Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 15: Ôn tập Tập đọc nhạc số 3, số 4. Kể chuyện âm nhạc

I. MỤC TIÊU:

 - HS ôn TĐN, hát lời bài TĐN số 3, số 4 và kết hợp với gõ đệm theo nhịp.

 - HS đọc và nghe kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, qua đó các em biết về 1 tài năng âm nhạc dân tộc.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Đàn, đĩa âm nhạc 5.

 - Đàn giai điệu, đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 3 số 4.

 - Tranh ảnh minh hoạ.

 2. Học sinh:

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 15: Ôn tập Tập đọc nhạc số 3, số 4. Kể chuyện âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Thứ 4 ngày 8 tháng 12 năm 2010 Buổi 1: ÔN TẬP TĐN SỐ 3, SỐ 4. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. I. MỤC TIÊU: - HS ôn TĐN, hát lời bài TĐN số 3, số 4 và kết hợp với gõ đệm theo nhịp. - HS đọc và nghe kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, qua đó các em biết về 1 tài năng âm nhạc dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đàn, đĩa âm nhạc 5. - Đàn giai điệu, đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 3 số 4. - Tranh ảnh minh hoạ. 2. Học sinh: - SGK âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học: - Ôn tập đọc nhạc số 3, số 4. - Kể chuyện âm nhạc: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu. 2. Phần hoạt động: a. Nội dung 1: Ôn tập đọc nhạc số 3, số 4. * Hoạt động 1: Ôn tập đọc nhạc số 3. - HS cả lớp đọc bài TĐN số 3. GV đàn giai điệu. - Đọc nhạc, ghép lời và gõ đệm theo phách. - Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4. - GV chỉ định 1 số nhóm và cá nhân thực hiện bài TĐN số 3. * Hoạt động 2: Ôn tập bài TĐN số 4. - GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc và hát lời ca. - Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và theo tiết tấu lời ca. - GV chỉ định 1 số cá nhân thể hiện. - GV nhận xét, đánh giá. b. Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc. - GV cho HS nghe đoạn trích: "Dạ cổ hoài lang" của nghệ sĩ Cao Văn Lầu qua đĩa nhạc. - Giới thiệu về Dạ cổ hoài lang. - GV kể chuyện bằng tranh. Hỏi: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh năm nào? Ở đâu? Tác phẩm đầu tiên của ông là gì? ( Dạ cổ hoài lang ). - GV giải thích: Dạ cổ hoài lang có nghĩa là: Đêm khuya nhớ chồng. - GV cho nhìn tranh kể chuyện ( từng em kể về nội dung của từng bức tranh). - GV nhắc lại nội dung qua tranh. - HS nghe lại bản Dạ cổ hoài lang. - HS nhận xét bằng cảm xúc. 3. Phần kết thúc: GV nhận xét kết thúc tiết học. Buổi 2: TẬP CHÉP NHẠC. I. MỤC TIÊU: - HS chép đúng, chép đẹp bài TĐN số 4. - Giúp HS nắm vững vị trí nốt nhạc. II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: Bảng phụ tập đọc nhạc số 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học: Tập chép nhạc bài TĐN số 4. 2. Phần hoạt động: - GV treo bảng phụ lên bảng. ? Bài TĐN gồm có những hình nốt gì ? ( HS nhận xét). - Hướng dẫn HS cách chép nhạc: + Hình nốt thẳng, đều nhau. + Khoảng cách các dòng nhạc của khuông nhạc cách đều nhau. + Vị trí nốt chính xác. - HS chép bài vào vở chép nhạc. - GV đi từng bàn theo dõi HS chép để uốn nắn, sửa sai kịp thời. - HS chép xong, GV chấm bài đánh giá điểm cho HS. 3. Phần kết thúc: - GV nhận xét bài chép nhạc của HS. - Tuyên dương và làm mẫu những bài chép đẹp, chính xác. - Nhắc nhở, lưu ý những bài chép chưa đẹp, chưa chính xác.

File đính kèm:

  • doc-TUN15~1.doc