I. Mục đích -yêu cầu
A. Tập đọc :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố )
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn ( những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn .( TLcác câu hỏi 1,2,3,4 - HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 5)
B. Kể chuyện :
- Kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
+ Rèn KNS: Tự nhận thức bản thân( biết sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác)
- Xác định giá trị ( nhận biết những điều tốt đẹp người khác dành cho mình)
- Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ chuyện trong SGK.
HS : Xem trước bài.
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định : Hát
2. Kiểm tra : Chữa bài tập 1.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung bài dạy
b . Hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Một HS đọc yêu cầu của bài .
HS làm bài theo nhóm.
- giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS thi trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại
+ Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS nêu các sự vật; công việc tiêu biểu ở thành phố ; ở nông thôn
- HS nêu kết quả tìm được
- GV cùng cả lớp nhận xét
+ GV nêu yêu cầu bài tập
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
Yêu cầu 3 HS làm bài trên bảng lớp.
Gọi HS đọc nối tiếp.
đọc lại bài đã điền dấu hoàn chỉnh
Lớp nhận xét chốt lại nội dung.
Bài 1.Em hãy kể tên:
a)Một số thành phố ở nước ta:
Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; Điện biên,
b)Một vùng quê mà em biết:
Bài 2.Hãy kể tên các sự vật và công việc:
a) Sự vậtTP:- Đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên.
b) Sự vật NT: - nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng.
Bài 3.Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:
4.Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại những nội dung vừa học. GV nhận xét giờ học.
- GV nhắc HS làm đầy đủ các bài tập vào vở. Chuẩn bị bài sau.
Chính tả: Tiết 32
Nhớ - viết : về quê ngoại
I. Mục đích, yêu cầu
- Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả, đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng các bài tập 2( a)
- Rèn kĩ năng viết và trình bày.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp viết nội dung của BT 2a.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định : Hát
2. Kiểm tra : - Viết đúng : châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung:
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung bài dạy
+ GV đọc khổ thơ cần viết chính tả trong bài Về quê ngoại.
- Gọi 2 , 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ
? Bạn nhỏ về quê nghỉ hè đã biết những gì?
? Trong đoạn thơ trên có những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao viết hoa ?
? Cần trình bày bài thơ như thế nào ?
- HS tập viết các tiếng khó hoặc dễ lẫn.
+ GV cho HS tự viết bài vào vở
+ Chấm, chữa bài
- GV chấm 5,7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
- GV nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở – HS lên bảng làm
HS, GV chốt lại lời giải.
1.Viết đúng
- ríu rít
- rực màu
- lá thuyền
- êm đềm
(2). a)Điền vào chỗ trống tr hay ch?
Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu.
4.Củng cố, dặn dò:
GV tóm tắt nội dung bài - GV nhận xét giờ học.
- Về học bài, ghi nhớ chính tả – Chuẩn bị bài sau
Mĩ thuật: Tiết 16
Vẽ trang trí : vẽ màu vào hình có sẵn
I.Mục tiêu:
- HS hiểu biết hơn về về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó.
- Biết cách chọn màu, tô màu phù hợp. Tô được màu vào hình vẽ sẵn.
+ HS khá, giỏi: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh.
- GD HS yêu thích nghệ thuật dân tộc.
II.Chuẩn bị: GV: Mẫu
HS: dụng cụ
III.Các hoạt động dạy học:
ổn định: Hát
Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bài mới:
Giới thiệu bài.
Nội dung:
+ Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian
GV đưa tranh – HS quan sát
- Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền nghề từ đời này sang đời khác.
? Tranh dân gian còn gọi là tranh gì?
? Tranh do nhiều nghệ nhân hay ít nghệ nhân sáng tác?
? Các tranh vẽ có giống nhau không?
+ Hoạt động 2: cách vẽ màu
HS xem tranh đấu vật
? Em nhận xét gì về màu vẽ
? Hình vẽ ở tranh như thế nào?
- GV gợi ý HS tìm màu theo ý thích để vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo, màu nền, ...
- Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu ở các hình sau.
+ Hoạt động 3: Thực hành
HS tự vẽ màu vào hình theo ý thích
GV bao quát, nhắc nhở HS vẽ màu đều
+ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
HS trưng bày sản phẩm
GV, HS cùng đánh giá - Khen những HS có bài vẽ đẹp
4. Củng cố – Dặn dò:
HS nhắc lại nội dung bài – GV nhận xét giờ học.
- Về tập vẽ lại cho đẹp – Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 08/ 12/ 2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Toán: Tiết 80
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dạng: chỉ có phép cộng, trừ; chỉ có phép nhân, chia ; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Bài tập cần làm: 1,2,3.
- Rèn kỹ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Nội dung bài.
HS : Xem trước bài.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định: Hát
2. Kiểm tra: HS lên bảng làm 54 : 9 + 245 27 x 3 – 68
- GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung bài dạy
+ HS nêu yêu cầu bài tập
HS làm bài vào vở – HS lên bảng làm HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách tính.
+ Gọi HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.
HS làm bài vào vở – HS lên bảng làm
HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách đặt tính và tính.
+ GV nêu yêu cầu bài tập
HS làm bài vào nháp – HS lên bảng làm bài.
Vài HS nêu cách làm.
* GV củng cố.
Bài 1.Tính giá trị của biểu thức:
125 – 85 + 80 = 40 + 80
= 120
Bài 2.Tính giá trị của biểu thức:
375 – 10 x 3 = 375 – 30
= 345
Bài 3.Tính giá trị của biểu thức:
81 : 9 + 10 = 9 + 10
= 19
4. Củng cố - Dặn dò :
HS nhắc lại cách tính các giá trị biểu thức. GV nhận xét giờ học.
Về học bài, làm bài tập. Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Tiết 16
Nghe - kể : kéo cây lúa lên
Nói về thành thị, nông thôn
I.Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - kể lại đúng nội dung truyện vui Kéo cây lúa lên ( BT1).
- Kể được những điều em biết về thành thị, nông thôn theo gợi ý trong SGK. ( BT2)
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ chuyện vui " Kéo cây lúa lên."
- Bảng lớp viết sẵn gợi ý nói về nông thôn ( BT2).
III.Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định :Hát
2. Kiểm tra: - 3HS kể truyện vui Giấu cày.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung bài dạy
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- Cho cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
+ GV kể chuyện giọng vui, dí dỏm; giọng khoẻ, vui vẻ, hồn nhiên.
? Truyện này có những nhân vật nào ?
? Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì?
? Về nhà anh chàng khoe gì với vợ ?
? Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ?
? Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?
- GV kể tiếp lần 2.
- Gọi HS khá giỏi kể mẫu.
- HS kể trước lớp.
lần 2: 5,6 HS thi kể.
- GV nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: Kể đúng yêu cầu bài, lưu loát, chân thật.
+ 1HS đọc yêu cầu của bài Cả lớp đọc thầm theo.
- GV giúp HS nắm nội dung cần cần kể.
- GV hướng dẫn HS chọn đề tài. giúp HS hiểu gợi ý của bài.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS khá lên trình bày truớc lớp.
- HS trình bày trước lớp
- HS, GVnhận xét bài làm của HS.
Bài 1.Nghe và kể lại câu chuyện: Kéo cây lúa lên.
Gợi ý:
Bài 2.Kể những điều em biết về nông thôn(hoặc thành thị)
4. Củng cố – Dặn dò:
HS kể lại câu chuyện. GV nhận xét giờ học.
Về học bài – Chuẩn bị bài sau
Ngày ... tháng .... năm 2010
Phần ký duyệt của BGH.
Thể dục: Tiết 31
Tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số.
đi vượt chướng ngại vật thấp
I. Mục tiêu:
- Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật,
- Chơi trò chơi " Đua ngựa”.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II.Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Trò chơi “Kết bạn”.
2. Phần cơ bản
* Ôn tập tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng điểm số.
- GV hô cho cả lớp tập.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu.
- GV dùng khẩu lệnh để hô cho HS tập, ôn từng động
* Ôn đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái.
- Cả lớp tập luyện dưới sự điều khiển của GV.
- Cán sự chỉ huy, GV uốn nắn và sửa sai cho những em thực hiện chưa tốt.
Chia tổ tập luyện.
Thi đua với nhau xem tổ nào thực hiện nhanh, đúng, đẹp.
* Chơi trò chơi “Đua ngựa”.
- GV cho học sinh khởi động, GV nêu tên trò chơi
- HS chơi thử, HS chơi theo nhóm
- Thi các nhóm.
3. Phần kết thúc
- Đi chậm theo vòng tròn vừa đi vừa hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung bài thể dục.
Thể dục: Tiết 32
Tập hợp hàng ngang , dóng hàng, điểm số.
đi chuyển hướng phải, trái.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái đúng cách.
- Khi chuyển hướng thì thân người thẳng tự nhiên.
- Chơi trò chơi " Con cóc là cậu ông Trời ”. HS biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi..
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Trò chơi “ Tìm người chỉ huy ”.
2. Phần cơ bản
* Ôn tập tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái.
- GV hô cho cả lớp tập.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu.
- GV dùng khẩu lệnh để hô cho HS tập, Ôn từng động tác ; Cả lớp tập luyện dưới sự điều khiển của GV.
- Cán sự chỉ huy, GV uốn nắn và sửa sai cho những em thực hiện chưa tốt.
Chia tổ tập luyện.
Thi đua với nhau xem tổ nào thực hiện nhanh, đúng, đẹp.
* Chơi trò chơi " Con cóc là cậu ông Trời”.
- GV cho học sinh khởi động, GV nêu tên trò chơi
- HS chơi thử., HS chơi theo nhóm
- Thi các nhóm.
3. Phần kết thúc
- Đi chậm theo vòng tròn vừa đi vừa hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung bài thể dục.
File đính kèm:
- Giao an 5(7).doc