A. Mục tiêu
- Giúp Hs ôn luyện về chia hai số có tận cùng là các chữ số 0; chia cho số có hai chữ số.
- Áp dụng cách thực hiện 2 dạng toán trên để giải các bài toán có liên quan.
- Có ý thức trình bày bài sạch, đẹp, khoa học.
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Bài tập toán 4
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4A1 buổi chiều Tuần Thứ 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ ba ngày 05tháng 12 năm 2011
Thực hành Toán
A. Mục tiêu
- Giúp Hs ôn luyện về chia hai số có tận cùng là các chữ số 0; chia cho số có hai chữ số.
- Áp dụng cách thực hiện 2 dạng toán trên để giải các bài toán có liên quan.
- Có ý thức trình bày bài sạch, đẹp, khoa học.
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Bài tập toán 4
C. Hoạt động dạy học
I. Ôn về chia hai số có tận cùng là các chữ số 0; chia cho số có hai chữ số.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0; chia cho số có hai chữ số.
II. Thực hành:
- Hs làm bài trong VBT (10 ph)
- GV ra đề và hướng dẫn học sinh từng bài:
Bài 1: Tính:
350: 70 600 : 60
3500: 50 96000 : 600
Yêu cầu:
- Hs tính và nêu được cách cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ( HS Khá)
- Hs làm bài – nhận xét
Bài 2: Đặt tính rồi tính
216: 36 84 : 21 625: 25
Bài 3: Bài toán:
Để làm kế hoạch nhỏ giúp đỡ người nghèo, lớp 4a đã thu được 108 kg giấy vụn và 72 kg giấy báo cũ. Biết rằng lớp có 36 bạn. Hỏi trung bình mỗi bạn thu được bao nhiêu ki- lô- gam vừa giấy vụn và báo cũ?
- Hs vận dụng về chia cho số có hai chữ số, Giải toán về tìm TBC để giải.
- 1Hs làm trên bảng lớp - chữa bài
III. Củng cố.
- Nhận xét tiết học.
Toán
ÔN VỀ CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A. Mục tiêu:
- Giúp Hs ôn luyện về chia cho số có hai chữ số.
- Áp dụng cách thực hiện dạng toán trên để giải các bài toán có liên quan.
- Có ý thức trình bày bài sạch, đẹp, khoa học.
B. Đồ dùng dạy học:
- VBT,
C. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Hs làm bài trong VBT (10 ph)
- GV ra đề và hướng dẫn học sinh từng bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
408: 12 5704 : 46 45200: 53
Yêu cầu:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân,3 HS làm bảng.
? Nêu cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
Bài 2 Tìm X:
532 : x = 28
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.
Bài 3: Người ta đóng mì sợi vào các gói, mỗi gói có 75 g mì sợi. Hỏi với 3kg 500g mì sợi thì đóng được nhiều nhât là bao nhiêu gói mì như thế và còn thừa bao nhiêu gam mì sợi?
- HS đọc yêu cầu
- HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng.
III. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ CÂU HỎI
A. Mục tiêu
- Ôn về Dấu chấm hỏi và câu hỏi; tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn, xác định được câu hỏi trong đoạn văn.
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Vở thực hành Tiếng Việt 4
C. Hoạt động dạy học
I. Gv hệ thống lại phần lí thuyết về tính từ; tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn, xác định được câu hỏi trong đoạn văn.
II.Thực hành :
Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây :
Tết Trung thu, bố mẹ mua cho hai chị em rất nhiều quà.
Dòng sông Lam quê em nước xanh biêng biếc suốt bốn mùa.
Sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Những cánh diều mỗi lúc một bay lên cao trên nền trời xanh thẳm.
Ví dụ :
+ Bố mẹ mua cho hai chị em rất nhiều quà khi nào ?
+ Dòng sông Lam quê em như thế nào ?
+ Sáo đơn, sáo kép, sáo bè như thế nào ?
+ Cái gì mỗi lúc một bay lên cao trên nền trời xanh thẳm ?
Bài 2: Đặt câu hỏi với mỗi từ ngữ sau : ai ; bao nhiêu ; khi nào ; như thế nào.
Ví dụ:
+Mẹ ơi, ai đến tìm con vậy ?
+ Cô ơi, cái bút này giá bao nhiêu tiền ạ ?
+Khi nào thì tan học ?
+ Ý kiến bạn như thế nào ? Có hay không ?
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
Thứ năm ngày 07 tháng 12 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu
- Ôn về chia cho số có một chữ số, chia một số cho một tích.
- Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn liên quan đến chia cho số có một chữ số, chia một số cho một tích.
B. Đồ dùng dạy học
C. Hoạt động dạy học
I. Giới thiệu bài:
II. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Hs làm bài trong VBT (10 ph)
- GV ra đề và hướng dẫn học sinh từng bài:
Bài 1: Tính bằng hai cách:
(18 x 25): 6 (36 x 15) : 5
Yờu cầu:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân,2 HS làm bảng.
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
Bài 2 Tìm X:
42 : x + 36 : 6 = 6
90 :x – 48 : x = 3
- HS đọc yêu cầu.
? Vận dụng tính chất nào để tính?
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.
Bài 3 Hai đoàn xe ô tô chở dưa hấu ra thành phố, đoàn xe thữ nhất có 8 xe, mỗi xe chở 1260kg dưa hấu .Đoàn xe thứ hai có 5 xe, mỗi xe chở 1250kg dưa hấu. Hỏi trung bình mỗi xe chở bao nhiêu kg dưa hấu?
- HS đọc yêu cầu
- Nêu cách tìm số trung bình cộng của hai hay nhiều số?
- HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng.
III. Củng cố.
Tiếng Việt
ÔN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu
- Củng cố về bài văn miêu tả đồ vật.
- HS viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật.
- Có ý thức dùng từ ngữ giàu hình ảnh, chân thực và sáng tạo.
B. Đồ dùng dạy học
C. Hoạt động dạy học
I. KTBC: ?/ Thế mào là miêu tả?
II. Bài mới:
a, Giới thiệu nội dung ôn.
b, Hướng dẫn ôn.
* HĐ1:
Bài 1
- HS đọc bài văn.
- GV giới thiệu cái cối qua tranh minh hoạ.
- HS trả lời miệng 4 phần trong SGK.
- GV nhận xét, chốt nội dung đúng.
Bài 2
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS nêu miệng.
* HĐ2: Luyện tập:
- HS đọc nội dung và yêu cầu BT.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Yêu cầu HS viết thêm mở bài và kết bài vào vở.
- Gọi 1 số HS đọc bài viết. HS, GV nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò:
?/ Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
ÔN VỀ DẤU CHẤM HỎI VÀ CÂU HỎI
A. Mục tiêu
- Ôn về Dấu chấm hỏi và câu hỏi; tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn, xác định được câu hỏi trong đoạn văn.
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Vở thực hành Tiếng Việt 4
C. Hoạt động dạy học
I. Gv hệ thống lại phần lí thuyết về tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn, cách xác định câu hỏi trong đoạn văn.
II. Thực hành :
Bài 1 : Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây :
Có phải trời rét không ? (Có - không)
Trời rét ư ? ( ư )
Trời có rét không ? (Có - không)
Trời trở rét rồi à ? ( à)
Bài 2 : Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?
a- Bạn tham gia thi thả diều ở đâu ?
b- Tôi đâu có biết bạn tham gia thi thả diều ?
c- Liên nói mình không biết làm đèn ông sao ?
d- Bạn chưa đọc truyện ‘ Chú lính chì’ của An-đéc-xen thật ư ?
e- Tôi không biết bạn chưa đọc truyện « Chú lính chì » ?
(Các câu b,c,d không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi )
Bài 3: Các câu hỏi sau được dùng để làm gì?
a- Minh mải chơi, mẹ bảo Minh : « Con có lo mà học bài đi không » ? (Yêu cầu- đề nghị)
b- Mẹ tôi cầm bức vẽ, cười cười và nói với em tôi : « Đây là hoa hướng dương ư ? Sao mẹ thấy nó giống bông hoa cúc quá » ? (phủ định)
c- Ánh mắt em nhìn tôi như muốn nói: « Anh cho em mượn một cuốn truyện được không ?» (đề nghị)
d- Bà ta kêu lên: « Thế có khổ cho tôi không hở trời ?» (than vãn)
III. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học
File đính kèm:
- Tuan 15.doc