. MỤC TIÊU:
- HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái rộn ràng, vui tươi của bài Hát mừng.
- HS trình bày bài hát bằng cách hát đói đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN số 5.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn.
- Bảng phụ bài TĐN số 5.
- Nhạc cụ gõ.
4 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 20: Ôn tập bài hát: Hát mừng. Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ 4 ngày 19 tháng 1 năm 2011
Buổi 1:
ÔN TẬP BÀI HÁT: HÁT MỪNG.
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5.
I. MỤC TIÊU:
- HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái rộn ràng, vui tươi của bài Hát mừng.
- HS trình bày bài hát bằng cách hát đói đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN số 5.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn.
- Bảng phụ bài TĐN số 5.
- Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
? Hôm trước các em học bài hát gì ? Dân ca vùng nào ?
? Ai có thể thể hiện bài hát đó ?
1,2 cá nhân HS trình bày bài hát Hát mừng.
- GV giới thiệu nội dung tiết học. Ghi mục bài lên bảng:
+ Ôn bài hát “Hát mừng”.
+ TĐN số 5.
2. Phần hoạt động:
a. Nội dung 1: Ôn tập bài hát “Hát mừng”.
- GV đàn giai điệu, HS cả lớp hát toàn bài 1 lượt.
- Hướng dẫn HS hát bài “Hát mừng” với cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện tính chất rộn ràng, vui tươi của bài hát:
+ Nhóm 1: Cùng múa hát ... tiếng ca.
+ Nhóm 2: Mừng đất nước ta... hoà bình.
+ Nhóm 1: Mừng Tây Nguyên ... ấm no.
+ Nhóm 2: Nổi tiếng trống ... chào mừng.
+ Đồng ca: Cùng múa hát...hoà bình.
- Gv hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
? Ai có thể hát và vận động phụ hoạ bài hát “Hát mừng? ?
- Cá nhân HS thể hiện.
- GV chọn HS nào có động tác vận động phù hợp và đẹp sẽ hướng dẫn cho HS cả lớp cùng làm theo.
- Cả lớp hát và vận động phụ hoạ.
- Trình bày bài hát theo nhóm, tổ.
b. Nội dung 2: TĐN số 5.
- GV treo bảng phụ bài TĐN số 5 lên bảng, giới thiệu bài TĐN.
? Bài TĐN viết ở loại nhịp gì ? Có mấy nhịp ? ( Nhịp 2/4, có 8 nhịp).
- GV chia câu: Chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp.
- Tập nói tên nốt nhạc:
+ HS tập nói tên nốt ở khuông nhạc thứ 1.
+ GV chỉ từng nốt ở khuông nhạc thứ 2: HS cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
- Luyện đọc cao độ.
+ HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao.
+ GV viết lên bảng khuông nhạc có các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La, Đố.
+ GV cho HS đọc cao độ trên đàn.
- Luyện đọc tiết tấu.
Bước 1: Đọc chậm để luyện cao độ.
Bước 2: Ghép cao độ và trường độ với tiết tấu chậm vừa.
Bước 3: Đọc với tốc độ vừa phải.
Bước 4: Ghép lời ca, giải thích dấu luyến 2 nốt có trong bài.
- HS luyện đọc nhạc và hát lời ca.
3. Phần kết thúc:
- GV chỉ định 2 HS đọc cá nhân ( 2 em ). HS cả lớp nhận xét.
- HS cả lớp đọc bài TĐN số 5 và hát lời ca. GV đệm đàn.
Buổi 2:
TẬP CHÉP NHẠC.
I. MỤC TIÊU:
- HS chép đúng, chép đẹp bài TĐN số 5
- Giúp HS nắm vững vị trí nốt nhạc.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Bảng phụ tập đọc nhạc số 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học:
Tập chép nhạc bài TĐN số 5
2. Phần hoạt động:
- GV treo bảng phụ lên bảng.
? Bài TĐN gồm có những hình nốt gì ? ( HS nhận xét).
- Hướng dẫn HS cách chép nhạc:
+ Hình nốt thẳng, đều nhau.
+ Khoảng cách các dòng nhạc của khuông nhạc cách đều nhau.
+ Vị trí nốt chính xác.
- HS chép bài vào vở chép nhạc.
- GV đi từng bàn theo dõi HS chép để uốn nắn, sửa sai kịp thời.
- HS chép xong, GV chấm bài đánh giá điểm cho HS.
3. Phần kết thúc:
- GV nhận xét bài chép nhạc của HS.
- Tuyên dương và làm mẫu những bài chép đẹp, chính xác.
- Nhắc nhở, lưu ý những bài chép chưa đẹp, chưa chính xác.
File đính kèm:
- tuan 20.doc