I –Mục đích, yêu cầu
1. Nhớ – viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài đất nước.
2. Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua BT thực hành.
II -Đò dùng dạy-học
- Ba tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm BT2.
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Ba, bốn khổ giấy khổ A4 để HS làm BT3.
III –Các hoạt động dạy-học
1. Giới thiệu bài
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Chính tả: Đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 05 tháng 04 năm 2007
Chính tả:
Đất nước
I –Mục đích, yêu cầu
1. Nhớ – viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài đất nước.
2. Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua BT thực hành.
II -Đò dùng dạy-học
- Ba tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm BT2.
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Ba, bốn khổ giấy khổ A4 để HS làm BT3.
III –Các hoạt động dạy-học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nhớ-viết
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1-2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ. Cả lớp nghe, nhận xét.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm 3 khổ thơ cuối. GV nhắc HS chú ý những từ các em dễ viết sai, cách trình bày bài thơ thể tự do (đầu mỗi dòng thơ thẳng theo hàng dọc).
- HS gấp SGK, nhớ lại, tự viết bài. GV chấm, chữa bài. nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập (lệnh và bài gắn bó với miền Nam).
- Cả lớp đọc thầm lại bài Gắn bó với miền Nam, gạch dưới các cum từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng (trong VBT); suy nghĩ kĩ để nêu nhận xét về cách viết hoa các cum từ đó. GV phát riêng bút dạ và phiếu cho 3 HS
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày. cả lớp và GV nhận xét.
Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người – (Hồ Chí Minh) – thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng (tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái dầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó); mời hai, ba HS nhìn bảng đọc lại. cả lớp theo dõi, ghi nhớ.
Bài tập 3
- Một HS đọc nội dung của bài tập (Lưu ý HS đọc cả lệnh và đoạn văn).
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- GV gợi ý: Tên các danh hiệu trong đoạn văn được in nghiêng. dựa vào cách viết hoa tên danh hiệu, các em hãy phân tích các bộ phận tao thành tên đó (dùng dấu gạch chéo /). sau đó viết lại tên các danh hiệu cho đúng.
- Một HS nói lại tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn: anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (lặp lại hai lần); bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- HS viết lại tên các danh hiệu cho đúng. GV phát giấy khổ A4 cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
Địa lí
Bài 27: Châu đại dương và châu Nam cực
I. Mục tiêu:
- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lý, tự nhiên, dân cư, kinh tế cảu châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
II -Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cự.
- Quả địa cầu.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam cực.
III –Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Châu Đại Dương
a) Vị trí địa lí, giới hạn
# HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK:
Châu Đại Dương gồm những phần đất nào ?
- Trả lời câu hỏi ở mục a trong SGK.
HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của Châu Đại Dương.
- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp.
b) Đặc điểm tự nhiên
# HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau:
Khí hậu
Thực, động vật
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
c) Dân cư và hoạt động kinh tế
HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi :
? Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học ?
? Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ?
? Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
2. Châu Nam Cực
# HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh:
? Trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
? Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.
? Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên ?
Kết luận:
- Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
- Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên.
HS trình bày kết quả và GV giúp đỡ HS hoàn thành câu trả lời; gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ.
HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Toán
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng, cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ
a,
Yêu cầu HS lam bài tập 2VBT
Giáo viên nhận xét
B. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1
Treo bảng phụ
Yêu cầu HS đọc bài
? Em hiểu yêu cầu bài tập này ntn?
Yêu cầu HS lam bài
b. (Tương tự)
c, Trong bảng đơn vị đo đọ dài (hoặc đơn vị đo khối lượng)
? Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé liền kề?
? Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn liền kề?
Bài 2
GV hướng dẫn HS làm bài sau
1m = 10dm = 100cm = 1000mm
1m = 1/10dm = 0,1dm
Yêu cầu HS lam bài vào vở
GV đi giúp dỡ những HS yếu
Giáo viên nhận xét
Bài 3( Hướng dẫn tương tự)
Củng cố, dặn dò.
2HS làm bài
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Điền tên các đơn vị đo đọ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề vào ô trống trong bảng cho phù hợp.
+ ...
1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé
+ Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
HS và gv cùng làm
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu (T2)
( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Mục tiêu
Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, dấu than.
Củng cô kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
II. Đồ dùng dạy học
bảng học nhóm, bút dạ
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài tập 2
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Yêu cầu HS đọc bài
GV: đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu có ô trống ở cuối: nếu là câu kể thì điền dấu thí điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu dấu hỏi; câu cảm câu cầu khiến thì điền dấu than.
Bài 2( Hướng dẫn tương tự bài tập 1)
Bài 3
Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài
? Hãy xác định yêu cầu của mỗi câu?
là kiểu câu gì?
là kiểu câu gì?
là kiểu câu gì?
là kiểu câu gì?
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
3.Củng cố, dặn dò.
1HS làm bài
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
1HS làm bài ở bảng nhóm, lớp làm vào vở
Đọc kết quả, lớp nhận xét
Là kiểu câu cầu khiến.
Là kiểu câu hỏi.
Là kiểu câu cảm.
Là kiểu câu cảm
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét .
Mĩ thuật.
Bài 29 : Tập nặn tạo dáng
Đề tài ngày hội
i - mục tiêu
- HS hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội.
- HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài.
- HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán.
II – chuẩn bị
- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.
- Sưu tầm một số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội(nếu có).
- Bài nặn của HS lớp trước.
- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán....
- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.
- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.
III – các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giới thiệu bài
Gv cho HS xem tranh ảnh về ngày hội để lôi cuốn HS vào nội dung bài học.
Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài
- Gv yêu cầu HS kể về những ngày hội ở quê hương hoặc những lễ hội mà em biết,
- GV yêu cầu HS xem tranh ảnh về lễ hội rồi tóm tắt: Trong lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. lễ hội ở những vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Cách nặn
- GV yêu cầu HS chọn nội dung và tìm các hình ảnh chính, phụ để nặn.
- Gv nhắc HS nhớ lại cách nặn đã học và nặn mẫu một hình nặn cho HS quan sát.
+ Nặn từng bộ phận rồi gép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi đất.
+ Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết.
+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV có thể tổ chức hoạt động thực hành cho HS như sau:
+ Nặn theo cá nhân.
+ Nặn theo nhóm (mỗi nhóm 3-4 HS). Các nhóm trao đổi, tự chọn nội dung, tìm hình ảnh rồi phân công mỗi thành viên trong nhóm nặn một vài hình để sắp xếp theo đề tài .
- GV quan sát, gợi ý, bổ sung cụ thể cho từng cá nhân hoặc nhóm để giúp các em hoàn thành bài ở lớp.
- Các nhóm, cá nhân nặn rồi sắp xếp hình nặn theo đề tài. GV gợi ý cho HS chỉnh sửa các dáng người sao cho rõ nội dung hoạt động và tạo được sự hài hòa, liên kết trong nhóm hình nặn.
Hoạt động 4: Nhận xét ,đánh giá
- GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét về một số bài về:
+ Hình nặn (rõ đặc điểm).
+ Tạo dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động).
+ Sắp xếp các hình nặn (rõ nội dung đề tài).
- GV gợi ý HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét chung về tiết học, khen gợi các nhóm, cá nhận có bài nặn đẹp. cho một số bài đẹp làm ĐDDH.
Dặn dò
File đính kèm:
- thu 5 (2).doc