Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 1 : Em là học sinh lớp 5 (Tiếp theo)

. Học sinh biết được

- HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học tập, rèn luyện.

 - Vui và tự hào là HS lớp 5.

 - Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.

2. các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 - Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).

 - Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).

 

doc49 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 1 : Em là học sinh lớp 5 (Tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? * Hoạt động 2 : Làm bài 1 SGK. 1. Nêu yêu cầu bài 1. - Theo em, những từ ngữ nào dưới đây chỉ tài nguyên thiên nhiên ? * GV kết luận : Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thhiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau: để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn như công ước Quốc tế và Quyền trẻ em đã định. * Hoạt động 3: - Chia nhóm : - Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? + Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú không thể cạn kiệt. +Tài nguyên thiên nhiên là để phục vụ cho con người nên chúng ta được sử dụng thoải mái, không cần tiết kiệm. + Nếu không bảo vệ tài nguyên nước, con người sẽ không có nước sạch để sống. + Nếu tài nguyên cạn kiết, cuộc sống con người vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ và duy trì cuộc sống lâu dài cho con người. * GV kết luận : Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng không phải là vô hạn. Nếu chúng ta ko biết sử dụng tiết kiệm và hợp lý, nó sẽ cạn kiệt và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của con người. * Cho HS đọc phần ghi nhớ. *cũng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Hoàn thanh phiếu thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK. - HS đọc và quan sát. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày kết quả. - Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế, chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt, nuối sống con con người... - Sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ nguồn nước, không khí. - HS làm việc cá nhân - HS trả lời. - Bày tỏ thái độ - Các nhóm thảo luận bài tập - HS giơ thẻ tán thành và ko tán thành (Xanh - tán thành, đỏ - không tán thành) + Tán thành ý 3, 5 + Không tán thành ý 1, 2, 4. - Vài HS đọc phần ghi nhớ. - học sinh lắng nghe. Tuần 31 BÀI 14: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( tiết 2) I - MỤC TIÊU: 1.Học xong bài này HS biết : - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 2. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta. - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên). - Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên). - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 3. Tích hượp BVMT - Một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương . - Vai trò của tài nguyên đối với cuộc sông scon người - Trách nhiệm của HS trong việc tham gia giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. II – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, dầu mỏ, rừng cây ...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Hoạt động 1: - Cho HS làm bài tập 2 * GV kết luận : Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó, chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Hoạt động 2: - Cho HS hoạt động theo nhóm - Những việc làm dưới đây là bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên. * GV kết luận: * Hoạt động 3: * GV kết luận : - Có nhiều cách bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình. * Củng cố - Dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn các em thực hiện: + phải biết tiết kiệm nước + Phải bảo vệ môi trường HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên - HS giới thiệu, cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận bài tập 4. - Đại diện nhóm trình bày. - Ý a, đ, e * Làm bài tập 5. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác thảo luận và bổ sung. - Học sinh lắng nghe thực hiện. TUẦN 32 ĐẠO ĐỨC BÀI DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Lớp 5) BÀI : GIÚP ĐỠ CÁC CHÚ CÔNG AN LÀM NHIỆM VỤ I, Mục tiêu: - HS biết giúp đỡ các chú công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong xã hội là trách nhiệm chung của mỗi công dân trong đó có các em ở lứa tuổi thiếu niên. - Biết cách xử lí khi phát hiện kẻ gian. - Có tinh thần cảnh giác phòng gian cao. Có ý thức trong việc giúp đỡ các chú công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự xã hội. II. Chuẩn bị : SGK ĐĐ 5 cũ. II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin Mục tiêu : Biết một số biểu hiện hành vi phạm pháp và hiểu vì sao phải báo các chú công an. Cách tiến hành: + GV kể lại chuyện “Khách không mời mà đến”. + HS thảo luận nhóm đôi và phát biểu. + Kết luận : Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em phải nêu cao tinh thần cảnh giác và có ý thức bảo vệ bảo vệ tài sản của nhân dân, của gia đình,Tuy nhiên, các em phải khéo léo xử lí để tránh và chạm kẻ xấu, gây nguy hại bản thân. Hoạt động 2 : Xử lí tình huống. Mục tiêu: Biết cách xử lí khi gặp kẻ xấu hoặc phát hiện những hành vi phạm pháp. Cách tiến hành: + Chia lớp thành 3 nhóm ngẫu nhiên, giao tình huống, HS thảo luận, phát biểu. + Kết luận : Nhiệm vụ bảo vệ an ninh,trật tự xã hội là cảu cơ quan công an, nhưng nếu có sự giúp đỡ của nhân dân thì sẽ ngăn chặn kịp thời hơn những hành vi phạm pháp. Hoạt động 3: Liên hệ, tự liên hệ - Mục tiêu: HS tự đánh giá bản thân và người khác qua những việc đã làm được với việc góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Cách tiến hành: + GV nêu yêu cầu.. + HS trao đổi nhóm đôi. + HS phát biểu, các bạn khác chất vấn. + GV tuyên dương. + Kết luận : Mỗi người là một thành viên cảu xã hội, tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn xã hội “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. * Hoạt động nối tiếp : Tuyên truyền cho mọi người cùng hưởng ứng bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội. TUẦN 33 BÀI : TÔN TRỌNG GIAO THÔNG Ở ĐỊA PHƯƠNG EM I, Mục tiêu: - Hiểu vì sao cần tôn trọng giao thông đường bộ ở địa phương. - Biết một số biểu hiện tôn trọng giao thông khi tham gia giao thông đường bộ ở địa phương. - Có ý thực hiện và thái độ đồng tình với những người biết tôn trọng giao thông. II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi sẵn bài thơ, phiếu khổ lớn ghi khẩu hiệu. Một số thông tin về giao thông ở địa phương. II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin Mục tiêu : Hiểu vì sao cần phải tôn trọng giao thông đường bộ ở địa phương. Cách tiến hành: + GV kể lại một số vụ tai nạn giao thông và hậu quả của nó. + GV nêu yêu cầu thảo luận. + Kết luận : Điều kiện đường bộ ở địa phương ta còn nhiều khó khăn. Mọi người cần cẩn thận khi tham gia giao thông. Hoạt động 2 : Chọn lựa “Nên – Không nên”. - Mục tiêu: Biết một số biểu hiện tôn trọng luật giao thông và những hoạt động nên tránh khi tham gia giao thông. Cách tiến hành: + GV gắn bảng phụ có sẵn bài thơ, gạch chân những từ ngữ có ý nghĩa “nên” và “không nên” khi tham gia giao thông. Đi xe đạp cần phải đảm bảo, Đủ chuông, phanh, đèn tốt trước sau Không được đùa giỡn đuổi nhau, Cũng đừng hối hả đi mau lấn đường, “Tài” mà bất cẩn thì “tai” có ngày. + HS thảo luận nhóm đôi, ghi ra giấy nháp. + Đại diện báo cáo. + Kết luận : Không chỉ tham gia giao thông đường bộ ở địa phương mà ở mọi nơi, chúng ta cần chú ý những nguyên tắc an toàn. Hoạt động 3: Động não - Mục tiêu: Củng cố ý thức an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Cách tiến hành: + GV phân nhóm rồi yêu cầu HS suy nghĩ để ghi ra khẩu hiệu tuyên truyền, hành động với nội dung an toàn giao thông vào các băng rôn. + HS trao đổi nhóm đôi. + Đọc, giải thích ý nghĩa. + GV tuyên dương. + Kết luận : An toàn là bạn, Tai nạn là thù. Hãy luôn ghi nhớ, Chấp hành giao thông. Hoạt động nối tiếp : Thực hiện đúng luật giao thông ở mọi nơi TUẦN 34 BÀI : ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA I, Mục tiêu: - HS biết công lao to lớn của thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với Cách mạng. - Trách nhiệm của mỗi người là biết ơn, quan tâm, giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với đất nước. - Biết thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể. - Biết ơn thương binh liệt sĩ, đồng tình với những việc làm đền ơn đáp nghĩa. II. Chuẩn bị : GV : Tìm hiểu một số việc làm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với Cách mạng. Bảng phụ, hoa giấy. HS : Hình tròn bằng giấy đường kính 15 – 20 cm. II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin Mục tiêu : HS hiểu những công lao to lớn của thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với Cách mạng và biết trách nhiệm của mình đối với họ. Cách tiến hành : + HS trình bày một số thông tin có nội dung trên thoe nhóm, chất vấn lẫn nhau. + GV nhận xét, tuyên dương. + Kết luận : Để có được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc, và cuộc sống tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đó là nhờ sự hi sing xương máu của TBLS, công lao to lớn của mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với Cách mạng. Bổn phận của chúng ta là phải biết ơn và có những hành động thiết thực đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình TBLS, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với Cách mạng. Hoạt động 2 : Trò chơi “Cánh hoa tính nghĩa”. - Mục tiêu: Biết được một số việc làm để bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với Cách mạng. Cách tiến hành: + Giao cho mỗi nhóm một bảng phụ, các nhóm gắn cánh hoa tình nghĩa có ghi việc làm ĐƠĐN. + HS làm việc theo nhóm. + Nhận xét, tuyên dương. + Kết luận : “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, HS có bổn phận biết ơn những người có công với đất nước, thể hiện bằng việc làm cụ thể là học tập cho tốt để lớn lên xây dựng đất nước giàu đẹp. * Hoạt động nối tiếp : Thường xuyên có những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với TBLS, mẹ VNAH, gia đình có công vời CM. TUẦN 35 THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HKII

File đính kèm:

  • docDao duc 5.doc