nghe giáo viên hướng dẫn . + Học sinh nhận đồ dùng học tập . + Nghe giáo viên đọc và giơ thẻ bày tỏ thài độ . + Giải thích lí do cho từng ý kiến . a ,Tán thành : Vì cuộc sống người dân nghèo khổ , đói kém, trẻ em thất học nhiều . b , Không tán thành : Vì trẻ em các nước bình đẳng, không phân biẹt chủng tộc , giầu nghèo đều có quyền sống trong hòa bình . c, Không tán thành . Nhân dân các nước có trách nhiệm bảo vệ nước mình và tham gia bảo vệ hòa bình thế giới . d , Tán thành . 4. Hoạt động 3 : Hành động nào đúng . Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên giới thiệu : Lòng yêu hòa bình được thể hiện qua từng hoạt động và những việc làm hằng ngày của mỗi người : Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem trong lớp mình làm việc thể hiện đúng lòng yêu hòa bình ! - Giáo viên phát Phiếu bài tập Em hãy đánh dấu X trước ý em chọn : Trong các hoạt động , việc làm dưới đây việc làm nào thể hiện lòng yêu hòa bình : a. Thích chơi và cổ vũ cho những trò chơi bạo động . b. Biết thương lượng và đối thoại để giải quyết mâu thuẫn . c. Đoàn kết , hữu nghị với các dân tộc khác . d . Thích trở thành người chiến thắng dù phải sử dụng bạo lực . e. Biết phê phán các hoạt động vũ lực . g. Thích dùng bạo lực với người khác . h . Hay đe dọa,dọa dẫm người khác . i . Biết kiềm chế ,trao đổi hòa nhã với mọi người . - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả bài làm : Giáo viên đọc từng ý , yêu cầu học sinh nếu ý đó chọn thì giơ tay , Với những ý còn có học sinh chọn sai , yêu cầu các học sinh làm đúng giải thích . - Giáo viên kết luận: Ngay trong những hoạt động nhỏ trong cuộc sống , các em phải biết giữ thái độ đoàn kết . Đó là đức tính tốt . Như thế các em mới xây dựng được tình yêu hòa bình - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nhận phiếu và làm bài tập . Đáp án : Các hoạt động thể hiện lòng yêu hòa bình là : b ; c ; e ; i . - Học sinh nghe giáo viên đọc các ý thể hiện kết quả làm bài . - Những học sinh làm đúng giải thích cho các bạn làm sai . - Học sinh ghi nhớ . 5. Hoạt động 4: Làm bài tập số 3 – sách giáo khoa Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập số 3 trang 39 sách giáo khoa : Khoang tròn vào số ghi trước hoạt động ví hòa bình mà em biết và giới thiệu với bạn bè về hoạt động đó . 1. Đi bộ vì hòa bình . 2. Vẽ tranh về chủ đề “ Em yêu hòa bình ”. 3. Diễn đàn “ Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh ”. 4. Mít-tinh lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược. 5. Giao lưu với thếu nhi quốc tế . 7. Viết thư kết bạn với thiếu nhii các địa phương , các nước khác . - Giáo viên gọi học sinh trình bày hiểu biết về từng hoạt động trên . - Giáo viên hỏi : Em tham gia vào những hoạt động nào trong những hoạt động vì hòa bình đó ? - Em nào có thể tham gia vào hoạt động nào ? - Học sinh quan sát bảng phụ . - Đọc đề bài và làm bài theo cặp. - 7 học sinh nối tiếp nhau trình bày , cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời . 6. Hoạt động Thực hành Hoạt động dạy - Hoạt động học - Yêu cầu học sinh về nhà : Sưu tầm tranh ,ảnh , bài báo, bài hát về cuộc sống của trẻ em , nhân dân vùng có chiến tranh , các hoạt động bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh của trẻ em Việt Nam và thế giới . - Vẽ tranh về chủ đề “ Em yêu hòa bình ” Củng cố dặn dò - Giáo viên hỏi : Trẻ em chúng ta có phải gìn giữ hòa bình không ? Chúng ta làm gì để gìn giữ , bảo vệ hòa bình ? - Học sinh trả lời ( dựa theo kết quả hoạt động 2 và 3 ) . - Giáo viên kết luận : Trẻ em có quyền được sống hòa bình và coa trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng của mình . - Giáo viên nhận xét tiết học ,tuyên dương các học sinh tích cực tham gia xây dựng bài , nhắc nhở các em còn chưa cố gắng .

File đính kèm:

  • docB¢i 12 Em y↑u hòa bình tiết 1.doc
Giáo án liên quan