A. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng nhận thức được:
- Mỗi người có thể gặp khó khăn trong cuộc sống trong học tập.Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua
- Biết xác định khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục
- Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập
B. Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4
- Vở BTđạo đức
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4A1 buổi chiều Tuần Thứ 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ dùng dạy học
- GV: Mẫu một mảnh vải vạch dấu đường thẳng, đường cong. Bộ đồ dùng cắt may lớp 4.
- HS: Bộ đồ dùng kỹ thuật.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi Hs thực hiên xâu kim, vê nút chỉ.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu, yêu cầu h/s nhận xét.
Nhận xét bổ sung câu trả lời của h/s.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Vạch dấu trên vải:
- Đính mảnh vải lên bảng
- Nêu 1 số điểm cần lưu ý(SGV 19)
c)Hoạt động 3:Thực hành vạch dấu,cắt vải
- Hướng dẫn h/s quan sát hình 2a,b
- GV nhận xét, bổ xung
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
d)HS thực hành vạch dấu và cắt vải
- Kiểm tra dụng cụ học tập
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ h/s chậm.
e)Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức trưng bày sản phẩm của h/s
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá(SGV 20)
- GV nhận xét, xếp loại kết quả thực hành theo 2 mức: Hoàn thành, chưa hoàn thành.
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, kết quả thực hành. Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng tiết 4.
2 em thực hành xâu kim, vê nút chỉ.
Nghe giới thiệu
- Học sinh quan sát, nêu tác dụng của việc vạch dấu, cắt vải theo dấu.
2 h/s lên bảng vạch đường cong và đường thẳng.
HS quan sát hình SGK.
Nêu cách cắt vải
2 em thực hiện
HS tự kiểm tra theo bàn
Nghe
Thực hành vạch 2 dấu thẳng dài 15 cm, 2 dấu đường cong dài 15 cm.Sau đó cắt vải.
HS trưng bày sản phẩm theo tổ
Nghe
Tự xếp loại, nhận xét.
PĐHSY (toán)
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho các em các kiến thức về các hàng, các lớp.
- Cách đọc, viết các số.
- Giá trị của các chữ số trong một số.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ viết sẵn bảng số liệu.
- HS: Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc lại các lớp và các hàng trong lớp.
- Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Bài mới:
a) Hướng dẫn làm bài tập.
- Hướng dẫn cách xác định các hàng lớp cho HS.
- Gọi HS nêu lại cách đọc, viết các số.
- GV nhận xét, nhắc lại cho Hs.
- Gọi HS nhắc lại nhiều lần.
b) HS thực hành:
- Yêu cầu HS tự làm vào Vở bài tập.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
c) Chấm chữa bài
- GV chấm khoảng 10 bài.
- Gọi HS khá lên chữa bài tập 4.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận cách làm từng bài.
III. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương những bài làm tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
2-3 HS đọc.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe
Hs nêu.
Hs làm bài tập.
HS chú ý quan sát cách làm.
HS lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2011
Toán (Thực hành)
Luyện tập
A- Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho HS về số liền trước, số liền sau; Khái niệm dãy số tự nhiên
- Cách vẽ hình theo mẫu.
- Cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân; Giá trị của các chữ số trong một số.
B- Đồ dùng dạy- học:
C- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại khái niệm dãy số tự nhiên.
- Trong dãy số tự nhien số nào là số bé nhất? Có số nào lớn nhất không?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
II- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới:Hướng dẫn làm bài tập
a) Ôn lý thuyết
- Số liền sau và số liền trước hơn kém nhau máy đơn vị?
- Dấu hiệu để nhận ra dãy số tự nhiên là gì?
- Nêu cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân?
- Muốn xác định giá trị của một chữ số trong một số ta làm thế nào?
a) Thực hành
- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở bài tập.
- GV quan sát giúp đỡ Hs yếu
III.Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết tiết học
- Dặn Hs chuẩn bị bài sau
HS nêu
Số 0; không có số lớn nhất.
HS lắng nghe
Hơn kém nhau 1 đơn vị.
Bắt đàu bằng số 0 và kết thúc bằng dấu…
Ta phải xác định số đó thuộc hàng nào?
HS làm bài
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2011
Toán
A- Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố các kiến thức môn toán trong tuần cho các em.
- Giúp các em hoàn thành bài tập.
- Giúp các em tự làm một số bài tương tự
B- Đồ dùng dạy- học:
C- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập của HS.
- GV nhân xét sự chuẩn bị.
II- Dạy bài mới
1. Ôn lại kiến thức:
- GV củng cố cho Hs về các hàng, lớp( 3 lớp)
+ Cho HS phân tích kĩ các hàng lớp của một số.
+ Goi HS nhắc đi, nhắc lại nhiều lần.
- Tìm giá trị của một chữ số: Tìm giá trị của chữ số 5 trong các số:
257 698; 1 764 059…
- Dãy số tự nhiên
+ Cách phát hiện ra dãy số tự nhiên
+Số liền trước, số liền sau.
2. Giúp Hs hoàn thiện bài tập
- Hướng dẫn giải lại các bài các em còn nhiều sai xót.
- Giao một số bài toán tương tự cho Hs làm bài.
III.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự tiến bộ của các em
- Giao bài tập về nhà
Hs đưa đồ dùng ra kiểm tra.
3 lớp, mỗi lớp có 3 hàng.
Hs nhác lại.
50 000; 50…
HS lắng nghe, ghi nhớ.
HS nêu những bài còn vướng mắc. Chú ý cách làm
HS làm bai
HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tập làm văn (TH)
LUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A- Mục đích, yêu cầu:
1.Tiếp tục rèn kĩ năng nói: HS biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu, thương người.
2.Luyện kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng, kể được tiếp lời.
B- Đồ dùng dạy- học:
- Một số chuyện có nội dung về lòng nhân hậu
- Bảng lớp chép đề bài
- Bảng phụ, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Kiểm tra bài cũ
- 2 em luyện kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Gọi Hs nhân xét, bổ sung cho câu chuyện.
GV nhận xét
II- Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
2.Bài mới:Hướng dẫn kể chuyện
a)Hướng dẫn hiểu yêu cầu đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Treo bảng phụ
- GV giải thích về yêu cầu của đề bài.
b)Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa chuyện
- HS luyện kể theo cặp
- Thi kể chuyện
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể.
- GV nhận xét
III.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Biểu dương những học sinh kể tốt.
- Dặn học sinh về nhà sưu tầm thêm và đọc những câu chuyện có nội dung nói về lòng nhân hậu.
- Nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe
- Vài HS luyện kể
- Nhận xét và bổ sung
- HS đọc yêu cầu hướng dẫn
- Thực hành kể chuyện
- Nhận xét về cách kể chuyện
- Tìm hiểu về ý nghĩa của chuyện
- HS lắng nghe.
Sinh hoạt lớp tuần 3
A. Mục đích yêu cầu.
- Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Tổ chức trò chơi: Phấn khởi, hứng thú trong học tập
B. Các hoạt động chủ yếu
I. Ổn định tổ chức.
II. Nhận xét dánh giá
1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
a) Về đạo đức.
b) Về học tập.
c) Các hoạt dộng khác
3. Giáo viên nhận xét
a) Về đạo đức:
- Đa số các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè.
- Đi học đều, ra vào lớp ngay ngắn, khẩn trương… Tuy nhiên vẫn còn tình trạng nói tục, đánh bạn.
b) Về học tập:
- Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài chuẩn bị cho thi khảo sát CL đầu năm
- Tuy nhiên vẫn còn 1 số bạn vẫn chưa mang sách vở đầy đủ: Hùng, Lân
c) Các hoạt động khác.
III. Phương hướng tuần tới
Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp.
Tiếp tục tăng cường ôn tập để kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm
Chăm sóc, trồng thêm hoa
Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ.
HĐNGLL
LÀM ĐÈN ÔNG SAO
A. Mục tiêu:
- HS hiểu: Trong ngày tết Trung thu, đèn ông sao là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để trẻ em dự hội rước đèn.
- HS biết làm đèn ông sao
- Rèn luyện cho HS tính khéo léo và ý thức tôn trọng, giữ gìn các đồ chơi truyền thống
B. Đồ dùng dạy học:
- Một chiếc đèn ông sao làm mẫu
- Các nguyên liệu để làm đen ông sao: Thanh tre, dây thép nhỏ, giấy bóng kính(hoặc giấy màu), que làm cán, keo dán...
- Ảnh rước đèn ông sao đêm trung thu
C. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Các tổ trưởng kiểm tra sụ chuẩn bị của HS- báo cáo
- GV nhận xét
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. GV hướng dẫn HS làm đèn ông sao:
a. Làm khung đèn ông sao:
- Tùy theo kích thước to nhỏ của đèn, cắt 10 thanh tre cật dài bằng nhau
- Mỗi mặt của đèn là một ông sao năm cánh, cần làm 2 ông sao bằng nhau để khi buộc vào mới cân đối. Cách làm như sau:(GV vừa làm vừa HD cho HS)
+ Lấy 5 thanh tre, ở đầu thanh tre khía các rãnh nhỏ để có chỗ buộc dây thép
+ Xếp 5 thanh tre thành hình ngôi sao, đan lại với nhau thật cân đối
- Buộc 2 ngôi sao vào với nhau bằng dây thép nhỏ ở góc ngôi sao để tạo thành 2 mặt sao của đèn
- Cắt 4 khúc tre nhỏ bằng nhau làm thanh chống tạo độ dày cho đèn, một khục to bản hơn chống ở chỗ 2 đường chéo cắt nhau(phía đáy ngôi sao) để đặt nến
b. Dán đèn:
- Dùng giấy bóng kính màu(hoặc giấy màu) dán kín các mặt của hình ông sao.Lưu ý phải chừa 2 lỗ hổng hình tam giác ở mặt trên và mặt dưới để bỏ nến và luồn cán sao.
- Trang trí các đường viền ngôi sao bằng giấy màu nổi bật với màu ngôi sao
- Dùng 1 que làm cán đèn sao cho có thể xuyên qua 1 que nhỏ giữ cho cán không tuột khỏi đèn. Có thể buộc dây trên đỉnh đèn, treo các dây đó vào que để rước
- Uốn 1 thanh tre nhỏ, dài làm thành vòng tròn bao quanh ngôi sao. Cắt giấy nhiều màu sắc khác nhau thành tua nhỏ, dán bao quanh viền vòng tròn
- Thắp nến bên trong, ánh sáng phát ra làm đen sáng lung linh nhiều màu sắc
3. Hoàn thành- Trưng bày sản phẩm:
- Các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng quy định. dán tên vào cán đèn
- Chăng dây quanh lớp để treo những chiếc đèn đã làm xong theo khu vực tổ
- Chọn ra chiếc đèn đẹp nhất
- GV nhận xét, tuyên dương
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị một số dụng cụ cho tổng vệ sinh: chổi, giẻ lau, .... và các nguyên liệu trang trí lớp học: Cây xanh, tranh ảnh...vào tiết học tuần sau" Em làm vệ sinh và trang trí lớp học"
- Thực hiện
- Lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát
- Hoàn thành sản phẩm
- Bình chọn
- Lắng nghe
File đính kèm:
- tuan 3.doc