Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
* Nơi có điều kiện: Hs biết đây là bài hát nhạc nước ngoài, lời Việt.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách.)
- Bảng phụ bài hát.
- Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
9 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 23: Tiết 23: Học hát bài: Chú chim nhỏ dễ thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung.
- Gv hướng dẫn Hs tập viết bốn loại hình nốt trên vào vở.
- Gv hướng dẫn cho Hs biết về độ ngân dài của các hình nốt: Nốt trắng ngân dài nhất, rồi đến nốt đen, nốt móc đơn và ngân ngắn nhất là nốt móc kép.
- Trong âm nhạc người ta quy định nốt trắng ngân dài = 2 nốt đen = 4 nốt móc đơn = 8 nốt móc kép.
- Gv nêu ví dụ.
*Hoạt động 2: Nghe kể chuyện Du Bá Nha – Chung Tử Kỳ
- Gv đọc câu chuyện Du Bá Nha – Chung Tử Kỳ cho Hs nghe 2 lần.
- Gv đặt câu hỏi:
+ Trong hai người ai biết chơi đàn?
+ Vì sao hai người kết thành đôi bạn thân?
+ Vì sao Bá Nha thề không bao giờ chơi đàn nữa?
- Gv nêu tính giáo dục của câu chuyện: Các em phải cố gắng học môn âm nhạc để hiểu biết những nét đẹp của môn nghệ thuật này và biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của các bài hát.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV hỏi đặc điểm của từng loại hình nốt:
+ Hình nốt có 2 móc hình vòng cung là hình nốt gì?
+ Hình nốt nào có thân nốt để trắng?
+ Hình nốt trắng khác hình nốt đen ở điểm nào?
- Gv nhận xét và đánh giá.
- Dặn hs về nhà cố gắng luyện tập, ghi nhớ ví trí tên các nốt nhạc,phân biệt được các loại hình nốt nhạc và trường độ của chúng.
- Gv nhận xét tiết học.
- HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
- Cả lớp hát.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát bảng phụ.
- HS lắng nghe.
- Hs tập viết bốn loại hình nốt trên vào vở.
- Hs lắng nghe.
- Hs nghe Gv kể chuyện.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
- Hs trả lời: Nốt móc đơn
- Nốt trắng.
- Nốt trắng khác hình nốt đen ở chỗ thân nốt để trắng chứ không tô đen.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Lớp
1
Ngày soạn :
12 / 02 / 2011
Tiết :
23
Ngày giảng :
Thứ 3 - Ngày 15/ 02/2011
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: Bầu trời xanh,Tập tầm vông
NGHE HÁT ( HOẶC NGHE NHẠC )
I.Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Nơi có điều kiện: Hs được nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc một bài dân ca.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn, thanh gõ phách.
- Máy nghe, băng nhạc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
- Gv nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đan xen trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát
1.Ôn tập bài hát Bầu trời xanh
- Gv đệm đàn cho hs nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi hs nhận biết tên bài hát, tác giả bài hát?
- Gv hướng dẫn Hs hát bài hát bằng nhiều hình thức hát tập thể, hát theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn Hs hát kết hợp vận động phụ họa.
- Mời Hs biểu diễn trước lớp.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
2. Ôn tập bài hát Tập tầm vông
- Gv hỏi Hs biết bài hát nào vừa hát vừa kết hợp với trò chơi đố nhau, tác giả bài hát là ai?
- Gv hướng dẫn Hs ôn lại bài hát.
- Hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn Hs hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn Hs hát kết hợp trò chơi tập tầm vông.
- Mời hs biểu diễn trước lớp.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
*Hoạt động 2: Nghe nhạc.
- Gv ổn định lại tư thế, thái độ cho hs khi nghe nhạc.
- Gv giới thiệu cho hs một bài hát thiếu nhi hoặc một trích đoạn nhạc không lời.
- Gv mở băng cho Hs nghe lần thứ nhất.
- Gv hỏi hs:
+ Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm ?vui tươi,sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng?
+ Em nghe bài hát có hay không?
- Gv mở băng cho Hs nghe lần thứ hai.
- Gv nói qua về nội dung bài hát.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV yêu cầu cả lớp hát lại một trong hai bài hát vừa ôn.
- Gv tuyên dương 1 số Hs hát tốt, động viên những Hs chưa mạnh dạn trong giờ học.
- Dặn hs về nhà tập hát và gõ đệm thuần thục các bài hát đã học.
- Gv nhận xét tiết học.
- HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
- Hs lắng nghe giai điệu bài hát.
- Hs trả lời: Bài hát Bầu trời xanh, tác giả Nguyễn văn Quỳ.
- Hs hát bài hát bằng nhiều hình thức hát tập thể, hát theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hs hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hs biểu diễn trước lớp.
- Hs trả lời: Bài hát Tập tầm vông, nhạc Lê Hữu lộc, Lời theo đồng dao.
- Hs ôn lại bài hát.
- Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hs hát kết hợp vận động.
- Hs biểu diễn.
- HS lắng nghe.
- Hs trả lời.
- Hs nghe lại lần 2.
- Cả lớp hát.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Lớp
4
Ngày soạn:
15 / 02/ 2011
Tiết :
23
Ngày giảng:
Thứ 5, thứ 6 - Ngày 17,18 /02/ 2011
HỌC BÀI HÁT: Chim sáo
I. Mục tiêu:
- Hs biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Học sinh khá giỏi: Hs biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ – me Nam Bộ.
Biết gõ đệm theo phách.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,).
- Máy nghe, băng nhạc.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Chim sáo.
- Tranh ảnh minh họa.
- Bảng phụ bài hát
- Băng đĩa bài hát Việt nam quê hương tôi của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
- Gv nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi 3 - 4 Hs lên bảng đọc bài tập đọc nhạc số 6, đọc nhạc và ghép lời ca.
- Gv đệm đàn và yêu cầu Hs hát lại bài TĐN số 6
- Gv nhận xét.
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu một số hình nốt nhạc.
- Gv treo bảng phụ và tranh minh họa.
- Gv giới thiệu bài: Đồng bào khơ me ở Nam Bộ có kho tàng rất phong phú.Những bài dân ca thường được trình bày với tiêng vỗ trống đệm và động tác múa nhẹ nhàng, duyên dáng.Bài chim sáo có giai điệu tươi vui, lời ca giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng quê.
- Gv hát mẫu.
- Gv cho Hs nêu cảm nhận về bài hát.
- Gv chia bài hát thành 2 lời ( mỗi lời gồm có 2 câu ngắn)
- Yêu cầu hs đọc lời ca.
- Gv giải thích từ khó: đom boong nghĩa là quả đa
- Gv hướng dẫn Hs luyện thanh.
Ma . . . . . . .
- Gv hướng dẫn Hs hát từng câu ngắn, mỗi câu Gv đàn 2 – 3 lân và bắt nhịp cho Hs thực hiện.
- Hướng dẫn hs hát cả bài nhiều lần, nhắc Hs hát diễn cảm, nhanh và vui.
- Gọi Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Gv nhận xét và sửa những chỗ Hs hát chưa đúng.
- Hướng dẫn Hs hát có nhạc đệm.
- Gv nhận xét.
- Gv hỏi Hs tính giáo dục của bài hát
- Gv chốt: Bài hát giáo dục chúng ta biết yêu quý các làn điệu dân ca và biết bảo vệ thiên nhiên.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.
x x x x x x xx
- Hướng dẫn HS vận động nhịp nhàng theo nhịp.
( nhún chân, nghiêng người sang trái sang phải ).
* Hoạt động 2: Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù.
- Gv gọi 3 Hs đọc 3 đoạn.
- Gv đặt câu hỏi:
+ Người tù trong câu chuyện là ai?
+ Chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện?
- Gv mở băng cho Hs nghe giai điệu bài hát Việt nam quê hương tôi của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV cho hs đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Dặn hs về nhà hát thuộc lời ca và gõ đệm thuần thục.
- Gv nhận xét tiết học.
- HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
- Hs trình bày.
- Cả lớp hát.
- Hs xem tranh và bảng phụ.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe Gv hát mẫu.
- Hs nêu cảm nhận về bài hát.
- HS quan sát.
- Hs đọc lời ca.
- Hs luyện thanh.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.
- Hs lắng nghe.
- Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hs hát có nhạc đệm.
- Hs trả lời: Bài hát giáo dục chúng ta biết yêu quý các làn điệu dân ca và biết bảo vệ thiên nhiên.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS hát kết hợp vận động nhịp nhàng.
- 3 Hs đọc bài.
- Hs trả lời: là nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Chúng ta cần có tinh thần lạc quan,yêu đời, biết vươn lên trước những khó khăn của cuộc sống.
- Hs nghe băng.
- Hs trình bày bài hát.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Lớp
5
Ngày soạn:
15 / 02/ 2011
Tiết :
23
Ngày giảng:
Thứ 5, thứ 6 - Ngày 17,18 / 02/ 2011
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: Tre ngà bên lăng Bác,Hát mừng
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 6
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
* Hs khá giỏi: Biết đọc nhạc và ghép lời bài Tập đọc nhạc số 6.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, đệm ( song loan, thanh phách)
- Bảng phụ bài Tập đọc nhạc số 6.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
-Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đan xen trong lúc ôn tập.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
1. Ôn tập bài hát Hát mừng
- GV đệm đàn hoặc mở băng nghe lại giai điệu bài hát bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? tên tác giả bài hát?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: Hát đơn ca, song ca, nhóm nhỏ
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
2. Ôn tập bài hát Tre ngà bên lăng Bác
- GV đệm đàn hoặc mở băng nghe lại giai điệu bài hát bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? tên tác giả bài hát?
- Hướng dẫn HS ôn tập bằng hình thức Đơn ca, song ca, tốp ca..
* Hoạt động 2 : Ôn TĐN số 6
- GV treo bài TĐN số 6.
- Cho HS luyện đọc cao độ các nốt trong bài TĐN số 6.
- Luyện tập tiết tấu bài TĐN số 6.
- Cho HS ôn : Đọc đúng cao độ, trường độ ; đọc nhạc và ghép lời ca.
- HS đọc kết hợp gõ phách.
- HS đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4
- GV nhận xét
4. củng cố - Dặn dò:
- GV đệm đàn HS hát lại một trong 2 bài hát vừa ôn 1 lần hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Về nhà ôn lại 2 bài hát vừa ôn .
- HS trật tự ổn định chỗ ngồi
- HS nghe giai điệu và trả lời:
- Bài hát: Hát mừng.
- Dân ca : Hrê ( Tây Nguyên )
- Lời : Lê Toàn Hùng.
- HS hát đơn ca song ca, nhóm nhỏ.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- HS nghe giai và trả lời:
- Bài hát : Tre ngà bên lăng Bác
- Nhạc và lời : Hàn Ngọc Bích.
- HS hát : Song ca, đơn ca, tốp ca.
- HS quan sát.
- Luyện tập cao độ.
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc đúng cao độ, trường độ, đọc nhạc và ghép lời ca.
- Đọc nhạc kết hợp gõ phách.
- Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4
- HS nghe nhận xét.
- HS hát theo đàn kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
File đính kèm:
- GA Am Nhac CKTKN Tuan 23 Lop 12345.doc