MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Làm quen với hình thức hát ca- nông (hát đuổi).
- HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 2. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, băng đĩa nhạc, máy nghe.
- Bài TĐN số 2.
2. Học sinh:
- SGK âm nhạc 5.
- Nhạc cụ gõ.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 5: Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5.
Thứ 4 ngày 29 tháng 9 năm 2010
Buổi 1:
ÔN TẬP BÀI HÁT: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH.
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2.
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Làm quen với hình thức hát ca- nông (hát đuổi).
- HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 2. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, băng đĩa nhạc, máy nghe.
- Bài TĐN số 2.
2. Học sinh:
- SGK âm nhạc 5.
- Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
- Kiểm tra bài cũ: Hát bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”
2 HS thể hiện bài hát trước lớp. GV đệm đàn.
- Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Phần hoạt động:
a. Nội dung 1: Ôn tập bài hát "Hãy giữ cho em bầu trời xanh".
Ôn lời 1 của bài hát sau đó HS hát lời 2 theo băng nhạc. Hát với sắc thái rắn rỏi, hùng mạnh. Chú ý ngân đủ số phách ở cuối câu hát (đếm 2-1 khi bắt đầu vào bài).
- Chia thành các nhóm tập hát đối đáp (đoạn a).
Cụ thể như sau:
Đoạn a (lời 1)
Nhóm 1: Hát câu 1.
Nhóm 2: Hát câu 2.
Nhóm 1: Hát câu 3.
Nhóm 2: Hát câu 4.
Đoạn b: Tất cả cùng hát.
Đoạn a (lời 2)
- 1 em lĩnh xướng: Câu hát 1: Hãy chặn tay... hiếu chiến.
- Nhóm 1: Câu hát 2: Cho bầy em...trường vui..
- Nhóm 2: Câu hát 4: Cho trẻ thơ...hành tinh.
Đoạn b: Tất cả cùng hát.
b. Nội dung 2: Học bài TĐN số 2.
- GV treo bảng phụ bài TĐN số 2.
? Bài tập đọc nhạc số 2 có những nốt gì? (Đô đen, Đô đen, Đô đen, Mi trắng,...)
? Hãy sắp xếp các nốt thứ tự từ thấp đến cao ?
- Luyện tập cao độ : Đọc thang âm Đô, Rê, Mi, Son, La theo chiều đi lên và đi xuống.
? Bài tập đọc nhạc có những hình nốt gì?
- GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu.
- Tập đọc nhạc từng câu- GV đàn giai điệu từng câu nhạc.
- Tập đọc nhạc cả bài.
- Ghép lời ca.
3. Phần kết thúc:
HS đọc nhạc ghép lời và gõ phách bài TĐN số 2.
Buổi 2:
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.
I. MỤC TIÊU:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nghe tiết tấu đoán tên bài hát.
- Thông qua trò chơi rèn luyện trí nhớ và sự cảm nhận Âm nhạc của HS.
II. CHUẨN BỊ:
- Cách tổ chức trò chơi “ Độ dài hình nốt nhạc”.
- Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học: Trò chơi Âm nhạc.
2. Phần hoạt động:
GV giới thiệu cách chơi trò chơi “Độ dài hình nốt nhạc”.
- GV phân HS thành 4 nhóm, qui định tên cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 : Có tên gọi là hình nốt trắng.
+ Nhóm 2 : Có tên gọi là hình nốt đen.
+ Nhóm 3 : Có tên gọi là hình móc đơn.
+ Nhóm 4 : Có tên gọi là hình nốt móc kép.
Luật chơi như sau:
Quản trò hô: “Nốt trắng”. Đại diện nhóm nốt trắng chạy lên bảng (1 em).
Quản trò hô tiếp: “Nốt đen”. Nhóm nốt đen chạy lên bảng 2 em ( 1nốt trắng = 2 nốt đen).
Nếu quản trò hô “ Móc đơn” thì nhóm móc đơn phải nhớ chạy lên đúng 4 em.
Tương tự như thế với cách hô của quản trò mà các nhóm phải thực hiện đúng số lượng như độ dài tương ứng của các hình nốt.
- Đổi lại tên hình nốt giữa các nhóm và tiếp tục thực hiện trò chơi.
3. Phần kết thúc:
GV nêu ý nghĩa của trò chơi: Giúp HS nắm bắt được tên các hình nốt nhạc và độ dài tương quan giữa các hình nốt.
File đính kèm:
- -TUN5~1.doc