1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
Tính chất kết hợp của phép cộng
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức:
20 + 35 + 45; 75 + 25 + 50
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập
b) Thực hành làm bài tập:
56 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4A Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về yêu cầu của bà:
a) . . .Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”
b) . . . gọi là đào “ trường thọ” gọi là “trường thọ”,. . .đổi tên quả ấy là “
đoản thọ”
- Khi lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn.
- Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là 1 từ hay cụm từ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn : 06/10/2012
Ngày dạy : Thứ năm 11/10/2012 Chính tả.
Tiết : 8
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I- Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc (3) a / b.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Một số tờ phiếu viết khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b
- Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc 3b + một số mẫu giấy có thể gắn lên bảng để học sinh thi tìm từ.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp.
- Gv nhận xét.
II. Bài dạy mới:
1- Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục đích - yêu cầu cần đạt của tiết học.
2- Bài dạy:
a) Hướng dẫn hs nghe-viết:
- GV đọc toàn bài chính tả Trung thu độc lập
- Cho học sinh đọc thầm lại đoạn văn.
- Nhắc học sinh chú ý cách trình bày những từ ngữ dễ viết sai.Trong bài chính tả này có một số từ các em cố gắng chú ý cách phát âm của cô thật chính xác và cần viết đúng.
- Cho HS đọc các từ khó: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trườn, to lớn.
- Khi viết chính tả các em nhớ ghi tên bài vào giữa dòng. Khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô và chú ý ngồi viết đúng tư thế.
- Bây giờ các em gấp SGK lại, chúng ta bắt đầu viết chính tả.
- GV đọc chậm, rõ ràng, chính xác các từ ngữ khó và dễ nhầm lẫn để hs có thể phân biệt được.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 10-15 bài và cho từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS đọc thầm truyện vui hoặc đoạn văn và làm bài vào vở.
- Giáo viên phát riêng cho 3-4 học sinh
- Cho học sinh làm bài trên phiếu trình bày kết quả
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét về chính tả/ phát âm, kết luân lời giải đúng.
- Giáo viên hỏi 1 số học sinh về nội dung truyện vui hoặc đoạn văn
Bài tập 3:
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: thi tìm từ nhanh.
- Mời 3-4 học sinh tham gia, phát cho mỗi em 3 mẫu giấy, tính điểm theo các tiêu chuẩn: lời giải đúng/ sai, viết chính tả đúng/ sai, giải nhanh/ chậm.
III Củng cố – Dặn dò:
- Vừa rối chúng ta học bài gì?
- Em hãy nêu cho biết nội dung của bài.
- Về nhà viết lại những lỗi hay sai trong bài chính tả, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Các từ viết: Phong trào, trợ giúp, họp chợ, khai trương, sương gió, thịnh vượng,…
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc các từ khó: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trườn, to lớn.
- HS ghi nhớ.
- HS gấp SGK lại và chuẩn bị nghe GV đọc chính tả.
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Học sinh đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở.
- Học sinh đọc truyện vui Đánh dấu mạn thuyền hoặc Chú dế sau lò sưởi đã được điền hoàn chỉnh các tiếng còn thiếu
- Từng HS đọc kết quả.
- Cùng GV nhận xét về chính tả/ phát âm, kết luân lời giải đúng.
+ Đánh dấu mạn thuyền: Anh chàng ngốc đánh rơi chiếc kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò kiếm được, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì.
+ Chú dế sau lò sưởi: Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước thrở thành nhạc sĩ. Về sau, Mô-da trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở
- Học sinh chơi trò chơi: thi tìm từ nhanh.
- HS chơi trò chơi.
-Các từ có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi: rẻ - danh nhân - giường.
-Các từ có tiếng chứa vần iên hoặc iêng: điện thoại - nghiền - khiêng
- HS nêu.
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày dạy : Thứ sáu 12/10/2012
Ngày soạn : 06/10/2012
Ngày dạy : Thứ năm 11/10/2012 Khoa học
Tiết : 16
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
KNS : Tự nhận thức về chế độ ăn uống khi bị bệnh thông thường
Kĩ năng ứng xử khi bị bệnh
GDBVMT : -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK phóng to.
-Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô-rê-dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
-Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận.
-Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1. Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ?
2. Khi bị bệnh cần phải làm gì ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Hỏi: Em đã làm gì khi người thân bị ốm ?
-GV giới thiệu: Các em điều rất ngoan, biết yêu thương, giúp đỡ người thân khi bị ốm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường, đặc biệt là bệnh tiêu chảy mà chúng ta rất hay mắc phải.
* Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
Ø Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
ØCách tiến hành:
-GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo cho mỗi HS điều tham gia thảo luận.
1. Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ?
2. Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?
3. Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
4. Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ?
5. Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ?
-GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
-GV KL KNS : Các em đã biết chế độ ăn uống cho người bệnh. Nếu bị bệnh thông thường các em phải tự mình biết ăn uống cho mau bình phục.
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
Lớp mình cùng thực hành để chúng mình biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
* Hoạt động 2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy.
Ø Mục tiêu:
-Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy.
-HS biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
ØCách tiến hành:
-GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
-Yêu cầu HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị.
-Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn.
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
-GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát.
* Kết luận : Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
Ø Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
ØCách tiến hành:
-GV tiến hành cho HS thi đóng vai.
-Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
-Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai.
-GV gọi các nhóm lên thi diễn.
-GV nhận xét tuyên dương cho nhóm diễn tốt nhất.
GDBVMT :
-Các em đã tập làm bác sĩ, các em hãy cho biết người bệnh ngoài ăn cháo ( cơm ), uống ( thuốc ) ra còn cần gì nữa ?
-Không khí trong lành rất cần cho người bệnh. Muốn không khí trong lành các em phải làm gì ?
-Cần giữ môi trường xung quanh sạch sẽ thì người bệnh sẽ mau chóng bình phục.
3.Củng cố- dặn dò:
- GDHS có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
- HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa uqả, đậu nành.
2. Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.
3. Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.
4. Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS đọc.
-Tiến hành thực hành nhóm.
-Nhận đồ dùng học tập và thực hành.
-4 nhóm lên trình bày.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Tiến hành trò chơi.
-Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
-HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp.
-Người bệnh còn cần một chỗ yên tịnh, không khí trong lành.
-Cần dọn dẹp, lau chùi, tẩy uế xung quanh nơi người bệnh nằm.
- Người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Giao an 4 Tuan 8.docx