I. Mục tiêu:
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
- HS hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
+ HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
- GD HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Các bài thơ bài hát về Bác
HS : VBT đạo đức 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ; Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung:
22 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* GV chấm ,chữa bài
- GV chấm một số bài nhận xét chữa lỗi.
ã HD HS làm BT
+ GV nêu yêu cầu BT 2.
HS làm bài vào vở nháp - 1 HS lên bảng
GV theo dõi HS làm bài
Cả lớp và GV nhận xét về chính tả chốt lại lời giải đúng.
- GV chọn làm BT 3a
HS làm b ài vào vở - GV theo dõi HS làm bài
GV gọi 3HS lên bảng thi điền đúng , nhanh âm đầu l/n vào chỗ trống .
Cả lớp và GV nhận xét về chính tả chốt lại lời giải đúng.
1. Viết đúng:
- chơi chuyền
- sáng ngời
- mềm mại
2. Điền vào chỗ trống ao hay oao?
ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán
( 3) Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n, có nghĩa như sau:
4. Củng cố - Dặn dò :
- HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét giờ học.
- Về hoàn chỉnh bài, ghi nhớ phần chính tả.
Ngày soạn: 11/ 08/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 20 tháng 08 năm 2010
Toán: Tiết 5
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
- Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. Bài 5( HS làm thêm)
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định : Hát
2. Kiểm tra : HS lên bảng làm 256 + 417 ; 235 + 136
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung:
+ HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào nháp
- HS lên bảng chữa bài
- HS nx, GV nx chữa bài
+ HS đọc thầm bài tập
? Bài tập có mấy yêu cầu?
- HS làm bài vào vở
- HS đổi chéo vở kiểm tra - chữa bài
- HS nx, GV nx chữa bài.
+ HS đọc bài tập
? Bài toán cho biết những gì?
? Bài toán hỏi gì?
HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng làm bài
HS , GV chữa bài
+ HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm miệng
+ HS tự làm bài - GV kiểm tra
Bài 1. Tính:
136 487 85 108
+ + + +
120 302 72 75
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
367 + 125 93 + 58
487 + 130 168 + 503
Bài 3. Bài giải
Cả hai thùng có số lít dầu là:
125 + 135 = 260 ( l)
Đáp số: 260 l.
Bài 4. Tính nhẩm: ( SGK/ 6)
Bài 5. Vẽ hình theo mẫu:
4. Củng cố - Dặn dò :
? Để thực hiện được các phép tính ta phải qua mấy bước? - GV nx giờ học
- Về học bài. Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: tiết 1
nói về đội TNTP
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích yêu cầu :
- Trình bày hiểu biết và một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.( BT1)
- Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.(BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách..
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định : Hát
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Nội dung :
* Mở đầu
GV giới thiệu sơ lược chương trình tập làm văn .
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ GV nêu yêu cầu của bài
- HS đọc bài
GV giới thiệu về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
? Đội thành lập ngày nào? ở đâu?
? Những đội viên đầu tiên của đội là ai?
? Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?:
Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
+ GV yêu cầu HS đọc đề bài
GV nhắc HS nêu hình thức của mẫu đơn.
HS làm bài vào vở. 3HS đọc trước lớp
Cả lớp và GV NX , chấm điểm
Bài 1. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
a) Đội thành lập ngày nào?
b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
Bài 2. Hãy chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.
4. Củng cố - Dặn dò:
- HS trình bày lại nội dung bài. GV nhận xét giờ học.
- Về học bài, tập làm lại. Chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên xã hội: Tiết 2
Nên thở như thế nào?
I.Mục tiêu:
- Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các- bô- níc, nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ của con người.
+ Biết được khi hít vào, khí ô - xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thơ ra, khí các - bo - níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Các hình trong SGK trang 6,7.
- Gương soi đủ cho các nhóm.
III.Các hoạt động dạy- học
1. ổn định : Hát
2. Kiểm tra : ? Hít thở sâu có tác dụng gì ?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung :
+ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
* Cách tiến hành:
? Các em thấy gì trong mũi?
? Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
? Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
* GV kết luận.
+ Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khoẻ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV treo bảng hệ thống câu hỏi:
? Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
? Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
? Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ TLCH:
? Thở không khí trong lành có lợi gì?
? Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
* GV kết luận.
4. Củng cố - Dặn dò :
? Không khí trong lành có lợi gì cho sức khoẻ con người? - GV nhận xét giờ học.
Về thực hiện tốt nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt tuần 1
1. Lớp trưởng báo cáo các mặt hoạt động thi đua trong tuần
2. GV tổng hợp đánh giá chung
- Chuyên cần:
- Học tập:
- Văn thể vệ:
- GV xếp lọại thi đua các tổ, tuyên dương nhắc nhở cá nhân:
3. GV phổ biến công việc tuần 2
- Duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần
- Chuẩn bị tốt cho khai giảng
- Duy trì mọi nề nếp học tập, chuẩn bị bọc sách viết và sách giáo khoa sạch sẽ.
- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Ngày ... tháng ... năm 2010
Phần ký duyệt của BGH
Thể dục: tiết 2
ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ
trò chơi " nhóm ba nhóm bảy "
I. Mục tiêu :
- Bươc đầu biết cách đi 1 - 2 hàng dọc theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), biết dóng hàng cho thẳng trong khi đi.
- Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Vệ sinh nơi tập luyện, bảo đảm an toàn.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, sân cho trò chơi
III. Nội dung phương pháp :
1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp ,phổ biến nội dung ,yêu cầu của giờ học
- Chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân.
- Khởi động các khớp
-Trò chơi "làm theo hiệu lệnh "
2. Phần cơ bản :
- Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu.
- GV hô cho cả lớp tập.
- Chia tổ tập luyện.
- Biểu diễn thi đua giữa các tổ.
- Quan sát nhận xét đánh giá.
* Trò chơi vận động
- Trò chơi " Nhóm ba nhóm bảy"
- GV cho học sinh khởi động, GV nêu tên trò chơi
- HS chơi thử.
- HS chơi theo nhóm
- Thi các nhóm.
3. Phần kết thúc:
- Gv cùng học sinh hệ thống bài
- Vỗ tay hát theo vòng tròn.
- GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
Thể dục: Tiết 1
giới thiệu chương trình-
trò chơi "nhanh lên bạn ơi "
I. Mục tiêu :
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện:
Địa điểm: Vệ sinh nơi tập luyện, đảm bảo an toàn.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân trò chơi.
III. Nội dung, phương pháp :
1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp ,phổ biến nội dung ,yêu cầu của giờ học
- Chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân.
- Khởi động các khớp
- Trò chơi "bịt mắt bắt dê "
2. Phần cơ bản :
- Phân công tổ nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học.
- Nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện
+ Trò chơi vận động
- Trò chơi " nhanh lên bạn ơi"
- GV cho học sinh khởi động, GV nêu tên trò chơi
- GV làm mẫu.
- HS chơi thử. HS chơi theo nhóm
- Thi đua giữa các nhóm.
3. Phần kết thúc:
- Gv cùng học sinh hệ thống bài
- Vỗ tay hát theo vòng tròn.
- GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
Âm nhạc: Tiết 1
Học hát bài : Quốc ca Việt Nam
I. Mục tiêu:
- HS hiểu Quốc ca Việt Nam là bài hát nghi lễ của nhà nước, biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Có ý thức trang nghiêm khi chào cờ.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sic Văn Cao.
II. Chuẩn bị: GV: Bài hát
HS : Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: Hát
2. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
+ Hoạt động 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam ( lời 1)
* GV cho HS nghe bài hát một lượt
+ HS khởi động giọng
- HS tập đọc lời ca: GV cho HS đọc đồng thanh lời 1 của bài hát
GV: Năm 1944, trong bối cảnh cuộc tổng khởi nghĩa đang đến gần, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát Tiến quân ca. Với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước, Tiến quân ca đã vang lên hùng tráng trong hoạt động của các đoàn thể cách mạng thời ấy. Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Quốc hội khoá I( 1946) đã công nhận Tiến quân ca là Quốc ca Việt Nam.
* Dạy hát:
- Dạy từng câu hát, nối tiếp đến hết bài
- Dạy HS hát từng câu theo kiểu móc xích.
- GV dạy hát từng câu theo tốc độ vừa phải vì trong bài có những tiếng ngân 3 phách hoặc ngân và nghỉ đến 3 phách. Cần chú ý hát đúng những chỗ có dấu chấm dôi.
- Luyện tập nhiều lần để HS hát đúng, hát đều.
+ Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi
? Bài Quốc ca được hát khi nào?
? Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam?
? Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
4. Củng cố - Dặn dò:
- HS hát lại lời 1 của bài hát - GV nhận xét giờ học.
- Về học bài cho thuộc - Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Giao an 5(11).doc