- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các CH; thuộc hai đoạn cuối bài).
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4C Tuần thứ 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
- GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, biển, đảo và quần đảo, vùng biển nuocs ta có nhiều hải sản, khoáng sản, nhiều bãi tắm đẹp; Mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường; ô nhiễm không khí, nước do sinh hoạt của con người; nâng cao dân trí, giảm tỉ lệ sinh, khai thác hải sản hợp lí.
II.CHUẨN BỊ:
GV: -Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung (nếu có ).
-Mẫu vật :đường mía hoặc một số sản phẩm từ đường mía.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
2’
27’
3’
2’
1 Ổn định lớp
2.Bài cũ : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
+Vì sao dân cư lại tập trung khá đông đúc tại duyên hải miền Trung?
+Giải thích vì sao người dân ở duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía & làm muối?
-GV nhận xét
3.Bài mới :
a) Giới thiệu bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền trung (tiết 2).
Sau bài này học sinh biết:
-Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
-Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số nghành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
-Sử dụng tranh ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
-Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
b)Phát triển bài:
Hoạt động 1:
-Yêu cầu HS quan sát hình 9:
+Người dân miền Trung dùng cảnh đẹp đó để làm gì?
-GV treo bản đồ Việt Nam, gợi ý tên các thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
-GDHS: Hàng ngày, trên ti vi đều có chiếu những đoạn phim ngắn kêu gọi cứu lấy môi trường biển, chúng ta cần góp phần bảo vệ môi trường, nhất là ở những khu du lịch.
Hoạt động 2:
-Yêu cầu HS quan sát hình 10, 11:
+Vì sao có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển?
-GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn (người dân chài thường lênh đênh trên tàu ngoài biển trong khoảng thời gian dài, có khi phải lên đến hàng tháng trời, đi xa đất liền, trên tàu có hàng chục thuyền viên vì vậy con tàu phải thật tốt để đảm bảo an toàn. Ngày 30-4-2004, một con tàu du lịch trên đường ra đảo Hòn Khoai (Cà Mau) đã bị chìm khiến 39 người chết do tàu không đảm bảo an toàn).
-GV cho HS quan sát hình 12,13, 14, 15
-Yêu cầu 2 HS nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường?
Hoạt động 3:
-GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như: Lễ hội Cá Voi: Gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu vua trên biển, hằng năm tại Khánh Hoà có tổ chức lễ hội Cá Voi. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng Cá Ông tại các đền thờ Cá Ông ở ven biển.
-GV yêu cầu HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Quan sát hình 16 & mô tả khu Tháp Bà.
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
4.Củng cố :
- GV đưa sơ đồ đơn giản về hoạt động sản xuất của người dân miền Trung.
+ Bãi biển, cảnh đẹp, xây khách sạn, …
+ Đất cát pha, khí hậu nóng,…………… sản xuất đường.
+ Biển, đầm, phá, sông có cá tôm, tàu đánh bắt thủy sản, xưởng ……………
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Thành phố Huế.
- Hát
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi
-Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động cả lớp
-HS quan sát hình 9
+Để phát triển du lịch
- HS đọc đoạn văn đầu của mục này
- HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi trong SGK.
-HS quan sát bản đồ Việt Nam khẳng định điều kiện phát triển du lịch & việc tăng thêm các hoạt động sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm & thu nhập) & người dân vùng khác (đến nghỉ ngơi, thăm quan cảnh đẹp sau thời gian làm việc, học tập tích cực).
Hoạt động nhóm đôi
-HS quan sát hình 10, 11
+Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở khách nên cần xưởng sửa chữa.
-HS quan sát hình 12,13, 14, 15
-HS nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường:
Chở mía về nhà máy, rửa sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước, sản xuất đường trắng, đóng gói phục vụ người tiêu dùng & sản xuất.
Hoạt động cả lớp
-HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang
-Quan sát hình 16 & mô tả khu Tháp Bà.
-Nhận xét
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Kĩ thuật
LẮP xe nôi ( tiết 1)
I.MỤC TIÊU :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
II.CHUẨN BỊ:
GV: - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
HS:- SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
2’
26’
3’
2’
1 Ổn định lớp
2.Bài cũ : Lắp cái đu (tiết 2)
-Nêu từng bộ phận và cách lắp ráp cái đu.
-Nhận xét sản phẩm hs lắp được.
2.Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Lắp xe nôi (tiết 1)
-HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
-Nắm kĩ thuật và quy trình lắp xe nôi.
b) Các hoạt động :
*Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu:
-Gv cho hs quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Hướng dẫn hs quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi.
-Gv nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế.
*Hoạt động 2:Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a)Gv hướng dẫn hs chọn các chi tiết theo sgk:
-Gv cùng hs chọn từng loại chi tiết đúng đủ.
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b)Lắp từng bộ phận:
-Lắp tay kéo: Gv tiến hành lắp tay kéo xe theo sgk.
-Lắp giá đỡ trục bánh xe:gv gọi một hs lên lắp và nhận xét, bổ sung; thực hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai.
-Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe:gv gọi một hs,trả lời câu hỏi nhận xét và bổ xung.
-Lắp thành với mui xe:gv nêu chú ý vị trí của tấm nhỏ nằm trong tấm chữ U.
-Lắp trục bánh xe:gv cho hs lắp
c)Lắp ráp xe nôi:GV lắp ráp xe nôi theo quy trình sgk, dặt câu hỏi hoặc gọi 1, 2 em lên lắp, GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
d)Gv hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4.Củng cố :
- Nhắc lại các chi tiết để lắp xe nôi.
- Giáo dục HS có ý thức đảm bảo an toàn lao động.
5.Dặn dò :
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS .
- Hát
-HS lần lượt nêu các bộ phận để lắp thành cái đu
-Nhận xét – bổ sung
- Lắng nghe
-Quan sát xe mẫu: quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi:cần bao nhiêu bộ phận để lắp xe nôi?
-Chọn các chi tiết cần dùng.
-Theo dõi các thao tác của giáo viên và nêu ý kiến.
* Quan sát và trả lời câu hỏi: dể lắp được tay kéo cần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
* HS lên lắp và nhận xét, thực hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai.
* Gọi tên và số luợng các chi tiết lắp thanh đỡ giá bánh xe
* Lắp thành với mui xe
* Lắp trục bánh xe thao thứ tự các chi tiết trong hình 6.
* lắp ráp xe nôi theo quy trình sgk
-Tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Khoa học
NHU CẦU nước CỦA THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU:
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
- GDKNS: KN hợp tác trong nhóm nhỏ; KN trình bày sản phẩm tu thập được và các thông tin về chúng.
II.CHUẨN BỊ:
GV: -Hình trang 116,117 SGK.
-Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
2’
27’
3’
2’
1 Ổn định lớp
2.Bài cũ : Thực vật cần gì để sống.
-Muốn biết thực vật cần gì để sống ta có thể thí nghiệm như thế nào?
-Nhận xét – đánh giá
3.Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Nhu cầu về nước của thực vật
Sau bài này học sinh biết:
-Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
b)Phát triển bài:
Hoạt động 1:Tìm hiểu nhu cầu về nước của các loài thực vật khác nhau
-Các nhóm tập hợp tranh ảnh hoặc lá cây thật của những cây sống nơi khô hạn, sống dưới nước mà nhóm đã sưu tầm.
-Làm phiếu ghi lại nhu cầu nước của những cây đó.
-GV tóm tắt lại ý chính
Hoạt động 2:Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phat triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt
-Yêu cầu hs quan sát hình trang 117 SGK, giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
-Yêu cầu hs tìm VD chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cần lượng nứơc khác nhau? Người ta ứng dụng như thế nào vào trồng trọt?
-Giảng thêm:
+Cây lúa cần nhiều nước lúc: mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng, nên vào giai đoạn này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn nên lại phải bơm nước ra.
+Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để lớn nhanh; khi quả chín cần ít nước hơn.
+Ngô, mía cũng cần tưới đủ nước và đúng lúc.
+Vườn rau, vườn hoa cần được tưới thường xuyên.
4.Củng cố :
-Nhu cầu về nứơc của thực vật như thế nào?
-GV liên hệ GD thêm về việc ứng dụng ở cuộc sống đời thường.
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà.
-Chuẩn bị: Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
- Hát
-HS nêu lần lượt các công đoạn của thí nghiệm
-Nhận xét
- Lắng nghe
-Phân loại cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to:
+Nhóm sống dưới nước
+Nhóm sống trên cạn chịu được khô hạn
+Nhóm sống trên cạn nhưng ưa ẩm ướt
+Nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm. Nhóm khác đánh giá nhận xét.
Kết luận:
Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
-HS quan sát
-Nêu : Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy.
-Nêu Vd như : cây bắp, cây đậu nành, cây quýt hồng, cây mía, cây hoa, các loại rau cải,. . .
Kết luận:
-Cùng một cây trong những giai đoạn phát trểin khác nhau cần lượng nước khác nhau.
-Biết nhu cầu về nứơc của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển để đạt năng suất cao.
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
File đính kèm:
- THIENLYTUAN 29LOP 4.doc