I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- G/Dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II/ CHUẨN BỊ : Đàn, nhạc cụ gõ, hát chuẩn xác bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 2 - Tiết 3: Học hát bài reo vang bình minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO MÔN HÁT NHẠC. LỚP 5 .
TIẾT THỨ 3. TUẦN 2.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI REO VANG BÌNH MINH. ( Lưu Hữu Phước) .
Ngày dạy: 31 - 8 - 2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
G/Dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II/ CHUẨN BỊ : Đàn, nhạc cụ gõ, hát chuẩn xác bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát.
+ GV giới thiệu bài, tác giả, tác phẩm. ( NHạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) quê ở huyện Ô Môn (Cần Thơ). Là 1 trong số các nhạc sĩ nổi tiếng ở nước ta.Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho nền âm nhạc CMVN.Ông có những bài ca xuất sắc có giá trị: Lên đàng, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam...Bài hát Reo vang bình minh được ông sáng tác năm 1947.Để ghi nhớ công ơn của ông tại thành phố Cần Thơ có công viên Lưu Hữu Phước, ở huyện Ô Môn có trường trung học mang tên ông).
- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV dạy HS hát từng câu ngắn. Đàn giai điệu mỗi câu 2-3 lần. Bắt nhịp (1-2) để HS hát hòa theo. Lấy hơi ở đầu câu.
- HS khá hát mẫu.
- Cả lớp hát GV lắng nghe phát hiện chỗ sai để hướng dẫn lại.
- Sau khi tập xong 4 câu của đoạn 1 cho HS hát nhiều lần GV lưu ý những tiếng ngân dài 3 phách để sửa sai ( Nếu có).
- Tiếp tục tập đoạn 2 cho HS tương tự như đoạn 1.
- Cho HS hát cả bài, tiếp tục hướng dẫn sửa những chổ hát còn chưa đạt, những tiếng hát luyến và ngân dài 3 phách.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động.
- Cho HS kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp (phách ) 1 lần.
- HS vận động theo nhạc: Tư thế đứng 2 tay chống ngang hông, đầu nghiêng sang trái hoặc sang phải, cũng có lúc cầm tay nhau rung nhẹ về phía trước và phía sau, chân nhún nhịp nhàng.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò .
- Bài hát vừa học có hình ảnh nào em thấy quen thuộc?.
- Em thích câu hát nào, hình nào trong bài ?.
- Giai điệu của bài hát như thế nào ?.
- Nội dung bài hát diễn tả điều gì ?. (tả phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ, âm thanh lôi cuốn, hấp dẫn).
- Em biết bài hát nào nói về phong cảnh buổi sáng hoặc thiên nhiên nói chung ?. (Gà gáy, Bài ca đi học ...).
- Cho cả lớp hát lại bài một lần kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Về nhà hát thuộc bài hát, xem trước tiết học sau.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- 1-2 HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- 2 HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS hát và sửa sai.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện, sửa sai.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời .
- HS thực hiện.
- HS ghi nhớ.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 2.doc