- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đ dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, pht hiện Thi Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươc các câu hỏi1, 2, 3, 4 trong SGK).
KNS*: - Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.
- Giao tiếp: trình by suy nghĩ, ý tưởng.
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4B Tuần 30 chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án phục hoặc buồn bực. Trong những tình huống đó, các em thường biểu lộ thái độ bằng những câu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về loại câu này.
2) Tìm hiểu bài
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc các BT1,2,3
- Hai câu văn trên dùng để làm gì?
- Cuối các câu trên có dấu gì?
Kết luận: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên... của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật... khi viết cuối câu cảm thường có dấu chấm than.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
3) Luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc yc BT
- YC hs tự làm bài (phát bảng nhĩm cho 2 hs)
- Gọi hs phát biểu ý kiến
- Mời hs dán bảng nhóm, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu kể
a) Con mèo này bắt chuột giỏi.
b) Trời rét.
c) Bạn Ngân chăm chỉ.
d) Bạn Giang học giỏi
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- YC hs làm bài theo cặp
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c
- Nhắc nhở: Các em cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm. Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó.
a) Ôi, bạn Nam đến kìa!
b) Ồ, bạn Nam thông minh quá!
c) Trời, thật là kinh khủng!
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- Tự đặt 3 câu cảm và viết vào vở.
- Bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bô lông mèo
- A! con mèo này khôn thật! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông mèo.
- Cuối câu có dùng dấu chấm than
- Lắng ngh e
- Vài hs đọc trước lớp
- 1 hs đọc y/c
- Tự làm bài
- Lần lượt phát biểu
Câu cảm
- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Ôi, trời rét quá!
- Bạn Ngân chăm chỉ quá!
- Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
- 1 hs đọc y/c
- HS làm bài nhóm đôi
a) Trời, cậu giỏi thật!
- Bạn thật là tuyệt !
- Bạn giỏi quá!...
b) Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
- Trời ơi, lâu quá rồi mình mới gặp cậu!
- Trời, bạn làm mình cảm động quá!
- 1 hs đọc y/c
- Lắng nghe, thực hiện
a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ. (Hôm nay cả lớp được đi tham quan Việc Bảo tàng Quân đội. Mọi người đều tập trung đông đủ, chỉ thiếu bạn Nam. Tất cả nng lòng chờ đợi, bỗng một bạn nhìn thấy Nam từ xa đang đi lại, bèn kêu lên: Ôi, bạn Nam đến kìa!)
b) Bộc lộ cảm xúc thán phục. (Cô giáo ra cho cả lớp một cây đố thật khó, chỉ mỗi mình bạn Nam giải được. Bạn Hải thán phục thốt lên: Ồ, bạn Nam thông minh quá!)
c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. (Em xem một trích một đoạn phim kinh dị của Mĩ, trên ti vi, thấy một con vật quái dị, em thốt lên: Trời, thật là kinh khủng!)
- Lắng nghe, thực hiện
TOÁN Tiết 150
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I/ Mục tiêu:
Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
Bài tập cần làm bài 1, bài 2 .
* Giảm tải: Với các bài tập cần làm, chỉ cần làm ra kết quả, không cần trình bày bài giải.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Hình vẽ SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài toán 1:
- YC hs xem bản đồ trường Mầm Non và nêu bài toán.
. Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là bao nhiêu?
. Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu?
. 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
. 2 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu ngoài thực tế?
- YC hs trình bày bài giải.
2. Giới thiệu bài toán 2:
- YC hs đọc đề toán
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
+ Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu?
+ 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thực là bao nhiêu?
+ 102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
3) Thực hành:
Bài 1: YC hs làm vào SGK, sau đó đọc kết quả
Bài 2: Yc hs làm vào vở, 1 hs lên bảng giải
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Thực hành
- Nhận xét tiết học
- Xem bản đồ
- Là 2 cm
- Tỉ lệ 1 : 300
- 300 cm
- 600 cm
- HS giải
Chiều rộng thật của cổng trường:
2 x 300 = 600 (cm)
600 cm = 6m
Đáp số: 6m
- 1 hs đọc đề toán
+ Là 102 mm
+ 1 : 1 000 000
+ 1 mm trên bản đồ ứng với độ dài thực là
1 000 000 mm
+ Là 102 x 1 000 000
- Trình bày bài giải
Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là:
102 x 1 000 000 = 102 000 000 (km)
102 000 000 mm = 102 km
Đáp số: 102 km
- Tự làm bài, sau đó nêu kết quả: 1 000 000 cm; 45 000dm; 100000mm
- Tự làm bài
Chiều dài thật của phòng học là:
4 x 200 = 800 (cm)
800 cm = 8m
Đáp số: 8m
TẬP LÀM VĂN: Tiết 60
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Mục tiêu:
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
KNS*: - Thu thập, xử lí thơng tin.
- Đảm nhận trách nhiệm công dân.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 1 bản pô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ KTBC: Gọi hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3, 1 hs đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc cho chó) đã viết ở BT4
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
2) HD hs làm bài tập
Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của phiếu
KNS*: - Thu thập, xử lí thơng tin.
- Treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân)
- Gợi ý: BT này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Vì vậy:
+ Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng.
+ Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
+ Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
+ Ở mục 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng)
+ Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em,
+ Ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm.
+ Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ (người họ hàng của em) kí và viết họ tên.
- YC hs tự điền nội dung vào phiếu
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc tờ khai
- Cùng hs nhận xét
Bài tập 2: Gọi hs đọc yc
KNS*: - Đảm nhận trách nhiệm công dân.
- Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào?
Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs thực hiện theo yc
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Tự điền vào phiếu
- Nối tiếp đọc tờ khai
- Nhận xét
- 1 hs đọc to trước lớp
- Suy nghĩ, trả lời: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ điều tra, xem xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. Nhận xét tuần qua :
Thực hiện nội quy
Vệ sinh phòng lớp , sân trường
Chăm sóc cây
Chuyên cần
II. Kế hoạch tuần tới :
Phân công làm vệ sinh
Chăm sóc cây
Thực hiện nội quy.
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS nắm vững từng bước thực hành chải răng đúng phương pháp để phoøng ngừa viêm nướu và sâu răng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Mô hình răng hàm - bàn chải răng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Kiểm tra bài cũ: Nguyên nhân bệnh viêm nướu - Cách dự phòng
GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài học và nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi.
Dạy bài mới :Giới thiệu bài :GV hỏi HS:
- Để làm sạch mảng bám trên răng, các em phải làm gì?
- Thế nào là chải răng đúng phương pháp ?
Hoạt động 1: Hướng dẫn thứ tự chải răng
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp ( 2 phút) và nêu thứ tự chải răng theo các bước đã học ở lớp 4.
-GV kết luận: Thứ tự chải răng:
-Hàm trên trước, hàm dưới sau.
-Từ trái sang phải
-Mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai:
+ 6 -10 lần ở mỗi đoạn răng ( 2-3 răng).
+ Động tác :
*Nghiêng 300 – 450 .
*Rung nhẹ tại chỗ.
*Di xuống (hay lên) mặt nhai(hay bờ cắn) của răng.
-HS trả lời : Phải chải răng đúng phương pháp.
-…chải răng đúng thứ tự.
- HS nhớ lại , thảo luận theo caëp.
- Đại diện HS trình bày .
- HS lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành chải răng
- GV gọi HSG thực hành làm mẫu theo thứ tự vừa nêu.
- GV thực hành làm mẫu vừa hướng dẫn HS.
Lưu ý HS khi chải các răng hàm ở trong, khó, phải đưa bàn chải đúng cách.
-GV tổ chức cho HS thực hành cá nhân tiếp nối theo tổ, mỗi tổ 1HS . GV nhận xét.
GV kết luận: Chải răng đúng thứ tự sẽ làm sạch mảng bám trên răng, giúp phoøng ngừa viêm nướu và sâu răng.
-HS lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lớp theo dõi
-HS thực hành cá nhân theo yêu cầu.
-HS lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ
Mẹ mua cho em bàn chải xinh
Cùng anh chị, em đánh răng một mình
Đánh mặt ngoài, rồi đánh mặt trong
Đánh hàm trên rồi đánh hàm dưới
Đánh mặt nhai lui tới vài lần
Em chải răng nên răng em trắng itnh
- GV yêu cầu HS thi đua đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét
-HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đua đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố –dặn dò: Cho HS làm phiếu học tập
-GV phát phiếu, cho 2 HS đại diện 2 nhóm làm trên bảng phụ (hoặc giấy khổ to ) để trình bày trước lớp.
ĐÁP ÁN: Câu 1)a, câu 2) ngoài, trong, nhai, câu 3)c, câu 4)d, câu 5) c
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài 4 Phương pháp chải răng.
-HS làm bài tập .
-Đại diện HS trình bày, HS lớp nhận xét, sửa
-HS làm bài tập
KT của tổ trưởng
Duyệt của BGH
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày……tháng 03 năm 2013
Tổ trưởng
……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày……tháng 03 năm 2013
P. Hiệu trưởng
File đính kèm:
- Tuan 30 CKTKNSGiam tai(1).doc