Giáo án Lớp 4A Tuần 3 Năm học 2006-2007

 - Luyện đọc :

 + Đọc đúng : Quách Tuấn Lương, lũ lụt, xả thân, tấm gương, quyên góp, Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 + Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của lá thư, diễn cảm của từng nhân vật trong nội dung bài, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 - Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

 + Hiểu và nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

 - Các em biết cảm thông, sẻ chia nỗi đau buồn với những người gặp chuyện không may, khó khăn, hoạn nạn,

 

doc39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4A Tuần 3 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số cụ thể. -Vận dụng kiến thức đã học sử dụng mười kí hiệu để viết số trong hệ thập phân, xác định giá trị của chữ số trong một số cụ thể. B.Chuẩn bị : -Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy. -Học sinh : Xem nội dung bài. C.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Dãy số tự nhiên. Gọi 3HS lên bảng làm bài tập Bài1: Viết 5 số tự nhiên: - Đều có 4 chữ số:1,0,5,2 :1520 ,1250, 1502, 1205. Bài 2:Viết mỗi số sau thành tổng . 50840 = 50 000+800+40 1 200 021=1 000 000+200 000+20+1 3.Bài mới :- Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức về đặc điểm của hệ thập phân 1/Ghi số 345456123, yêu cầu hs nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào. H : Mỗi hàng có thể viết được mấy chữ số? -Yêu cầu hs điền vào chỗ trống : 10 đơn vị = … chục => 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = … trăm 10 chục = 1 trăm 10 trăm = … nghìn 10 trăm = 1 nghìn H : Mười đơn vị ở một hàng hợp thành mấy đơn vị ở hàng trên liền nó? =>Kết luận : Ở mỗi hàng chỉ có thể viết một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền nó. 2/Yêu cầu HS viết các số : 123, 2306, 6589, 898547, 3654769. H : Để viết được các số ta sử dụng những chữ số nào? H : Muốn biết giá trị của một số ta cần biết gì? =>Kết luận : Với mười chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết mọi số tự nhiên. Giá trị của một số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Hoạt động 2 :Thực hành. - Yêu cầu HS đọc đề và làm bài 1,2,3/20 Bài 1: Viết theo mẫu. -Yêu cầu hs viết số vào nháp, đọc số và phân tích =>Sửa bài : Bài 2 : Viết mỗi số thành tổng. -Yêu cầu hs làm vào vở - Sửa bài Bài 3 : Ghi giá trị của chữ số 5 -Yêu cầu hs làm bài vào vở - Sửa bài, nhận xét. 4.Củng cố: - Chấm 1 số bài, nhận xét, nhấn mạnh những chỗ HS hay sai. - Nhận xét tiết học . 5. Dặn dò: - Làm bài thêm ở vở bài tập. Chuẩn bị bài sau. D.Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ******************************************* Khoa học Vai trò của Vi-Ta-Min, chất khoáng và chất xơ. SGK trang 14 – TGDK: 35 phút A. Mục tiêu : Giúp HS: - Kể tên các thức ăn cóchứa nhiều vi –ta –min, chất khoáng và chất xơ . + Biết được vai trò của thức ăn có chứa nhiều vi –ta –min, chất khoáng và chất xơ. - Xác định được nguồn gốc cuả nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, khoáng chất và chất xơ. - Các em ăn uống đủ chất dinh dưỡng và rèn luyện thân thể để có sức khoẻ tốt. B. Chuẩn bị : - GV: Hình trang 14, 15 SGK, Phiếu học tập, giấy khổ to . - HS : Có thể mang một số thúc ăn thật như :Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải. C. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : Chuyển tiết. 2. Bài cũ : “ Vai trò của chất đạm và chất béo” Gọi 3HS lên trả lời câu hỏi H: Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng ? H: Chất béo có vai trò gì? kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo? H:Thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc ở đâu? . 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. - GV chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm đều có giấy khổ to hoặc bảng phụ. - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi, quan sát. - Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá trên cơ sở so sánh với sản phẩm của nhóm bạn . - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc . - GV gợi ý HS hoàn thiện bảng dưới đây . Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước . * Mục tiêu :Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng , chất xơ và nước . * Cách tiến hành: - Cho HS Thảo luận về vai trò của vi-ta-min H: Kể tên một số loại vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó? - GV : HS có thể kể tên một số vi-ta-min (như :vi-ta-min A,B,C,D) H: Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể ? Kết luận : Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể (như chất đạm) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt dộng (như chất bột đường ). Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh. Ví dụ : Thiếu vi-ta-min A : mắc bệnh khô mắt, quáng gà. Thiếu vi-ta-min D : mắc bệnh còi xương ở trẻ. - Thiếu vi-ta-min C : mắc bệnh chảy máu chân răng,… Thiếu vi-ta-min B1: bị phù… - Cho HS Thảo luận về vai trò của chất khoáng. H: Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó? H: Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể? Kết luận : Một số chất khoáng như sắt caxi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị mắc bệnh. Ví dụ: Thiếu sắt gây thiếu máu. - Thiếu can xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn. Thiếu I-ốt sinh ra bướu cổ. - Cho HS Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước H: Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ? H: Hằng ngày chúnh ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước? Kết luận : Chất xơ không có giá tri dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được chất cặn bã ra ngoài. Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước. 4.Củng cố : - Gọi 1 HS nhắc lại kết luận. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Xem lại bài, học thuộc kết luận, chuẩn bị bài sau. D.Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. **************************************** Kĩ thuật Khâu thường (T1) SGK trang 11 – TGDK: 35 phút A. Mục tiêu: - HS biết cách cầm vải, kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc biệt mũi khâu, đướng khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được mũi khâu thường theo đường vạch dấu. + Rèn luyện tính kiên trì, khéo léo của đôi tay. - GDHS tính chính xác , thẫm mĩ. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu khâu thường bắng len trên bìa. - HS: Dụng cụ thực hành : vải, chỉ , kim, kéo, thước, bút chì. C. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chuyển tiết. 2. Bài cũ: “ Cắt theo đường vạch dấu” Gọi 2HS nêu lại thao tác. H: Nêu các thao tác cắt theo đường vạch dấu? H: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: - Giới thiệu bà Hoạt động1: Quan sát –Nhận xét: - Giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn. - GV cho HS quan sát mặt phải, mặt trái của mẫu khâu thường. H: Vậy, thế nào là khâu thường? - Chốt ý: Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở 2 mặt vải. Họat động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: a) GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản: - GV hướng dẫn HS cách cầm vải, cầm kim, lên kim khi khâu, cách lên kim và xuống kim. - HD HS quan sát hình 1 SGK để nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu. - GV nhận xét và HD theo SGK. - Cho HS quan sát H2a, H2b và nêu cách lên kim xuống kim khi khâu. Lưu ý: + Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ. Ngón cái ở trên để xuống, đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu. + Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu. + Chú ý giữ gìn an toàn khi thao tác để tránh kim đâm vào ngón tay hoặc vào bạn bên cạnh. - Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa HD. - GV kết luận nội dung 1. b) GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường: - GV hướng dẫn HS quan sát tranh các bước khâu thường. - HD HS quan sát H4 để nêu cách vạch dấu khâu thường. - GV nhận xét và HD HS vạch dấu đường khâu. - GV gọi HS đọc nội dung phần b, mục 2, kết hợp quan sát hình SGK và tranh để trả lời câu hỏi về cách khâu thường theo đường vạch dấu. - GV HD 2 lần thao tác kĩ thuật khâu thường. - Sau đó HD thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK. * GV lưu ý: + Khâu từ phải sang trái. + Trong khi khâu tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhịp nhàng với sự lên xuống của mũi kim. + Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu. Không rứt hoặc dùng răng cắn đứt chỉ. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/ 14 - Yêu cầu HS thực hành tập khâu mũi khâu thường trên giấy ô li. - GV theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng. 4. Củng cố: - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà thực hành. Chuẩn bị:” Tiết 2”. D.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docTUAN 3.doc
Giáo án liên quan