Giáo án Lớp 4A Tuần 6 Năm học 2006-2007

- Luyện đọc : Đọc đúng các từ và cụm từ khó trong bài; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt - nghỉ hơi đúng sau các dấu câu .Đọc với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông; đọc phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện.

- Hiểu : Nghĩa các từ : dằn vặt, nhập cuộc, hoảng hốt, nức nở

- Nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

-Học sinh thấy được mình cần phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc người thân; trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày; cần phải tìm cách sửa chữa những lỗi lầm mà mình mắc phải.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4A Tuần 6 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
************************* THỂ DỤC BÀI 12: ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỔI CHÂN KHI ĐI SAI NHỊP –TRÒ CHƠI “ NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH " I- MỤC TIÊU : -Cũng cố và nâng cao kĩ thuật : Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp, đứng lại . Yêu cầu đi đều không sai nhịp, đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp, không xô lệch hàng. Biết cách đổi chân khi đi sai nhịp . - Trò chơi “ Ném bóng trúng đích “.Yều cầu hoc sinh tập trung chú ý , phản xạ nhanh bình tĩnh, khéo léo, ném bóng chính xác vào đích . -Có thái độ và kỉ luật trong lúc tập luyện , tinh thần tự giác . II, ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIÊN : -Trên sân trường .Vệ sinh an toàn nơi tập .thoáng mát bằng phẳng , kẻ sân chơi, còi, 4-6 quả bóng và vật làm đích . -Hs : quần áo ,giầy dép gọn gàng . III , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : MỞ Đầu -Cán sự tập hợp lớp , giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giời học chấn chỉnh trang phục, đội ngũ luyện tập (1-2). 3/ Khởi động : Xoay các khớp, cổ chân cổ tay khớp gối hông vai . (1-2') -Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn rồi đi thường vung tay và hít thởi sâu .(2-3'). - Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh “ (1-2’) Cơ Bản Đội hình đội ngũ :12-14’. -Đi đều, vòng phải, vòng trái,đứng lại, đổi chân khi đi sai nhịp . - Giáo viên điều khiển lớp tập :(1-2'). -Chia tổ tập luyện (3-4' ): Tổ trưởng điều khiển – GV đi quan sát sửa sai cho từng học sinh . Gv cho lớp tập hợp lại . Từng tổ lên trình diễn .GV quan sát và nhận xét,tuyên dương tổ thực hiện tốt . Cả lớp thực hiện lại để củng cố (2-3') . Trò chơi : Ném bòng trúng đích “ .(8-10’). Giáo viên nêu tên trò chơi tập hợp học sinh theo đội hình chơi và giải thích lại cách chơi luật chơi . Sau đó cho một tổ chơi thử để cả lớp cùng quan sát . -Cả lớp chơi . GVquan sát nhận xét sử lí các tình huống xảy ra,tuyên dương những học sinh chơi nhiệt tình và không phạm quy … -Cho lơp thực hiện một số động tác thả lỏng : 1-2'. Cho cả lớp đứng hát một bài . - Trò chơi :" Diệt các con vật có hại "(1-2'). Kết Thúc -Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại giờ học .Đánh giá nhận xét . Giao bài tập về nha øthực hiện các nội dung vưà ôn , mỗi sáng 2-3'. ***************************** Ngày soạn : 12/10/2006 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 13/10/2006. Địa lí Tây Nguyên I.Mục tiêu : -Học sinh biết vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; một số đặc điểm của Tây Nguyên. -Dựa vào lược đồ, bảng số liệu để tìm ra kiến thức; xác định vị trí của các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. -Học sinh : Học bài và xem nội dung bài. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : Hát 2.Bài cũ : Trung du Bắc Bộ( Ngân , Thu , Vy) H:Mô tả vùng trung du Bắc Bộ? H:Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? H:Tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Tây Nguyên *Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng(15’) Giới thiệu : Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. -Yêu cầu hs quan sát lược đồ hình 1, đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ. -Yêu cầu hs đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam trên bản đồ hành chính Việt Nam và đọc tên tỉnh có các cao nguyên trên. =>Theo dõi, kết luận : Cao nguyên Kon Tum (Kon Tum), cao nguyên Plây Ku (Plây Ku), cao nguyên Đắk Lắk (Đắk Lắk), cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) -Yêu cầu hs đọc bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên và sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. -Giới thiệu về đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên : Đắk Lắk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên. =>Kết luận : Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau như cao nguyên Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh, …. *Hoạt động 2 : Tìm hiểu về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.(17’) Yêu cầu hs xác định vị trí thành phố Buôn Ma Thuột trên hình 1. -Yêu cầu hs dựa vào bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Ma Thuột trả lời câu hỏi : H : Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? (Mùa mưa : Các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10; mùa khô : các tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12) H : Khí hậu ở Buôn Ma Thuột có mấy mùa? Là những mùa nào? H : Nêu đặc điểm khí hậu của từng mùa? (Mùa mưa : có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xoá; mùa khô : trời nắng gay gắt, đất khô vụ bở) =>Kết luận : Ở Tây Nguyên khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học 5.Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài sau. *************************************** Toán Phép trừ I.Mục tiêu : -Củng cố cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ). -Rèn kĩ năng làm tính trừ. II.Chuẩn bị :-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy. -Học sinh : Xem nội dung bài. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : Hát 2.Bài cũ : Phép cộng ( 2 em lên làm bài 2 / 39 : Lung ,Thảo ) 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Phép trừ *Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức về cách thực hiện phép trừ. (12’) Giới thiệu phép trừ : 865279 - 450237 -Yêu cầu 1 hs nêu cách thực hiện và thực hiện trước lớp, hs dưới lớp theo dõi và nhận xét. -Giới thiệu phép trừ : 647253 - 285749 -Yêu cầu hs thực hiện vào bảng cá nhân, 1 hs thực hiện trên bảng lớp. H : Muốn thực hiện phép trừ hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào? =>Kết luận : Đặt tính (Viết số hàng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu trừ và kẻ gạch ngang) và tính (trừ theo thứ tự từ phải sang trái). *Hoạt động 2 : Luyện tập -Thực hành.( 24’) Bài 1/40 : Đặt tính rồi tính. -Yêu cầu hs làm bài vào bảng cá nhân. =>Theo dõi, nhận xét, sửa bài : Bài 2/40 : Tính -Yêu cầu hs làm bài vào vở => Sửa bài : Bài 3/40 : Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu đề -Hướng dẫn tóm tắt : Hà Nội 1315 km Nha Trang ? km TP.Hồ Chí Minh l l l 1730 km -Yêu cầu hs làm bài vào bảng nhóm, sửa bài Bài giải Độ dài quãng đường từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh là : 1730 – 1315 = 415 (km) Đáp số : 415 km Bài 4/40 : Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu đề -Hướng dẫn tóm tắt : 214800 cây Năm nay l l ? cây Năm ngoái l l 80600 cây -Yêu cầu hs làm bài vào vở, sửa bài Bài giải Số cây năm ngoái trồng được là : 214800 – 80600 = 134200 (cây) Số cây cả hai năm trồng được là : 214800 + 134200 = 349000 (cây) Đáp số : 349000 cây 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học 5.Dặn dò : Làm bài ở vở bài tập. Chuẩn bị bài sau. **************************************** Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh nắm được cốt truyện “Ba lưỡi rìu”, biết phát triển ý dưới mỗi tranh thành một bài văn kể chuyện. -Vận dụng kiến thức đã học để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. -Các em hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện “Ba lưỡi rìu” : Câu chuyện ca ngợi tính thật thà và lòng trung thực của chàng tiều phu. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ ghi câu trả lời của 5 tranh -Học sinh : Xem nội dung bài. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : Trật tự 2 .Bài cũ: 2 em đọc bài làm tiết trước cho cả lớp nghe: Ngân , Thu 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện *Hoạt động : Hướng dẫn hs làm bài tập.(33’) Bài 1/64 : Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu” -Yêu cầu hs đọc phần lời dưới tranh và giải nghĩa từ “tiều phu”. -Yêu cầu hs quan sát tranh trả lời câu hỏi : H : Truyện có mấy nhân vật? (Truyện có hai nhân vật : chàng tiều phu, cụ già) H : Nội dung truyện nói về điều gì? =>Kết luận : Chàng trai được ông tiên thử thách tính thật thà, lòng trung thực qua những lưỡi rìu. -Tổ chức cho hs thi kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu”. =>Theo dõi, nhận xét. Bài 2/64 : Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. -Hướng dẫn hs kể chuyện với tranh 1. +Yêu cầu hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo gợi ý : a.Các nhân vật làm gì? Các nhân vật nói gì? b.Ngoại hình nhân vật – Lưỡi rìu. +Yêu cầu 1 hs xây dựng đoạn văn =>Theo dõi, nhận xét. -Yêu cầu hs thực hiện quan sát, phát biểu ý kiến về từng tranh (2, 3, 4, 5, 6) theo câu hỏi =>Theo dõi, nhận xét. -Giới thiệu bảng gợi ý trả lời câu hỏi. -Yêu cầu hs thực hành xây dựng đoạn văn kể chuyện theo nhóm, liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh. -Yêu cầu đại diện nhóm thể hiện trước lớp nối tiếp theo đoạn và liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh =>Theo dõi, góp ý. 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học 5.Dặn dò : Viết lại câu chuyện vào vở bài tập. Chuẩn bị bài sau. *****************************************

File đính kèm:

  • docTUAN 6.doc
Giáo án liên quan