Đọc rành mạch trôi chảy. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4B1 Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở rộng về cây cối.Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2/Bài mới: -GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu đề bài.
- GV đưa ra 3 đề bài kiểm tra ở bảng phụ ghi sẵn.Gọi HS đọc 3 đề bài trên.GV gợi ý hướng dẫn HS chọn 1 trong 3 đề bài trên để viết.HS lần lượt nói lên đề bài mà em chọn.Giáo viên hướng dẫn HS xác định đề bài mà mình đã chọn.
*Hoạt động 2: Học sinh làm bài viết.
- được một số bài tập.
-Cách tiến hành: GV nhắc nhở HS trước khi làm bài: Chọn đề bài, xác định kĩ yêu cầu của đề bài đó.Trình bày bài theo 3 phần rõ ràng.Chú ý 2 cách mở bài và 2 cách kết bài (tùy chọn).Cả lớp thực hành làm bài viết.Giáo viên nhận xét,chấm điểm và hướng dẫn HS sửa sai.
*Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :……………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………..
Toán:(tiết 134)
DIỆN TÍCH HÌNH THOI.
(SGK/142-TGDK:35’)
A/Mục tiêu:
Biết cách tính diện tích hình thoi.
-Các bài tập cần làm: 1; 2.
B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK.
C/Các hoạt động dạy học:
1/Bài cũ: GV gọi HS nêu một số đặc điểm của hình thoi,thực hành vẽ hình thoi.GV nhận xét,cho điểm.
2/Bài mới: -GV giới thiệu bài. C
*Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
-Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, nhận biết cách tính diện tích hình thoi. A B
-Cách tiến hành: Để tính diện tích hình thoi ta kẻ 2 đường chéo
và cắt ghép như SGK/142. D
- Cho HS nhận xét diện tích hình ABCD và (HCN) ACNM vừa tạo thành.
- Nhận xét yếu tố của hai hình để rút ra quy tắc tính diện tích hình thoi.
-Giáo viên chốt ý, HS nêu cách tính diện tích hình thoi.
Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp làm bài tập,GV gọi 2 HS nêu miệng kết quả.Cả lớp và GV nhận xét,sửa sai.
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp làm bài tập,GV gọi 2 em lên bảng làm.Cả lớp nhận xét,sửa sai.
*Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung GV sau khi hướng dẫn bài mới xong , giao 1; 2 VD để KT kiến thức của HS yếu- TB .
………………………………………………………………………………….. …………………….
Luyện từ và câu:(tiết 54)
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN.
(SGK/92-TGDK:35’)
A/Mục tiêu:
-Nắm được cách đặt ND câu khiến ( ND ghi nhớ )
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).
B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK.
C/Tiến trình dạy học:
1/Bài cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: HS đặt câu khiến.Học sinh nêu ghi nhớ.
2/Bài mới: -GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV hướng dẫn HS chuyển câu kể thành câu khiến theo 4 cách như SGK/ 92.Các nhóm báo cáo kết quả:
- Nhà vua (hãy, nên) hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương (đi,thôi,nào).
- (Xin, mong) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Chuyển giọng điệu cho phù hợp…
→GV gọi vài HS đọc phần ghi nhớ SGK/93.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: 1Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp làm bài tập. 4 HS làm vào giấy khổ lớn. GV nhận xét, cả lớp sửa sai.
Câu kể
Câu khiến
- Nam đi học
- Thanh đi lao động.
- Ngân chăm chỉ.
- Giang…học giỏi.
- Nam phải đi học!
- Để nghị Thanh đi lao động!
- Ngân hãy chăm chỉ nào!
- Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!
Bài 2: 1Học sinh đọc yêu cầu bài tập.GV hướng dẫn HS đặt câu đúng với yêu cầu của bài tập.Gọi một số em nêu câu vừa đặt.GV nhận xét và hướng dẫn HS sửa sai.
Bài 3: 1Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp làm bài tập.GV chốt lại, thống nhất lời giải đúng.GV chấm điểm, nhận xét, sửa sai cho HS.
*Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :……………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………..
Địa lý ( 27 )
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
A/ Mục tiêu :
- Nêu được đđ tiêu biểu về địa hình , khí hậu của đồng bằng duyên hải m/Trung :
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp, với nhiều cồn cát và đầm phá .
+ Khí hậu : mùa hạ thường khô ,nóng và bị hạn hán ; cuối năm thường có mưư bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam : phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh .
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền trung trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam .
B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK ; bản đồ địa lý .
C/Tiến trình dạy học:
1/Bài cũ: Giáo viên gọi học sinh trả lời một số câu hỏi/SG - .HS nêu nội dung bài học.Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2/Bài mới: -GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Làm việc lớp.
- Giáo viên treo bản đồ, gọi HS lên chỉ vị trí dải đồng bằng ven biển m/ Trung . Lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét,chốt lại ý SGK/109.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Học sinh dựa thông tin SGK thảo luận câu hỏi - Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.Cả lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét,chốt lại ý : dãy núi Bạch Mã ,đèo Hải Vân , TP Huế, Đà Nẵng : khí hậu ít mưa, không khí khô nóng, những tháng cuối năm có mưa lớn và bão gây thiệt hại về người và của .
* GD HS về sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung
*Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : gọi HS đọc ND bài học .
-GV nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :……………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2014
Âm nhạc:(tiết 27)
ÔN TẬP BÀI HÁT : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔ -TĐN số 7.
(SGK/38-TGDK:35’)
A/Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Giảm tải : ND gõ đệm theo âm sắc .
B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK.
C/Tiến trình dạy học:
1/Bài cũ: Giáo viên gọi học sinh lên hát bài hát: Chú voi con ở bản Đôn.GV đánh giá,nhận xét
2/Bài mới: -GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Ôn bài hát: Chú voi con ở bản Đôn.
- Kiểm tra lời 1 của bài hát đã tập,ôn lại lời 2.Trình bày cả bài theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng.Trình bày bài hát, vận động phụ họa.Từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.GV nhận xét, sửa sai cho HS.
*Hoạt động 2: Ôn tập đọc nhạcTĐN số 7.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập độ cao.HS tập đọc nốt nhạc trên khuông, ghép với lời ca.Nhóm đọc nhạc, nhóm hát lời.Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa sai.Cả lớp trình bày lời ca, nhạc.
*Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Cả lớp hát lại bài hát.
-GV nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :……………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………..
Tập làm văn:(tiết 54)
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
(SGK/94-TGDK:35’)
A/Mục tiêu:
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK.
C/Tiến trình dạy học:
1/Bài cũ: Giáo viên nhận xét chung bài làm của học sinh.
2/Bài mới: -GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về bài làm của HS.
- GV nhận xét bài làm của HS:
+ Ưu điểm: Đa số các em xác định đúng yêu cầu của đề bài, kiểu bài rõ ràng.Trình bày bài văn theo đủ 3 phần, bố cục chặt chẽ.
+ Khuyết điểm: Bài viết còn sai nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu còn chưa rõ ràng, dùng dấu câu chưa đúng chỗ. Một số em bài làm chưa đầy đủ 3 phần theo dàn bài.
→ Giáo viên công bố điểm cho cả lớp.
*Hoạt động 2: Học sinh sửa bài.
- GV đưa bảng phụ mẫu cách chữa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.GV hướng dẫn HS sinh sửa lỗi.Học sinh tự sửa lỗi.GV đọc một số bài văn hay cho HS tham khảo.
*Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :……………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………..
Toán:(tiết 135)
LUYỆN TẬP.
(SGK/143-TGDK:35’)
A/Mục tiêu:
Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.Tính được diện tích hình thoi.
-Các bài tập cần làm: 1; 2 ; 4.
B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK.
C/Tiến trình dạy học:
1/Bài cũ: GV gọi HS nêu một số đặc điểm của hình thoi,thực hành vẽ hình thoi.GV nhận xét,cho điểm.
2/Bài mới: -GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp làm bài tập,GV gọi 1 HS lên bảng làm.Cả lớp nhận xét,sửa sai.
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp làm bài tập,GV gọi 1 em lên bảng làm.Cả lớp nhận xét,sửa sai.
Bài 4: 1HS đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp làm bài tập,GV gọi 1 em lên bảng làm.Cả lớp nhận xét,sửa sai.
*Hoạt động 2: Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :……………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………..
Khoa học:(tiết 54)
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG .
(SGK/108-TGDK:35’)
A/Mục tiêu:
Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK.
C/Tiến trình dạy học:
1/Bài cũ: Giáo viên gọi học sinh trả lời một số câu hỏi:Kể tên một số nguồn nhiệt thường được sử dụng.HS nêu nội dung bài học.Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2/Bài mới: -GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, Gv đưa ra câu hỏi, nhóm nào trả lời trước thì nhóm đó thắng.Học sinh thảo luận nhóm,trả lời câu hỏi:Kể tên 3 loại cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh.Vùng nào có nhiều loài động vật sinh sống nhất? Một số loài động vật có vú sống ở vùng nhiêt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào? Nêu một số biện pháp chống nóng, chống rét cho cây trồng.Đại diện các nhóm nêu kết quả.Cả lớp nhận xét và sửa sai.Giáo viên chốt lại ý SGK/108.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Học sinh làm việc theo nhóm 2, trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi trái đất không được mặt trời sưởi ấm? Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.Cả lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét,chốt lại ý SGK/109.
* GDMT : Khuyến khích các em sử dụng các nguồn nhiệt không gây ô nhiễm môi trường
*Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :……………………………………………………………....
Sinh hoạt tập thể
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
- Đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động của lớp tuần vừa qua .
- Đồng thời, đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Nhắc nhở, giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
File đính kèm:
- TUAN 27.doc