I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
2. Luyện viết đúng các tiếng có phụ âm đầu r/ d/ gi.
II. CHUẨN BỊ
-Vở BT.
307 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Học kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảnh buổi chiều tối ở vùng quê ven biển.
- HS đọc kĩ câu hỏi; chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ; miêu tả hình ảnh đó; suy nghĩ trả lời miệng BT2.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời đồng thời 2 câu hỏi; cả lớp và GV nhận xét; GV khen những bài viết nói lên cái hay cái đẹp của bài thơ.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn những HS chưa kiểm tra chuẩn bị kiểm tra vào tiết sau. Đọc trước nội dung tiết 4, xem lại kiến thức ghi nhớ về biên bản cuộc họp để chuẩn bị viết biên bản cuộc họp tiết sau.
Toán : 173
luyện tập chung
I. Mục tiêu :
* Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích và chu vi hình tròn.
* Phát triển trí tưởng tượng không gian của học sinh.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Phần I
Bài 1 : HS đọc nội dung bài.
- HS làm bài cá nhân, suy nghĩ tìm ý trả lời đúng.
- HS phát biểu ý kiến, có thể yêu cầu HS giải thích cách làm.
Chẳng hạn : Khoanh vào ý C (vì 0,8% = 0,008 = 8/ 1000)
Bài 2, 3 tiến hành tương tự bài 1.
Bài 2: Khoanh vào ý C (vì số đó là : 475 ´ 100 : 95 = 500 và 1/5 số đó là 500 : 5 = 100)
Bài 3 : Khoanh vào ý D (vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương nhỏ, khối A và Khối C mỗi khối có 24 hình lập phương nhỏ, khối D có 28 hình lập phương nhỏ).
Phần II.
Bài 1: HS đọc nội dung bài và quan sát hình vẽ để xác định cách làm.
- HS nêu nhận xét để thấy được “Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
- HS làm bài; GV bao quát lớp giúp đỡ HS yếu.
- HS chữa bài; tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 2: HS đọc nội dung bài toán; HS nêu cách hiểu tỉ số phần trăm từ đó nhận dạng toán
- HS tóm tắt bài toán; HS giải bài toán; tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.
- GV chấm một số bài động viên khích lệ HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiếng Việt: ôn tập kiểm tra cuối HKII
tiết 6
I. Mục đích yêu cầu
1. Nghe – viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
2. Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
II. Chuẩn bị :
III. Lên lớp
A. Bài cũ :
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Nghe – viết : Trẻ con ở Sơn Mỹ – 11 dòng thơ đầu.
- GV đọc 11 dòng thơ đầu – HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm 11 dòng thơ đầu. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ thể tự do, những chữ các em dễ viết sai.
- HS gấp SGK. GV đọc từng dòng cho HS viết. GV chấm bài, nêu nhận xét.
3. HS làm bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV cùng học sinh phân tích đề, gạch dưới các từ quan trọng, xác định đúng yêu cầu bài.
- HS suy nghĩ chọn đề tài gần gũi với mình.
- HS nói nhanh đề tài mình chọn.
- HS viết đoạn văn; tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm, bình chọn bạn viết hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
Khoa học : 69
Môi trường và tài nguyên
I . Mục tiêu : Sau bài học, HS được củng cố khắc sâu về :
- Một số từ liên quan đến môi trường.
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II . Đồ dung dạy học
- Quả lắc hoặc chuông nhỏ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ mội trường. Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường ?
3. Bài mới
a) Hoạt động 1 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng ?”
- GV chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội cử ra 3 bạn tham gia chơi, những người còn lại cổ vũ cho đội của mình.
- GV đọc từng câu trong trò chơi “Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm trong SGK (không cần theo thứ tự). Nhóm nào lắc chuông trước thì được trả lời.
- Cuối giờ học, nhóm nào trả lời được nhiều và đúng nhất là thắng cuộc.
b) Hoạt động 2: ôn tập các kiến thức cơ bản
- HS làm các bài 1, 2, 3 trong vở bài tập với thời gian 10 phút.
- HS làm bài.
- GV viết biểu điểm lên bảng; GV yêu cầu HS chữa bài. Hai bạn ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để chấm bài cho bạn.
- GV thu bài, kiểm tra lại việc chấm bài của HS chấm bài.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập về thực vật, động vật, môi trường và tài nguyên.
Kĩ thuật : 35
Lắp ghép mô hình tự chọn
(Soạn gộp với tiết 33-Tuần 33)
Ngày dạy Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2009
Tiếng Việt: ôn tập kiểm tra cuối HKII
tiết 7
Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu
Đọc bài Cây gạo ngoài bến sông (Sách TV5 tập 2), dựa vào nội dung bài đọc, ghi dấu ´ vào ô trống trước ý trả lời đúng :
1. Những chi tiết nào cho thấy cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu đời ?
Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ?
Cây gạo nở thêm một mùa hoa.
Cây gạo xoè thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời.
Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.
3. Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như một đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp kì lạ.”, từ bừng nói lên điều gì ?
Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.
Mặt trời mọc làm bến sông bừng sáng.
Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
4. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê ?
Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.
Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.
Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.
5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo ?
Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo.
Lấy đất phù sa đổ đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra.
Báo cho Uỷ ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu.
6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì ?
Thể hiện tinh thần đoàn kết.
Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.
7. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa trong gió.” được nối với nhau bằng cách nào ?
Nối bằng từ “vậy mà”.
Nối bằng từ “thì”.
Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
9. Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm …”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ?
Dùng từ nối và lặp từ ngữ.
Dùng từ nối và thay thế từ ngữ.
Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
10. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” Có tác dụng gì ?
Ngăn cách các vế câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ trong câu.
Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Địa lí : 35
kiểm tra định kì cuối học kì II
(Trường ra đề)
Toán : 174
luyện tập chung
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Ôn tập củng cố về giải toán có liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật, … và sử dụng máy tính bỏ túi.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Phần 1: Cho HS làm bài vào vở nháp rồi nêu kết quả từng bài. Khi cần có thể yêu cầu HS giải thích cách làm.
Bài 1: Khoanh vào ý C. (vì ở đoạn đường thứ nhất ô tô đi hết 1 giờ; ở đoạn thứ hai ô tô đi hết : 60 : 30 = 2 (giờ) nên tổng số thời gian ô tô đi cả quãng đường là 3 giờ).
Bài 2: Khoanh vào ý A (vì thể tích bể cá là 60 ´ 40 ´ 40 = 96 000 (cm3) hay 96 dm3; thể tích của bể cá là : 96 : 2 = 48 dm3; vậy cần đổ vào 48 l nước
(1l = 1dm3) để nửa bể có nước).
Bài 3 : Khoanh vào ý B .
Phần 2: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS đọc đề bài, xác định dạng toán;
- HS làm bài cá nhân; trong khi đó GV gọi HS lên bảng chữa bài, GV bao quát giúp đỡ HS yếu; tổ chức cho HS chữa bài; GV kết luận.
Bài 2: HS đọc nội dung bài; HS xác định dạng toán.
- HS làm bài; khi làm bài này HS được sử dụng máy tính bỏ túi.
- GV gọi HS chữa bài; tổ chức cho HS nhận xét; GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Ngày dạy Thứ sáu ngày 15 tháng 5 năm 2009
Tiếng Việt: ôn tập kiểm tra cuối HKII
tiết 8
Tập làm văn
Đề bài : Em hãy miêu tả thầy giáo (hoặc cô giáo) của em trong một giờ học mà em thích nhất.
kiểm tra định kì cuối học kì II
Môn: Toán
Thời gian : 45 phút
Phần I : Mỗi bài tập dưới đây kèm theo một câu trả lờiA,B,C,D, … (là đáp số, kết quả tính …). Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng nào ?
Hàng nghìn
Hàng phần mười
Hàng phần trăm
Hàng phần nghìn
Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
A. 4,5
B. 8,0
C. 0,8
D. 0,45
Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến lúc 7 giờ 30 phút là :
10 phút
20 phút
30 phút
40 phút
Hình dưới đây gồm 6 Hình lập phương, mỗi hình lập phương đều có cạnh là 3cm.
Thể tích hình đó là :
18 cm3
54 cm3
162 cm3
243 cm3
Đội bóng của một trường học đã thi đấu 20 trận, thắng 19 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là :
19 %
85 %
90 %
95 %
Phần II:
Đặt tính rồi tính:
5,006 + 2,357 + 4,5
63,21 – 14,75
21,8 ´ 3,4
24,36 : 6
Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến tỉnh B lúc 11 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/ giờ và nghỉ ở dọc đường mất 15 phút. Tình quãng đường AB.
Viết kết quả tính vào chỗ chấm:
Một mảnh đất gồm hai nửa hình tròn và một hình chữ nhật có kích thước ghi trong hình bên.
Diện tích của mảnh đất là:
…………………….
60 cm
40 cm
kiểm tra định kì cuối học kì II
Môn : Khoa học
(Trường ra đề)
BGH duyệt
File đính kèm:
- giáo an lớp 5- kì II.doc