–Mục đích, yêu cầu
1. Nghe – viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta.
II -Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hao tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Bút dạ và một tờ phiếu viết các cum từ in nghiêng ở BT2.
III –Các hoạt động dạy-học
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Chính tả: Cô gái của tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 12 tháng 04 năm 2007
Chính tả (N-V)
Cô gái của tương lai
I –Mục đích, yêu cầu
1. Nghe – viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta.
II -Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hao tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Bút dạ và một tờ phiếu viết các cum từ in nghiêng ở BT2.
III –Các hoạt động dạy-học
A –Kiểm tra bài cũ
Một HS đọc cho 2-3 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong BT2 tiết chính tả trước (anh hùng lao động,Huân chương kháng chiến,...).
B –Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài chính tả Cô gái của tương lai. HS theo dõi trong SGK.
- GV hỏi HS về nội dung bài chính tả.
- HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai (viết lại trên giấy nháp để ghi nhớ): in-tơ-nét (từ mượn tiếng nước ngoài), ốt-xtrây-li-a (tên riêng nước ngoài), Nghị viện Thanh niên (tên tổ chức).
- Cách thực hiện tiếp theo như các bài chính tả trước.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2
- HS đọc nội dung BT2.
- GV mời một HS đọc lại các cụm từ in nghiêng trong đoạn văn.
- GV dán tờ phiếu đã viết các cụm từ in nghiêng; giúp HS hiểu yêu cầu của bài: những cụm từ in nghiêng là tên các danh hiệu và huân chương chưa được viết hoa đúng chính tả. nhiệm vụ của các em là: nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ; viết lại các chữ đó; giải thích vì sao phải viết hoa các chữ đó.
- GV mở bảng phụ đã viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng (Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó); mời một HS đọc lại.
- HS viết lại cho đúng chính tả các cụm từ in nghiêng.
- Gvdans tờ phiếu, mời ba HS tiếp nối nhau lên bảng làm bài – mỗi em sửa lại hai cụm từ. sau đó, nói rõ vì sao em sửa như vậy. cả lớp và GV nhận xét sau ý kiến của mỗi HS.
Bài tập 3
- GV nêu yêu cầu của BT3, giúp HS hiểu: BT đã cho sẵn tên ba huân chương được viết hoa đúng chính tả. nhiệm vụ của các em là đọc kĩ nội dung từng loại huân chương để điền đúng tên từng huân chương vào chỗ trống trong mỗi câu.
- HS xem ảnh minh họa các huân chương trong SGK; đọc kĩ nội dung từng loại huân chương, làm bài. GV phát phiếu cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. cả lớp và GV nhận xét.
Địa lí
Bài 28: Các đại dương trên thế giới
I. Mục tiêu:
- Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
- Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lý, diện tích).
- Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II -Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới.
- Quả địa cầu.
III –Các hoạt động dạy-học chủ yếu
1. Vị trí của các đại dương
Bước 1: HS quan sát hình 1, hình 2 trong SGK hoặc quả địa cầu, rồi hoàn thành bảng sau vào giấy.
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
.................................
....................................
ấn Độ Dương
.................................
....................................
Đại Tây Dương
..................................
....................................
Bắc Băng Dương
..................................
Bước 2:
- Đại diện từng cặp HS lên bảng trình bày kết quả làm việc trước lớp, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
2. Một số đặc điểm của các đại dương
Bước 1: HS trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?
Bước 2:
- Đại diện một số nhóm HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- Nhóm khác bổ sung
- Giáo viên nhận xét
Bước 3: Hãy chỉ trên quả địa cầu vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích
KL: Trên bề mặt rái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
Toán
Ôn tập về đo thời gian
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số dơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ ...
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài tập 2,3 VBT
Giáo viên nhận xét
B. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
Treo bảng phụ đã ghi đề bài.
Yêu cầu HS đọc bài
Hãy nhớ lại để diền vào chỗ trống
Lần lượt HS làm bài
Giáo viên nhận xét
Bài 2
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Thảo luận theo cặp, nói cho nhau nghe về giờ của đồng hồ.
Yêu cầu trình bày
Giáo viên nhận xét
Bài 4
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
trình bày KQ
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
2HS làm bài
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
HS thảo luận
10 HS nêu kq, lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
4HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
HS thảo luận
4HS trình bày kết quả, lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
HS làm vào vở, trình bày KQ, nhận xét
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng học nhóm, bút dạ
Bảng phụ ghi câu văn đoạn văn để trống trong bài truyện kể về bình minh
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài tập 1,2 ở tiết trước.
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1
Dán phiếu lên bảng
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
2HS làm bài
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
# Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
# Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
# Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
# Câu b
# Câu a
# Câu c
Bài 2
Yêu cầu HS đọc bài
Nêu yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm, rồi viết lại cho đúng chính tả ...
+ 2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét, bổ sung
+ 2HS đọc lại KQ
Mĩ thuật
Vẽ trang trí
trang trí đầu báo tường
I – mục tiêu
- HS hiểu ý nghĩa cảu báo tường.
- HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp.
- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II – chuẩn bị
- Sưu tầm một số đầu báo (báo nhân dân, quân đội nhân dân...).
- Một số đầu báo của lớp hoặc của trường.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- But chì, tẩy, màu vẽ...
III – các hoạt dộng dạy – học chủ yếu
Giơi thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
- GV giơi thiệu một số đầu báo và gợi ý để HS quan sát, nhận thấy:
+ Tờ báo nào cũng có: đầu báo và thân báo (nội dung gồm các bài báo, hình vẽ, tranh ảnh...).
+ Báo tường: Báo của mỗi đơn vị như: bộ đội trường học...thường ra vào những dịp lễ tết hoặc các đợt thi đua. mỗi ngươi trong đơn vị viết một vài bài, có thể là thơ ca, văn xuôi hay tranh vẽ...sau đó dán vào một tấm bảng hay một tờ giấy lớn, để ở nơi thuận tiện cho nhiều người cùng xem.
- GV giơi thiệu một số đầu báo và gợi ý để HS tìm ra các yếu tố của đầu báo:
+ Chữ:
Tên tờ báo: là phân chính, chữ to, rõ, nổi bật.cỏ thể là chữ in hoa hay chư thường, màu sắc tươi sáng, nổi bật.
Chủ đề của tờ báo: cỡ chữ nhỏ hơn tên báo.
Tên đơn vị sắp xếp ở vị trí phù hợp, nhỏ hơn tên báo.
+ Hình minh họa: hình trang trí, cờ , hoa, biểu trưng,...
- GV yêu cầu một số HS phát biểu chọn chủ đề báo, tên tờ báo, kiểu chữ, hình minh họa.
Hoạt động 2:Cách trang trí đầu báo tường
- GV giơi thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ minh họa lên bảng cách trang trí đầu báo:
+ Vẽ phác các mảng chữ, hình minh họa sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ và cân đối.
+ Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.
+ Vẽ màu tươi sáng, rõ và phù hợp với nội dung.
- GV giơi thiệu cho HS quan sát một số bài trang trí đầu báo của các bạn lớp trước để các em tự tin hơn.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV có thể tổ chức cho HS thực hành như sau:
+ Làm bài cá nhân.
+ Làm bài theo nhóm ở trên bảng (bằng phấn màu) hoặc trên giấy khổ A4.
- HS tự làm bài hoặc thảo luận, phân công tác phần việc cho các thành viên trong nhóm.
- GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, động viên HS làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét, đánh giá về:
+Bố cục (rõ nội dung).
+ Chữ (tên báo nổi rõ, đẹp).
+ Hình minh họa (phù hợp và sinh động).
+ Màu sắc (tươi sáng, hấp dẫn...).
- GV gợi ý cho HS xếp loại theo cảm nhận riêng (khi nhận xét, xếp loại, HS cần nêu lí do vì sao đẹp, chưa đẹp).
- GV tổng kết, nhận xét chung về tiết học.
Dặn dò
Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em của các bạn trong lớp.
File đính kèm:
- thu 5.doc